I – MỤC TIÊU:
- Nhận ra và nêu được vẻ đẹp của tranh chân dung.
- Nhận ra được đặc điểm hình dáng và sự cân đối của các bộ phận trên khuôn mặt người.
- Vẽ được chân dung của bản thân hoặc người mình yêu quý.
- Giới thiệu, nhận xét và nêu cảm nhận về sản phẩm của mình , của bạn.
II- PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
- Phương pháp: trực quan, luyện tập, thực hành.
Áp dụng quy trình vẽ biểu cảm.
- Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân.
III – ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN:
* Giáo viên:
- Hình minh họa phù hợp với nội dung chủ đề:
- Tranh vẽ chân dung .
* Học sinh:
- Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu SGK
III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
9 trang |
Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 08/07/2023 | Lượt xem: 193 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Khối 1 đến Khối 5 - Tuần 7 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thị Châu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 4: NHỮNG CON CÁ ĐÁNG YÊU
(3 tiết)
I. MỤC TIÊU
- Nhận ra và nêu được đặc điểm chung về hình dáng của cá.
- Biết vẽ con cá và sử dụng được các nét và màu sắc đã học để trang trí con cá theo ý thích.
- Giới thiệu, nhận xét và nêu cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:
Phương pháp: Sử dụng quy trình vẽ cùng nhau. Xây dựng cốt truyện.
Hình thức tổ chức: + Hoạt động nhóm
+ Hoạt động cá nhân
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN:
* Giáo viên: - Sách Mĩ thuật lớp 1.
- Hình ảnh minh họa phù hợp với chủ đề.
- Hình ảnh minh họa cách vẽ trang trí cá.
- Tranh ảnh về những loại cá khác nhau.
* Học sinh: - Sách Mĩ thuật lớp 1.
- Giấy vẽ, màu vẽ, keo dán , giấy màu, kéo, đất nặn.
IV. Các hoạt động dạy học:
TIẾT 1
HĐ CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
- Kiểm tra đồ dùng
Khởi động:
Cả lớp hát bài “Cá vàng bơi”
- Trong bài hát có con gì? Con cá đang làm gì?
GV Kết luận, giới thiệu, ghi bảng bài học với chủ đề “Những con cá đáng yêu”
- Tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm
* Quan sát H4.1 trong sách HMT lớp 1(Tr 16) thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi:
+ Cá sống ở đâu? Ngoài con cá ra em còn thấy những hình ảnh nào khác ở nơi con cá sống?
+ Con cá có những dạng hình gì? Có những bộ phận nào?
+ Màu sắc trên thân của cá như thế nào?
+ Trên thân con cá em có nhận thấy những đường nét trang trí không? Em hãy kể tên các đường nét mà em quan sát được?
Hết thời gian thảo luận:
GVKL:
+ Cá có các bộ phận như: đầu, thân, đuôi, vây
+ Cá có nhiều hình dạng và màu sắc khác nhau
+ Nhiều loài cá có các đường nét dọc, ngang, lượn sóng hoặc chấm tròn trên than với nhiều màu sắc sặc sỡ.
* Quan sát H4.2 sách HMT(Tr17) thảo luận nhóm theo các câu hỏi:
+ Hình vẽ các con cá có giống nhau không? Giống ở điểm nào và khác ở điểm nào?
+ Em thấy các con cá được trang trí bằng những nét gì?
+ Hãy tìm và chỉ ra những nét màu đậm và nét màu nhạt, những nét to và nét nhỏ được vẽ trên các con cá?
+ Em sẽ sử dụng những nét và màu sắc như thế nào để trang trí con cá của mình?
Hết thời gian thảo luận:
GVKL:
+ Có thể vẽ cá với nhiều hình dạng và kích thước khác nhau: thân dài, thân ngắn, thân tròn, thân dẹt
+ Có thể dùng nhiều màu sắc, đường nét đậm, nhạt để tạo hình trang trí các con cá: nét cong, nét gấp khúc, chấm tròn
* Dặn dò:
- Nhắc nhở học sinh bảo quản, sắp xếp đồ dùng và sản phẩm để chuẩn bị cho tiết 2.
- HS hát.
- HS nêu.
- HS quan sát theo nhóm.
- Nhóm trưởng điều hành các thành viên thảo luận trả lời các câu hỏi
- Cá sống ở dưới nước, rong rêu, nước...
- Dài, tròn, tam giác,hình quả trứng
- Đầu, mình, đuôi, mắt, miệng, vây, vẩy
- Nhiều màu khác nhau.
- Có nhiều nét cong kết hợp với nét thẳng, nét nghiêng.
- Các nhóm lên trả lời phần thảo luận của nhóm, các nhóm khác bổ sung.
- Học sinh quan sát và thảo luận nhóm theo các câu hỏi
Các nhóm lên trả lời phần thảo luận của nhóm, các nhóm khác bổ sung.
- Học sinh lắng nghe
- HS thực hiện.
KHỐI 2:
BÀI 3: ĐÂY LÀ TÔI
( 2 Tiết)
I – MỤC TIÊU:
- Nhận ra và nêu được vẻ đẹp của tranh chân dung.
- Nhận ra được đặc điểm hình dáng và sự cân đối của các bộ phận trên khuôn mặt người.
- Vẽ được chân dung của bản thân hoặc người mình yêu quý.
- Giới thiệu, nhận xét và nêu cảm nhận về sản phẩm của mình , của bạn.
II- PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
- Phương pháp: trực quan, luyện tập, thực hành.
Áp dụng quy trình vẽ biểu cảm.
- Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân.
III – ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN:
* Giáo viên:
- Hình minh họa phù hợp với nội dung chủ đề:
- Tranh vẽ chân dung .
* Học sinh:
- Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu SGK
III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TIẾT 2:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Ổn định tổ chức:
Khởi động: (2P) GV cho HS hát.
Hoạt động 1- Tìm hiểu cách thực hiện bức tranh/ sản phẩm tạo hình : (5P)
- GV cho HS quan sát tranh vẽ chân dung đã được trang trí hoàn chỉnh đặt câu hỏi hướng dẫn cho các em biết cách vẽ đồng thời chỉ ra cho các em biết thêm cách xé dán chân dung mà các em thích bằng các chất liệu khác nhau.
- Hướng dẫn cho các em từ bài vẽ của tiết trước tiết này các em sẽ trang trí cho đẹp.
Hoạt động 2 – Thực hành sản phẩm (20P)
-GV cho HS thực hành bài cá nhân tiếp theo có thể vẽ thêm bằng chất liệu khác.
- GV nhắc HS sau khi vẽ hoặc xé dán xong có thể làm khung để trang trí cho đẹp
Quan sát và hướng dẫn HS để các em làm bài tốt hơn.
Hoạt động 3- Trưng bày, giới thiệu sản phẩm. (5P)
- GV yêu cầu HS trưng bày và giới thiệu về sản phẩm của mình.
- Hướng dẫn HS thuyết trình về sản phẩm của mình. Gợi ý các em tham gia đặt câu hỏi để cùng chia sẻ về bài vẽ.
+ Em thích bức tranh nào của các bạn trong lớp?
+ Bức chân dung nào vẽ giống người mẫu nhất?
+ Màu sắc có đẹp không?
Hoạt động 4: Hướng dẫn nhận xét, đánh giá sản phẩm: (3P)
- GV cùng HS nhận xét các bài vẽ đẹp và chưa đẹp, hoàn thành và chưa hoàn thành.
- GV khen ngợi, động viên HS.
* Tổng kết chủ đề: GV tổng kết lại chủ đề vừa học.
- Đánh giá tuyên dương HS tích cực, động viên khuyến khích các HS chưa hoàn thành bài.
* Dặn dò: GV nhận xét, đánh giá tiết học và dặn dò.
- HS hát
- HS quan sát và trả lời câu hỏi.
- HS làm bài
- HS trưng bày và giới thiệu sản phẩm .
- HS cùng nhận xét bài vẽ.
- HS lắng nghe
Khối 3:
Tuần 7
Bài 3. CON VẬT QUEN THUỘC.
( 2 tiết).
I.MỤC TIÊU:
Giúp HS nhận ra và nêu được hình dáng, màu sắc, hoạt động,.của một số con vật quen thuộc.
HS vẽ được con vật quen thuộc theo ý thích bằng nét và màu.
Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn.
II- PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
Phương pháp: Sử dụng quy trình vẽ cùng nhau. Xây dựng cốt truyện.
Hình thức tổ chức: + Hoạt động nhóm
+ Hoạt động cá nhân
III – ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN:
* Giáo viên:
- Hình minh họa phù hợp với nội dung chủ đề:
- Hình ảnh về các con vật quen thuộc
- Hình ảnh các con vật được vẽ, trang trí bằng nét và màu sắc.
- Hình minh họa hướng dẫn cách vẽ
* Học sinh:
- Sách Học Mĩ thuật lớp 3.
- Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu SGK
III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Tiết 1
Giáo viên
Học sinh
* Hoạt động 1:Tìm hiểu
- GV cho HS xem hình ảnh về các con vật quen thuộc.
- Cho HS thảo luận theo các gợi ý của GV:
+ Mỗi con vật có cấu tạo bên ngoài, hình dáng, màu sắc như thế nào?
+ Chúng gồm có những bộ phận nào?
+ Mỗi con vật có đặc điểm riêng gì?
+ Chúng thường sống ở đâu?
- Gọi đại diện một số nhóm trình bày.YC nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét, chốt ý
- GV cho HS quan sát hình. Kết hợp đặt một số câu hỏi để HS tìm hiểu cách vẽ và trang trí con vật:
+ Các con vật được vẽ như thế nào?
+ Đường nét và màu sắc trang trí ở mỗi sản phẩm như thế nào?
- GV nhận xét, cho HS đọc nội dung phần ghi nhớ.
*Hoạt động 2: Cách thực hiện
- GV cho HS vẽ nhanh vào khung ở SGK về con vật quen thuộc mà em yêu thích.
- Cho HS quan sát hình hướng dẫn cách tạo dáng và trang trí con vật ở Hình 3.3 và 3.4.
- GV giúp HS nhận ra các bước vẽ.
- GV vẽ trưc tiếp lên bảng và nhắc lại các bước vẽ.
- YC HS nhắc lại các bước vẽ ở phần ghi nhớ.
* Dặn dò: GV nhận xét, đánh giá tiết học và dặn dò.
- HS quan sát.
- HS thảo luận theo nhóm 2 để trả lời các câu hỏi.
- Đại diện nhóm trình bày. HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát hình 3.2 SGK.
- HS trả lời
- HS lắng nghe, đọc ghi nhớ.
- HS thực hiện vẽ con vật mà mình yêu thích. vào khung hoặc bảng con ( nếu quên mang sách)
- HS quan sát.
- HS nhắc lại các bước vẽ và đọc nội dung phần ghi nhớ.
- Lắng nghe, ghi nhớ
KHỐI : 4 Tuần 7
BÀI 3: NGÀY HỘI HÓA TRANG
(2 tiết)
I.MỤC TIÊU:
- Phân biệt và nêu được đặc điểm một số loại mặt nạ sân khấu chèo, tuồng, lễ hội dân gian Việt Nam và một vài lễ hội quốc tế.
- Biết cách tạo hình mặt nạ.
- Tạo hình được mặt nạ, mũ, con vật, nhân vật,.theo ý thích.
- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
II- PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
-Tạo hình từ vật tìm được, trình diễn, sắm vai.
- Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III – ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN:
* Giáo viên:
- Tranh ảnh minh họa phù hợp với nội dung chủ đề:
- Một số sản phẩm tạo hình hóa trang của HS
* Học sinh:
- Sách học Mĩ thuật lớp 4
- Hình minh họa các bước tạo hình mặt nạ hóa trang
- Màu vẽ, giấy vẽ, bìa, giấy màu ,kéo, hồ dán, dây.
- Đất nặn, các vật dễ tìm như khuy áo, hột, hạt, ruy băng,
III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Tiết 1
GV
HS
1. Khởi động: chơi trò chơi: “Tôi là ai”
*Hoạt động 1: Hướng dẫn Tìm hiểu:
- Hoạt động theo nhóm:
- Quan sát hình 3.1 để tìm hiểu mặt nạ về chất liệu, màu sắc, sử dụng trong dịp nào, hình dáng.
- Em thấy mặt nạ thường có những hình gì?
- Mặt nạ thường được sử dụng khi nào, ở đâu?
- Em thấy các trang trí màu sắc trên các mặt nạ như thế nào?
- Mặt nạ làm bằng chất liệu gì?
- GV nhận xét nêu tóm tắt.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện:
- Quan sát hình 3.2 cách tạo hình mặt nạ
? để làm mặt nạ mũ em cần chuẩn bị những vật liệu gì?
? Em sẽ thực hiện như thế nào để tạo ra mặt nạ mũ?
GV hướng dẫn (ghi nhớ sgk tr 19).
- GV hướng dẫn quan sát hinh 3.3
* Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành:
- Yêu cầu HS tạo một số sản phẩm theo nhóm
Dặn dò: Chuẩn bị đồ dùng tiết sau làm tiếp sản phẩm
- HS chơi
- HS quan sát hình 3.1 để trả lời:
- Mặt nạ hình con thú, chú hề.
- Sử dụng: trong các lễ hội, sân khấu
- Vẽ, cắt, buộc dây để đeo.
- HS nêu cách thể hiện (như phần ghi nhớ.)
- Màu sắc: đa dạng, phong phú.
- Chất liệu: giấy, nhựa, bìa
- HS nhận xét.
HS quan sát hình 3.3 để nhận ra cách tạo hình mặt nạ, mũ.
- Giấy, bìa, nhựa, bút chì, màu vẽ, keo dán...
- HS nêu cahs thực hiện.
- HS nêu lại ghi nhớ SGK.
- HS quan sát và tham khảo các hình mặt nạ để có thêm ý tưởng thực hiện sản phẩm.
- HS thực hành theo nhóm.
Khối 5:
BÀI 3: ÂM NHẠC VÀ MÀU SẮC
(3 tiết)
I . MỤC TIÊU
- Nghe và vận động được theo giai điệu của âm nhạc; chuyển được âm thanh và giai điệu thành những đường nét và màu sắc biểu cảm trên giấy.
- Biết, hiểu đường nét và màu sắc trong bức tranh vẽ theo nhạc từ các đường nét, màu sắc có thể cảm nhận được và tưởng tượng được hình ảnh.
- Phát triển trí tưởng tượng về hình ảnh và kết hợp với chữ viết để tạo thành sản phẩm mĩ thuật mới.
- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm nhóm mình, nhóm bạn.
II. PHUƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:
- Phương pháp: Vận dụng quy trình vẽ theo âm nhạc.
- Hình thức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
II. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN:
* GV chuẩn bị:
- Sách học Mĩ thuật 5.
- Hình ảnh bìa sách, bưu thiếp, bìa lịchtrong sách
* Học sinh chuẩn bị.
- Sách học Mĩ thuật lớp 5.
- Giấy vẽ, giấy màu, màu vẽ, keo gián, màu...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC - CHỦ YẾU:
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Khởi động: ( 2P)
- Cho HS hoàn thành bài chưa xong ở tiết 1.
Hoạt động 1. Tìm hiểu cách thực hiện sản phẩm của nhóm( 3P)
- GV cho HS quan sát các sản phẩm tạo ra từ các mảng màu : Như bưu thiếp, bìa sách, tranh.
Và đặt câu hỏi?
+ Từ các mảng màu trên có thể tạo ra được những sản phẩm nào?
+ Các phẩm này giống nhau hay khác nhau?
+ Các em thấy những sản phẩm này có đẹp không?
+ Phần chữ được viết to hay nhỏ?
- GV hướng dẫn thêm cho các em biết cách làm bài theo nhóm.
+ Phần chữ phải phù hợp với hình ảnh mà các em tưởng tượng được từ bức tranh vẽ theo nhạc.
+ Sắp xếp cân đối, hài hòa.
Hoạt động 2. Thực hành sản phẩm nhóm
( 20 P)
- GV cho HS làm bài theo nhóm.
- Từ các bài vẽ màu hôm trước các nhóm sẽ tạo ra các sản phẩm khác nhau.
- Lựa chọn hình đã cắt rời từ bức tranh vẽ theo nhạc sau đó thêm các đường nét và màu sắc để trang trí vào sản phẩm như: Bưu thiếp, bìa sách
- GV quan sát hướng dẫn thêm cho HS.
Hoạt động 3. Trưng bày giới thiệu sản phẩm
( 5P)
- Yêu cầu các nhóm trưng bày bài lên bảng và giới thiệu, chia sẻ về sản phẩm của nhóm mình.
Hoạt động 4. Hướng dẫn nhận xét, đánh giá tác phẩm ( 5P)
GV và HS nhận xét các sản phẩm hoàn thành và chưa hoàn thành, khuyến khích động viên HS có sản phẩm đẹp.
* Dặn dò HS chuẩn bị tiết sau.
- Học sinh hát
- HS trình bày cách thực hiện
- HS trả lời câu hỏi
- HS lắng nghe.
- HS nghe hướng dẫn và làm bài theo nhóm
- Các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm mình.
- Cá nhân/ đại diện nhóm cùng nhận xét.
File đính kèm:
- giao_an_mi_thuat_khoi_1_den_khoi_5_tuan_7_nam_hoc_2017_2018.doc