A. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: - Nắm được giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn, cách thay thế thực phẩm trong cùng nhóm, để đảm bảo đủ chất, ngon miệng và cân bằng dinh dưỡng.
- Vai trò của các chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày.
2. Kỹ năng: Biết cách thay đổi các món ăn có đủ chất dinh dưỡng.
3. Thái độ: Giáo dục HS biết cách ăn uống đủ chất, rẻ tiền phù hợp với kinh tế gia đình.
4. Tích hợp: GD hs bảo vệ MT thiên nhiên để có chất dinh dưỡng nuôi sống con người.
B. CHUẨN BỊ: Một số rau, quả, đậu, củ, trứng.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1/ Ổn định tổ chức :Kiểm tra sĩ số HS.vắng.
2/ Kiểm ta bài cũ :
Em hãy cho biết chức năng của chất béo ?
- Cung cấp năng lượng tích luỹ dưới da ở dạng một lớp mỡ và giúp cơ thể chuyển hoá một số vitamin cho cơ thể.
Kể tên các chất dinh dưỡng chính trong các thức ăn sau :
- Đạm: Thịt lợn -Bơ, lạc, béo.
- Khoai, bánh, kẹo, (đường bột )
61 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 402 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Công nghệ Lớp 6 - Chương trình học kì 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOÏC KÌ II
Ngày soạn : 25/12/2011
Ngày giảng: 29/12/2011
Tiết 37
CHÖÔNG III: NAÁU AÊN TRONG GIA ÑÌNH
BAØI 15: CÔ SÔÛ CUÛA AÊN UOÁNG HÔÏP LYÙ
A-MỤC TIÊU:
1. Kiến thức :- Khái niệm về ăn uống hợp lí.
-Vai trò của chất dinh dưỡng trong bữa ăn thường ngày.
- Giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn
- Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
2. Kỹ năng : Biết được các chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể.
3. Thái độ :Giáo dục HS : Biết cách bảo vệ cơ thể bằng cách ăn uống đủ chất dinh dưỡng
4. Tích hợp: GD hs bảo vệ MT thiên nhiên để có chất dinh dưỡng nuôi sống con người.
B-CHUẨN BỊ : - HS : Bánh mì, các loại đậu, gạo, bắp.
C-TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1/ Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số ...........vắng..............................
2/ Kiểm ta bài cũ : Không
3/ Giảng bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
+ Tại sao chúng ta phải ăn uống ?
+ Gọi HS quan sát hình 3.1 trang 67 SGK và rút ra nhận xét.
+ Trong thiên nhiên, thức ăn là những hợp chất phức tạp bao gồn nhiều chất dinh dưỡng kết hợp lại.
+ Nêu tên các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người?
+ HS trả lời. - Có 5 chất dinh dưỡng chính
* GV cho HS quan sát hình 3.(2+3) SGK đọc TT và trả lời câu hỏi
? Cho biết nguồn cung cấp,chức năng của
chất đam ?
GV : Con người từ lúc mới sinh đến khi lớn lên sẽ có sự thay đổi rỏ rệt về thể chất (kích thước, chiều cao, cân nặng ) và về trí tuệ. Do đó chất đạm được xem là chất dinh dưỡng quan trọng nhất để cấu thành cơ thể và giúp cho cơ thể phát triển tốt.
* Tóc bị rụng, tóc khác mọc lên, răng sữa ở trẻ em thay bằng răng trưởng thành. Bị đứt tay, bị thương sẽ được lành sau một thời gian.
* GV cho HS quan sát hình 3.4 trang 68 SGK và nêu lên nguồn cung cấp đường bột.
* Quan sát hình 3.5 trang 68 SGK
+ HS quan sát nhận xét.
+ Nếu thiếu chất đường bột cơ thể ốm, yếu, đói, dễ bị mệt.
* Quan sát hình 3.6 trang 69 SGK
+ Hãy kể tên các loại thực phẩm và sản phẩm chế bíến cung cấp chất béo ?.
+ Chức năng của chất béo ? Nếu cơ thể thiếu chất béo sẽ ra sao ?
@. Tích hợp:Vì sao cần bảo vệ thiên nhiên để có các chất dinh dưỡng nuôi sống con người?
+ Biết được chức năng của chất dinh dưỡng. Về nhà HS có thể vận dụng để có chế độ ăn uống hợp lý, phù hợp với từng cá nhân trong gia đình
- Ăn uống để sống và làm việc, đồng thời cũng có chất bổ dưỡng nuôi cơ thể khoẻ mạnh, phát triển tốt.
I. Vai trò của chất dinh dưỡng.
1. Chất đạm (protêin ) :
a. Nguồn cung cấp :
- Đạm động vật : Thịt, cá, trứng, sữa.
- Đạm thực vật : Đậu nành và các loại hạt đậu.
b. Chức năng chất dinh dưỡng :
- Chất đạm giúp cơ thể phát triển tốt, góp phần xây dựng và tu bổ các tế bào, tăng khả năng đề kháng đồng thời cung cấp năng lượng cho cơ thể.
2. Chất đường bột ( Gluxit ) :
a. Nguồn cung cấp :
+ Tinh bột là thành phần chính, ngũ cốc các sản phẩm của ngũ cốc ( bột, bánh mì, các loại củ).
+ Đường là thành phần chính : các loại trái cây tươi hoặc khô, mật ong, sữa, mía, kẹo.
b. Chức năng dinh dưỡng :
- Cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể.
- Chuyển hoá thành các chất dinh dưỡng khác.
3. Chất béo ( Lipit ) :
a. Nguồn cung cấp :
+ Chất béo động vật: Mỡ đv, bơ, sữa.
+ Chất béo thực vật : Dầu ăn ( dầu lạc, vừng, dừa . . .)
b. Chức năng dinh dưỡng :
- Cung cấp năng lượng tích trữ dưới da ở dạng một lớp mỡ và giúp bảo vệ cơ thể.
- Chuyển hoá một số vitamin cần thiết cho cơ thể.
4/ Củng cố và luyện tập :
1/ Kể tên các chất dinh dưỡng chính có trong các thức ăn sau
- Sữa, đậu nành, thịt gà (đạm)
- Gạo, đường bột, sữa.
2/ Nêu chức năng của chất đường bột?
- Cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể.
- Chuyển hoá thành các chất dinh dưỡng khác.
5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :
- Về nhà học thuộc bài.
- Chuẩn bị tiếp bài cơ sở ăn uống hợp lý.
Nhật khí giảng dạy
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn : 2/1/2012
Ngày giảng: 6c: /1/2012
Tieát 38
BAØI 15: CÔ SÔÛ CUÛA AÊN UOÁNG HÔÏP LYÙ (TT)
A. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: - Nắm được giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn, cách thay thế thực phẩm trong cùng nhóm, để đảm bảo đủ chất, ngon miệng và cân bằng dinh dưỡng.
- Vai trò của các chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày.
2. Kỹ năng: Biết cách thay đổi các món ăn có đủ chất dinh dưỡng.
3. Thái độ: Giáo dục HS biết cách ăn uống đủ chất, rẻ tiền phù hợp với kinh tế gia đình.
4. Tích hợp: GD hs bảo vệ MT thiên nhiên để có chất dinh dưỡng nuôi sống con người.
B. CHUẨN BỊ: Một số rau, quả, đậu, củ, trứng.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1/ Ổn định tổ chức :Kiểm tra sĩ số HS...............vắng....................................
2/ Kiểm ta bài cũ :
Em hãy cho biết chức năng của chất béo ?
- Cung cấp năng lượng tích luỹ dưới da ở dạng một lớp mỡ và giúp cơ thể chuyển hoá một số vitamin cho cơ thể.
Kể tên các chất dinh dưỡng chính trong các thức ăn sau :
- Đạm: Thịt lợn -Bơ, lạc, béo.
- Khoai, bánh, kẹo, (đường bột )
3/ Giảng bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Em hãy kể tên các loại sinh tố mà em biết?
* GV cho HS quan sát hình 3.7 SGK.
* Quan sát hình 3.7 trang 69 SGK nhắc lại chức năng chính của sinh tố A, B, C, D.
* Nếu thiếu các sinh tố cơ thể mắc một số bệnh gì?
+ Kể tên những chất khoáng mà em biết ?
Can xi, phốt pho, Iốt, sắt.
* GV cho HS xem hình 3.8 SGK
+ Nếu thiếu canxi và phốt pho cơ thể sẽ phát triển như thế nào?
+ Nước có vai trò gì đối với cơ thể?
+ Chất xơ có trong những loại thực phẩm nào? Vai trò của chất xơ
* Tóm lại : Mỗi loại chất dinh dưỡng có những đặc tính và chức năng khác nhau, sự phối hợp các chất dinh dưỡng sẽ
- Tạo ra các tế bào mới để cơ thể phát triển, cung cấp năng lượng để hoạt động, lao động.
- Bổ sung những hao hụt mất mát hàng ngày.
- Điều hoà mọi hoạt động sinh lý. Như vậy, ăn đầy đủ các thức ăn cần thiết và uống nhiều nước mỗi ngày chúng ta sẽ có sức khoẻ tốt.
@. Tích hợp:Vì sao cần bảo vệ thiên nhiên để có các chất dinh dưỡng nuôi sống con người?
* GV cho HS xem hình 3.9 trang 71 SGK.
+ Có mấy nhóm thức ăn? 4 nhóm
+ Tên thực phẩm của mỗi nhóm ?
- Nhóm giàu chất đạm, đường bột, chất béo, khoáng và vitamin.
Ý nghĩa việc phân chia các nhóm thức ăn nhằm mục đích gì ?
+ Tại sao phải thay thế thức ăn? Cho đỡ nhàm chán, hợp khẩu vị đảm bảo ngon miệng.
+ Cách thay thế thức ăn như thế nào cho phù hợp ?
* Cho HS liên hệ từ thực tế của các bữa ăn gia đình
4. Sinh tố: (vitamin)
a. Nguồn cung cấp :
- Các sinh tố chủ yếu có trong rau, quả tươi. Ngoài ra còn có trong gan, tim, dầu cá, cám gạo.
b. Chức năng dinh dưỡng :
Sinh tố giúp hệ thần kinh, hệ tiêu hoá, hệ tuần hoàn, xương da hoạt động bình thường tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
5. Chất khoáng :
a. Nguồn cung cấp :
- Có trong cá, tôm, rong biển, gan, trứng, sữa, đậu, rau.
b. Chức năng dinh dưỡng :
- Giúp cho sự phát triển của xương, hoạt động của cơ bắp, tổ chức hệ thần kinh, cấu tạo hồng cầu và sự chuyển hoá của cơ thể.
6. Nước :
Nước có vai trò quan trọng đối với đời sống con người.
7. Chất xơ :
Chất xơ cũng là thành phần chủ yếu trong bữa ăn mặc dù không phải là chất dinh dưỡng.
II. Giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn.
1. Phân nhóm thức ăn
a. Cơ sở khoa học
b. Ý nghĩa :
Việc phân chia các nhóm thức ăn giúp cho người tổ chức bửa ăn mua đủ các loại thực phẩm cần thiết và thay đổi thức ăn cho đở nhàm chán, hợp khẩu vị, hợp thời tiết mà vẩn đảm bảo cân bằng dinh dưỡng.
2. Cách thay thế thức ăn lẫn nhau
Để thành phần và giá trị dinh dưỡng của khẩu phần không bị thay đổi cần thay thế thức ăn trong cùng một nhóm.
4/ Củng cố và luyện tập : Mục đích của việc phân nhóm thức ăn là gì ?
- Thức ăn được phân chia thành mấy nhóm? Kể tên các nhóm đó?
5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :
- Về nhà học bài, làm bài tập 1, 2, 3, 4, 5 trang 75 SGK.
Nhật khí giảng dạy
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngaøy soaïn: 4/01/2012
Tieát 39
Ngày giảng 6c: /01/2012
BAØI 15: CÔ SÔÛ CUÛA AÊN UOÁNG HÔÏP LYÙ (TT)
A-MỤC TIÊU:
1. Kiến thức :- Khái niệm về ăn uống hợp lí.
-Vai trò của chất dinh dưỡng trong bữa ăn thường ngày.
- Giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn
- Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
2. Kỹ năng : Biết được các chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể.Làm được những món ăn có đủ chất dinh dưỡng
3. Thái độ :Giáo dục HS : Biết cách bảo vệ cơ thể bằng cách ăn uống đủ chất dinh dưỡng rẻ tiền phù hợp với kinh tế gia đình.
4. Tích hợp: GD hs bảo vệ MT thiên nhiên để có chất dinh dưỡng nuôi sống con người.
B-CHUẨN BỊ : - HS : Bánh mì, các loại đậu, gạo, bắp.
C-TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1/ Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số ...........vắng..............................
2/ Kiểm ta bài cũ :
- Trình bày cách thay thế thức ăn để có bữa ăn hợp lý?
Để thành phần và giá trị dinh dưỡng của khẩu phần không bị thay đổi cần thay thế thức ăn trong cùng một nhóm.
- Thức ăn được phân làm mấy nhóm? Kể tên các nhóm đó?
4 nhóm (Nhóm giàu chất đạm, chất đường bột, chất béo, chất khoáng và vitamin)
3/ Giảng bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Cho HS xem hình 3.11 trang 72 SGK.
+ Em có nhận xét gì về thể trạng của cậu bé. Em bé mắc bệnh gì và do nguyên nhân nào gây nên ?
+ HS quan sát nhận xét.
+ Thiếu chất đạm trầm trọng ảnh hưởng như thế nào đối với trẻ em ?
+ Nếu ăn thừa chất đạm sẽ có tác hại như thế nào ?
+ HS trả lời.
* GV hướng dẫn HS xem hình 3.12 trang 73 SGK nhận xét.
+ Em sẽ khuyên cậu bé đó như thế nào để gầy bớt đi ?
+ HS quan sát nhận xét.
* Cho HS thảo luận à kết luận.
+ Ăn thiếu chất đường bột như thế nào ?
+ Em hãy cho biết thức ăn nào có thể làm răng dễ bị sâu? Đường
+ Ăn quá nhiều chất béo thì cơ thể như thế nào?
Sẽ bị hiện tượng gì?
+ Ăn thiếu chất béo cơ thể như thế nào?
+ HS trả lời
* GV hướng dẫn HS quan sát hình 3.13a trang 73 và 3.13b trang 74 SGK phân tích và hiểu thêm về lượng dinh dưỡng cần thiết cho HS mỗi ngày và tháp dinh dưỡng cân đối trung bình cho một người trong một tháng.
@. Tích hợp: Qua bài học em hãy cho biết nguồn cung cấp thực phẩm, nước cho con người?
Chúng ta phải làm gì để có được nguồn nước, nguồn thực phẩm sạch để sử dụng?
HS: Bảo vệ thiên nhiên, môi trường...
III. Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể
1. Chất đạm :
a. Thiếu chất đạm trầm trọng:
Trẻ em bị suy dinh dưỡng làm cho cơ thể phát triển chậm lại hoặc ngừng phát triển. Ngoài ra trẻ em còn dễ bị mắc bệnh nhiễm khuẩn và trí tuệ kém phát triển.
b. Thừa chất đạm.
Cơ thể gây nên bệnh béo phì, bệnh huyết áp, bệnh tim mạch . .
2. Chất đường bột.
Ăn quá nhiều chất đường bột sẽ làm tăng trọng cơ thể và gây béo phì.
+ Thiếu chất đường bột sẽ bị đói, mệt, cơ thể ốm yếu.
3. Chất béo
- Thừa chất béo làm cơ thể béo phệ, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.
- Thiếu chất béo sẽ thiếu năng lượng và vitamin, cơ thể ốm yếu dễ bị mệt, đói.
* Tóm lại: Muốn đầy đủ chất dinh dưỡng, cần phải kết hợp nhiều loại thức ăn khác nhau trong bữa ăn hàng ngày.
- Cần lưu ý chọn đủ thức ăn của các nhóm để kết hợp thành một bữa ăn hoàn chỉnh, yếu tố này gọi là cân bằng các chất dinh dưỡng trong bữa ăn.
4/ Củng cố và luyện tập:
- Đọc phần ghi nhớ.
- Đọc phần có thể em chưa biết.
Ăn quá nhiều chất đường bột cơ thể sẽ như thế nào? Sẽ làm tăng trọng và gây béo phì.
Ăn thiếu chất béo cơ thể sẽ như thế nào? Thiếu năng lượng và vitamin, cơ thể ốm yếu dễ bị mệt, đói.
5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :
- Về nhà học thuộc bài, học thuộc phần ghi nhớ.
- Chuẩn bị bài mới vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nhật khí giảng dạy
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
Ngaøy soaïn: 02/01/2012
Ngày giảng 6c: 09/01/2012
Tieát 40
BAØI 16: VEÄ SINH AN TOAØN THÖÏC PHAÅM
A-MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: HS nắm được khái niệm về an toàn vệ sinh thực phẩm
- ĐN về nhiễm trùng và nhiễm độc thực phẩm. Sự ảnh hưởng của MT đối với vk gây nhiễm trùng, nhiễm độc tp
- Định nghĩa về an toan thực phẩm. An toàn thực phẩm khi mua sắm, chế biến, bảo quản
- Biết được các biện pháp giữ gìn vệ sinh ATTP và cách lựa chọn TP phù hợp
2. Kỹ năng : Rèn kĩ năng quan sát nhận biết. Áp dụng lí thuyết đã học vào thực tế sinh hoạt gia đình.
3. Thái độ :Giáo dục HS : Biết cách bảo vệ cơ thể bằng cách ăn uống đủ chất dinh dưỡng an toàn nhằm bảo vệ sức khoẻ cho các thành viên. .
4. Tích hợp: GD hs sử dụng thực phẩm an toàn, có thái độ phê phán những hành vi gây mất an toàn TP.
B-CHUẨN BỊ : Tranh vẽ lớn các hình 3.14, 3.15 trang 77 SGK.
C-TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1/ Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số ...........vắng..............................
2/ Kiểm ta bài cũ :
- Thiếu chất đường bột cơ thể sẽ như thế nào ?
Sẽ bị đói mệt, cơ thể ốm yếu.
- Thừa chất đạm cơ thể sẽ như thế nào ?
Có thể gây nên bệnh béo phì, bệnh huyết áp, bệnh tim mạch.
3/ Giảng bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Nhắc lại vai trò của thực phẩm đối với đời sống con người?.
+ Nếu thiếu vệ sinh hoặc thực phẩm bị nhiễm trùng như thế nào? Cũng có thể là nguồn gây bệnh dẫn đến tử vong.
+ HS trả lời.
+ Vệ sinh thực phẩm là gì ?
+ HS trả lời.
Giữ cho thực phẩm không bị nhiễm trùng, nhiễm độc gây ngộ độc thức ăn.
+ Thế nào là nhiễm trùng thực phẩm ?
+ Em hãy nêu vài loại thực phẩm dể bị hư hỏng. Tại sao ?
+ HS cho ví dụ.
Ví dụ: Cơm, thức ăn để lâu ngày.
Ví dụ : Hoa màu phun thuốc hoá học thu hoạch ngay.
+ Khi ăn phải một món ăn bị nhiễm trùng hoặc nhiễm độc như thế nào? Có thể dẫn đến ngộ độc thức ăn và bị rối loạn tiêu hoá sẽ gây ra những tác hại rất nguy hiểm cho người sử dụng.
* Cho HS quan sát hình 3.14+ 15 trang 77 SGK
+ Ở nhiệt độ nào thực phẩm được bảo quản an toàn?
@. Tích hợp.
Nêu những biện pháp phòng tránh nhiễm trùng thực phẩm tại nhà.
I. Vệ sinh thực phẩm
1. Thế nào là nhiễm trùng thực phẩm?
- Thực phẩm nếu không được bảo quản tốt thì sau thời gian ngắn chúng sẽ bị nhiễm trùng và phân hủy.
2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với vi khuẩn.
Từ 100o C đến 115o C nhiệt độ an toàn trong nấu nướng, vi khuẩn bị tiêu diệt.
Từ 50o C đến 100o C vi khuẩn không thể sinh nở nhưng cũng không chết hoàn toàn.
Trên 0o C đến dưới 50o C độ nguy hiểm vi khuẩn có thể sinh nở mau chóng.
Dưới 0o C đến dưới - 20o C nhiệt độ này vi khuẩn không thể sinh nở nhưng cũng không chết.
Biện pháp phòng và tránh nhiễm trùng thực phẩm tại nhà.
- Rửa tay sạch trước khi ăn, vệ sinh nhà bếp.
- Rửa kỹ thực phẩm, nấu chín thực phẩm.
- Đậy thức ăn cẩn thận, bảo quản thực phẩm chu đáo.
4/ Củng cố và luyện tập:
- Thế nào là nhiễm trùng thực phẩm ?
- Thực phẩm nếu không được bảo quản tốt thì sau thời gian ngắn chúng sẽ bị nhiễm trùng và phân hủy.
- Nhiệt độ nào nguy hiểm vi khuẩn có thể sinh nở mau chóng ?- Từ 0o C đến dưới 50o C.
5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :
- Về nhà học thuộc bài.
- Làm bài tập 1 trang 80 SGK.
- Chuẩn bị bài mới vệ sinh an toàn thực phẩm (tt)
Nhật khí giảng dạy
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
Ngaøy soaïn: 09/01/2011
Ngày giảng 6c: 12/01/2011
Tieát 41
BAØI 16: VEÄ SINH AN TOAØN THÖÏC PHAÅM(tt)
A-MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: HS nắm được : Nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn, các biện pháp bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và cách phòng tránh ngộ độc thức ăn.
- Định nghĩa về an toan thực phẩm. An toàn thực phẩm khi mua sắm, chế biến, bảo quản
- Biết được các biện pháp giữ gìn vệ sinh ATTP và cách lựa chọn TP phù hợp
2. Kỹ năng : Thực hiện việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm phòng tránh ngộ độc thức ăn tại gia đình.
3. Thái độ :GD HS bảo vệ cơ thể bằng lựa chọn TP an toàn.
4. Tích hợp: GD hs sử dụng thực phẩm an toàn, có thái độ phê phán những hành vi gây mất an toàn TP.
B-CHUẨN BỊ : Tranh vẽ lớn các hình 3.14, 3.15 trang 77 SGK.
C-TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1/ Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số ...........vắng..............................
2/ Kiểm ta bài cũ :
Nhiệt độ là bao nhiêu an toàn trong nấu nướng vi khuẩn bị tiêu diệt.
3/ Giảng bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* An toàn thực phẩm là gì ?
+ HS trả lời.
+ Vấn đề ngộ độc thức ăn hiện nay đang gia tăng trầm trọng.
+ HS cho ví dụ về ngộ độc thực phẩm tại địa phương.
* GV gọi HS đọc TT.QS h 3.15
+ Hãy kể tên những loại thực phẩm mà gia đình thường mua sắm?
+ Đối với thực phẩm tươi sống, đóng hộp đảm bảo ntn?
+ Trong gia đình thực phẩm thường được chế biến tại đâu? Nhà bếp
+ Cho biết nguồn phát sinh nhiễm độc thực phẩm? Mặt bàn, bếp, quần áo, giẻ lau, thớt thái, thịt, rau.
+ Vi khuẩn xâm nhập vào thức ăn bằng con đường nào? Trong quá trình chế biến.
+ Cần bảo quản như thế nào đối với các loại thực phẩm sau đây?
+ Thực phẩm đã chế biến.Thực phẩm đóng hộp. Thực phẩm khô
@. Tích hợp
- Em hãy nêu những việc, cách làm để sử dụng thực phẩm an toàn?
- Liên hệ với cuộc sống xung quanh để xem thái độ giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Tuyên truyền và ngăn chặn những hành vi gây mất an toàn thực phẩm.
+ Nhận xét những nguyên nhân gây nhiễm trùng và nhiễm độc thực phẩm
+ Các biện pháp phòng tránh nhiễm trùng và ngộ độc thức ăn.
+ Chọn thực phẩm như thế nào ?
+ Sử dụng nước như thế nào ?
* Khi có dấu hiệu bị ngộ độc thức ăn, tuỳ mức độ nặng nhẹ mà có biện pháp xử lý thích hợp.
- Nếu hiện tượng xãy ra nghiêm trọng, hoặc chưa rõ nguyên nhân, cần đưa ngay bệnh nhân và bệnh viện cấp cứu và chửa trị kịp thời.
II. An toàn thực phẩm
Là giữ cho thực phẩm khỏi bị nhiễm trùng, nhiễm độc và biến chất.
+ Thực phẩm luôn cần có mức độ an toàn cao, người sử dụng cần biết cách lựa chọn cũng như xử lý thực phẩm một cách đúng đắn, hợp vệ sinh.
1. An toàn thực phẩm khi mua sắm
+ Đối với thực phẩm tươi sống phải mua loại tươi hoặc được bảo quản ướp lạnh.
+ Đối với thực phẩm đóng hộp có bao bì phải chú ý đến hạn sử dụng
+ Tránh để lẫn lộn thực phẩm ăn sống với thực phẩm cần nấu chín.
2. An toàn thực phẩm khi chế biến và bảo quản.
+ Nếu thức ăn không được nấu chín hoặc bảo quản không chu đáo vi khuẩn có hại sẽ phát triển gây ra những chứng ngộ độc như tiêu chảy, ói mửa, mệt mỏi.
III. Biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm.
1. Nguyên nhân ngộ độc thức ăn.
- Ngộ độc do thức ăn nhiễm vi sinh vật và độc tố của nước.
- Do thức ăn bị biến chất.
- Do bản thân thức ăn có sẵn chất độc
- Do thức ăn bị ô nhiễm các chất độc hoá học.
2. Các biện pháp phòng tránh ngộ độc thức ăn.
a. Phòng tránh nhiễm trùng: A,B,C,D,E,F
b. Phòng tránh nhiễm độc.
- Không dùng thực phẩm có chất độc
- Không sử dụng thức ăn bị biến chất
- Không dùng đồ hộp đã quá hạn sử dụng, bị phồng.
4/ Củng cố và luyện tập :
Bài tập 2,3 trang 80 SGK
5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :
- Về nhà học thuộc bài, học thuộc phần ghi nhớ.Làm bài tập trang 80 SGK.
- Chuẩn bị: Bảo quản thịt, cá, rau, củ, quả, đậu hạt tươi, đậu hạt khô, gạo khi chuẩn bị chế biến.
Nhật khí giảng dạy
.....................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
Ngaøy soaïn: 09/01/2011
Ngày giảng 6c: 14/01/2011
Tieát 42
BAØI 17: BAÛO QUAÛN CHAÁT DINH DÖÔÕNG TRONG
CHEÁ BIEÁN MOÙN AÊN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Sau khi học xong bài HS hiểu được. Ý nghĩa và cách bảo quản chất dinh dưỡng khi chế biến món ăn.
- Hiểu được khái niệm quy trình thực hiện và yêu cầu kỹ thuật của các phương pháp chế biến thực phẩm
2. Kỹ năng: Thực hiện một số công việc hạn chế hao hụt chất dinh dưỡng của một số loại thực phẩm trong chế biến món ăn.
3. Thái độ: Giáo dục HS biết được cách bảo quản chất dinh dưỡng.
4. Tích hợp: GD cho HS Biết cách bảo quản chất dinh dưỡng tránh hao phí, giữ vệ sinh môi trường và an toàn trong chế biến thực phẩm.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tranh vẽ 3.17 trang 81, 3.18, 3.19 trang 82 SGK.
Một số rau củ, quả, một số hạt đậu các loại, bắp, gạo.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1/ Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số..........vắng............................................
2/ Kiểm tra bài cũ:
Câu 3 trang 80 SGK
3/ Giảng bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
+ Để đảm bảo tốt giá trị dinh dưỡng của thực phẩm chúng ta cần phải làm gì?
* Quan sát hình 3.17 trang 81 SGK
+ Các chất dinh dưỡng nào có trong thịt cá?
Chất đạm vitamin A, B, C, chất béo, khoáng, nước.
+ Biện pháp bảo quản các chất dinh dưỡng trong thịt, cá là gì?
* Quan sát hình 3-18 trang 82 SGK.
+ Kể tên các loại rau, củ, quả thường dùng?
+ Rau củ, quả trước khi chế biến và sử dụng phải qua những động tác gì? Gọt, rửa, cắt, thái.
+ Cách rửa, gọt, cắt, thái có ảnh hưởng gì đến giá trị dinh dưỡng? Sinh tố và chất khoáng dể bị tiêu huỷ nếu thực hiện không đúng cách, cần để nguyên trạng thái, rửa sạch trước khi cắt gọt.
* Quan sát hình 3-19 trang 82 SGK.
+ Nêu tên các loại đậu hạt, ngũ cốc thường dùng?
+ Biện pháp bảo quản chất dinh dưỡng thích hợp.
+ Đậu hạt khô như thế nào?
+ Gạo như thế nào?
+ HS trả lời.
@. Tích hợp:
- Chúng ta cần phải bảo quản chất dinh dưỡng trước và trong khi chế biến món ăn, tránh được sự hao phí các chất dinh dưỡng trong thực phẩm như thế nào?
HS: Trả lời.
+ Tại sao phải quan tâm bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến thức ăn?
+ Đun nấu lâu, rán lâu thực phẩm sẽ như thế nào?
- Những điều nào cần lưu ý khi chế biến món ăn.
+ ChoTP vào luộc hay nấu khi nước ntn?
+ Khuấy nhiều khi nấu sẽ ntn?
+ Hâm lại thức ăn nhiều lần sẽ ntn?
+ Khg nên dùng gạo ntn? và vo gạo ntn?
+ Nấu cơm chắt nước thì như thế nào?
+ HS trả lời. GV nhận xét
I. Bảo quản chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến.
1. Thịt, cá.
- Không ngâm rửa thịt, cá sau khi cắt, thái.
- Cần quan tâm bảo quản thực phẩm một cách chu đáo để góp phần làm tăng giá trị dinh dưỡng của thực phẩm.
- Không để ruồi, bọ bâu vào.
- Giữthịt, cá ở nhiệt độ thích hợp để sử dụng lâu dài.
2. Rau, củ, quả, đậu hạt tươi.
Rửa rau thật sạch chỉ nên cắt thái sau khi rửa và không để rau khô héo.
- Rau, củ, quả ăn sống nên gọt vỏ trước khi ăn.
3. Đậu hạt khô, gạo.
+ Đậu hạt khô bảo quản chu đáo nơi khô ráo, mát mẻ tránh sâu mọt.
+ Gạo không vo quá kỹ sẽ bị mất sinh tố B
II. Bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến.
1. Tại sao phải quan tâm bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến thức ăn?
Đun nấu lâu, rán lâu thực phẩm sẽ mất nhiều sinh tố, nhất là các sinh tố tan trong nước, trong chất béo như sinh tố C, B, pp, A, D, E, K.
* Những điều cần lưu ý khi chế biến món ăn.
- Cho TP vào luộc hay nấu khi nước sôi.
- Khi nấu tránh khuấy nhiều.
- Không nên hâm lại thức ăn nhiều lần
- Không nên dùng gạo xát quá trắng và vo kỹ gạo khi nấu cơm.
- Kg nên chắt bỏ nước cơm,vì sẽ mất s/tố
4/ Củng cố và luyện tập: GV cho HS đọc phần ghi nhớ.phần có thể em chưa biết.
Bài tập 1 trang 84 SGK
5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Về nhà học thuộc bài. - Làm bài tập 1, 2 trang 84 SGK
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
Nhật khí giảng dạy
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_mon_cong_nghe_lop_6_chuong_trinh_hoc_ki_2.doc