Giáo án Nghề làm vườn 11

TIẾT 1 - BÀI MỞ ĐẦU: GIỚI THIỆU NGHỀ LÀM VƯỜN

I. Mục tiêu của bài

Học xong bài này mỗi học sinh phải:

- Nêu được những tác dụng do vườn đem lại cho đời sống con người.

- Nêu được thực trạng của nghề làm vườn ở Việt Nam hiện nay.

- Chỉ ra được phương hướng phát triển của nghề làm vườn ở nước ta.

- Trình bày được mục tiêu của mỗi học sinh phải đạt được qua khoá học

- Nêu được nội dung khái quát của chương trình học và chỉ ra được cách học có hiệu quả nhất.

- Có hứng thú với nghề làm vườn, ứng dụng được những kiến thức đã học để cải tạo mảnh vườn của gia đình mình.

- Góp phần cải tạo bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp.

II. Phương tiện dạy học

- Tranh ảnh về một số loại hình vườn ở Việt Nam.

- Một số sách dạy trồng hoa cây cảnh, cây ăn quả v.v.

- Một số loại hoa trái đặc sản được tạo ra từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến vào nghề làm vườn.

 

doc91 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 11673 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Nghề làm vườn 11, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1 - Bài mở đầu: Giới thiệu nghề làm vườn Ngày soạn:20/9/2007 Ngày dạy: I. Mục tiêu của bài Học xong bài này mỗi học sinh phải: - Nêu được những tác dụng do vườn đem lại cho đời sống con người. - Nêu được thực trạng của nghề làm vườn ở Việt Nam hiện nay. - Chỉ ra được phương hướng phát triển của nghề làm vườn ở nước ta. - Trình bày được mục tiêu của mỗi học sinh phải đạt được qua khoá học - Nêu được nội dung khái quát của chương trình học và chỉ ra được cách học có hiệu quả nhất. - Có hứng thú với nghề làm vườn, ứng dụng được những kiến thức đã học để cải tạo mảnh vườn của gia đình mình. - Góp phần cải tạo bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp. II. Phương tiện dạy học - Tranh ảnh về một số loại hình vườn ở Việt Nam. - Một số sách dạy trồng hoa cây cảnh, cây ăn quả v.v... - Một số loại hoa trái đặc sản được tạo ra từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến vào nghề làm vườn. III. Phương pháp dạy học - Vấn đáp – Tái hiện. - Vấn đáp – Tìm tòi. IV. Tiến trình dạy học. 1. ổn định tổ chức lớp, kiểm tra sĩ số. 2. Dạy bài mới. Hoạt đông của thày trò Nội dung bài học ĐVĐ: Nghề làm vườn có một vị thế trong đời sống người Việt Nam. Em hiểu thế nào về nghề làm vườn? Gv? Nghề làm vườn có vị thế như thế nào trong đời sống của con người Việt Nam? Gv? Vườn cung cấp gì cho đời sống con người? Gv? Nghề làm vườn đã giải quyết công ăn việc làm cho con người như thế nào? Gv? Nghề lam vườn có vai trò như thế nào trong việc phủ xanh đất trống đồi trọc? Gv? Nghề làm vườn có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường sống? Gv? Nghề làm vườn có vai trò rất quan trọng vậy tình hình và phương hướng phát triển nghề làm vườn ở nước ta ra sao? Gv? Nêu thực trạng của nghề làm vườn ở nước ta hiện nay? Gv? Nghề làm vườn sẽ phát triển theo hướng nào? Gv: Để đáp ứng và theo kịp xu thế phát triển đó đòi hỏi người làm vườn phải có kiến thức. Nội dung chương trình này sẽ định hướng và giúp đỡ các em trở thành những người làm vườn giỏi có kiến thức khoa học. Gv: Giới thiệu nội dung như sgk. Gv: Muốn học tốt môn này ứng dụng được những kiến thức đã học vào thực tiễn đòi hỏi các em phải có phương pháp học phù hợp. Gv? Học môn này như thế nào? Gv? Trong quá trình học tập và thực hành vấn đề đảm bảo an toàn lao động là rất quan trọng. Vậy chúng ta phải tuân thủ những nguyên tắc nào? Gv? Nêu những biện pháp nhằm đảm bảo an toàn lao động? Gv? Trong quá trình làm vườn chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ môi trường? Gv? Phải làm gì để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm? Bài mở đầu: Giới thiệu nghề làm vườn I. Vị trí của nghề làm vườn - Nghề làm vườn gắn liền với đời sống con người Việt Nam. - Chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và nền kinh tế đất nước. - Nghề làm vườn ở nước ta còn nhiều yếu kém so với các nước xung quanh. 1. Vườn là nguồn bổ xung lương thực thực phẩm - Cung cấp rau củ quả - Gián tiếp cung câp cá thịt 2. Vườn tạo thêm việc làm tăng thêm thu nhập cho nông dân - Người nông dân bắt đầu chú trọng đầu tư vào nghề làm vườn. - Ngày càng hình thành nhiều vùng chuyên canh -Nghề làm vườn phát triển theo nhiều mô hình khác nhau, quy mô ngày càng lớn - Được đầu tư tiền vốn và kỹ thuật tiên tiến 3. Làm vườn là cách thích hợp nhất để đưa đất chưa sử dụng thành đất sản xuất nông nghiệp. - Chủ trương giao đất giao rừng cho người nông dân đã tạo điều kiện cho họ biến đất trống đồi trọc thành đất vườn. - Việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật đến tận tay người nông dân đã giúp họ biến đất trống đồi trọc thành vườn cây ăn quả, cây công nghiệp trù phú. 4. Vườn tạo nên môi trường sống trong lành cho con người - Điều hoà khí hậu, giảm ô nhiễm môi trường. - Bảo vệ, làm tăng độ phì của đất. - Tạo nên hệ sinh thái bền vững. II. Tình hình và phương hướng phát triển nghề làm vườn ở nước ta 1. Tình hình nghề làm vườn hiện nay - Còn nhiều vườn tạp, giống kém, kỹ thuật canh tác lạc hậu, hiệu quả kinh tế thấp. - Nguyên nhân: Thiếu vốn, thiếu kiến thức, không mạnh dạn cải tạo vườn tạp, kém nhạy bén với kinh tế thị trường, nhà nước chưa có chính sách đầu tư phù hợp. 2. Phương hướng phát triển của nghề làm vườn - Cải tạo vườn tạp, hình thành những vùng chuyên canh, đa canh phát triển theo quy mô trang trại. - ứng dụng khoa học kỹ thuật vào nghề làm vườn. - Có chính sách hợp lý tạo điều kiện cho kinh tế vườn phát triển. III. Mục tiêu nội dung chương trình và phương pháp học tập nghề làm vườn. 1. Mục tiêu: Sgk. 2. Nội dung: Sgk. 3. Phương pháp học tập môn Nghề Làm vườn. - Tìm hiểu kỹ đặc điểm của từng giống cây từ đó có biện pháp kỹ thuật phù hợp. - Liên hệ với kiến thức của những môn học khác để rút ra biện pháp kỹ thuật phù hợp -ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn, học hỏi kinh nghiệm. - Rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo trong thực hành đảm bảo đúng, chính xác, hiệu quả cao. - Chủ động, tích cực sáng tạo trong quá trình học, liên hệ so sánh với các tài liệu tham khảo. IV. Các biện pháp đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm 1. Biện pháp đảm bảo an toàn lao động - Thận trọng khi sử dụng dụng cụ lao động. - Đầy đủ phương tiện bảo hộ - Sử dụng phân bón, thuốc BVTV đúng quy định 2. Biện pháp bảo vệ môi trường - Hạn chế phân hoá học, tăng cường phân hữu cơ đã chế biến đúng KT, phân vi sinh - Hạn chế dùng thuốc hoá học, khi phải dùng cần tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn. Tăng cường sử dụng đấu tranh sinh học, chế phẩm sinh học. 3. Biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm - Hạn chế dùng phân thuốc hoá học - Dùng đúng lúc, đúng cách, đúng liều - Đảm bảo thời gian Cách ly đúng quy định. 3. Củng cố Định hướng cho việc cải tạo vườn tạp nhà em. Chương I: Thiết kế vườn Tiết 2 – Bài 1: Thiết kế vườn và một số mô hình vườn Ngày soạn:23/9/2007 Ngày dạy: I. Mục tiêu của bài Học xong bài này mỗi học sinh phải: - Nêu được vị trí và vai trò của nghề làm vườn đối với đời sống người Việt Nam. - Nêu được phương hướng phát triển của nghề làm vườn trong tương lai. - Trình bày được nội dung và phương pháp học tập môn học này. - Chỉ ra được các biện pháp đảm bảo an toàn lao động trong thực tiễn. II. Phương tiện dạy học Tranh vẽ, ảnh chụp một số mô hình vườn điển hình của từng địa phương. III. Phương pháp dạy học Vấn đáp – Tái hiện. Vấn đáp – Tìm tòi IV. Tiến trình dạy học. 1. ổn định tổ chức lớp, kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ. Câu 1: Trình bày mục tiêu và nội dung chương trình nghề làm vườn? Câu 2: Trình bày phương pháp học tập môn học này? 3. Dạy bài mới. Hoạt đông của thày trò Nội dung bài học Gv? Muốn đem lại hiệu quả kinh tế cao, việc trước tiên chúng ta cần thiết kế vườn một cách có khoa học Gv? Thiết kế vườn là công việc như thế nào? Gv? Việc thiết kế vườn cần phải đảm bảo những tiêu chí nào? Gv? Cụ thể khi thiết kế vườn ta cần phải thực hiện những công việc gì? Gv? Việc thiết kế tổng quát cần phải thực hiện những công việc gì? Gv? Việc thiết kế cụ thể cho từng khu được tiến hành như thế nào? Gv? Để giúp cho việc thiết kế vườn của mình các em hãy tham khảo một số mô hình vườn sản xuất ở các vùng sinh thái khác nhau Đối với mỗi loại vườn giáo viên yêu cầu học sinh chỉ ra: - Đặc điểm về thổ nhưỡng khí hậu nơi có vườn - Cách thiết kế, trồng trọt, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản nông sản. Bài 1: Thiết kế vườn và một số mô hình vườn I. Thiết kế vườn 1. Khái niệm Thiết kế vườn là công việc đầu tiên của người lập vườn nhằm xây dựng mô hình vườn trên cơ sở điều tra thu thập các thông tin về nguồn tài nguyên thiên nhiên, về hoạt động sản xuất kinh doanh trong khu vực và các yếu tố về kinh tế xã hội của địa phương. 2. Yêu cầu a. Đảm bảo tính đa rạng sinh học trong vườn cây - Cơ cấu cây trồng hợp lý: Chia vườn thành nhiều lô mỗi lô trồng một loại cây hoặc trồng xen để chia vườn thành nhiều tầng, mỗi tầng là một loại cây thích nghi với điều kiện sinh thái đó. - Đa rạng sinh học đảm bảo cân bằng sinh thái tạo nên tính ổn định của vườn trước những tác động của thiên nhiên. b. Đảm bảo và tăng cường hoạt động sống của vi sinh vật trong đất Vi sinh vật phân giải chất hữu cơ, giúp đất tơi xốp tạo điều kiện thuận lợi cho rễ phát triển và hấp thu chất dinh dưỡng, tạo nên độ phì của đất. c. Sản xuất trên một cấu trúc nhiều tầng - Tạo nhiều sản phẩm khác nhau trên cùng một diện tích đất trồng. - Tận dụng triệt để các điều kiện tự nhiên, đất đai, phân bón, nước tưới, nâng cao hiệu suất sử dụng đất. 3. Nội dung thiết kế vườn - Trước khi thiết kế cần điều tra cụ thể về khu đất lập vườn: Đất đai, khí hậu, nước, sâu bệnh, hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hiện tượng khác. - Nội dung thiết kế vườn gồm 2 giai đoạn: a. Thiết kế tổng quát vườn sản xuất - Thiết kế tổng quát nhằm xác định vị trí khu vườn trong không gian sinh sống và hoạt động của con người. - Nội dung của thiết kế tổng quát là việc xác định vị trí của các khu vực sau: + Khu trung tâm: Gồm nhà ở và khu sinh hoạt của chủ vườn. + Khu 1: Cạnh khu trung tâm gồm vườn cây, kho, chuồng trại. + Khu 2: Trồng cây ăn quả. + Khu 3: Nơi sản xuất hàng hoá chủ yếu. + Khu 4: Trồng cây lấy gỗ, chắn gió để bảo vệ vườn. + Khu 5: Là khu vực tái sinh rừng tự nhiên. b. Thiết kế các khu vườn - Tuỳ mục đích sử dụng mà việc thiết kế cho từng khu có sự khác biệt. - Ưu tiên phát triển các loài cây bản địa có năng suất cao, chất lượng tốt được thị trường ưa chuộng. II. Một số mô hình vườn sản xuất ở các vùng sinh thái khác nhau 1. Vườn sản xuất ở vùng đồng bằng Bắc Bộ a. Đặc điểm - Đất hẹp - Mực nước ngầm thấp - Gặp thời tiết khắc nghiệt vào mùa hè và mùa đông. b. Mô hình vườn - Liền kề nhà ở. - Gồm một vài loại cây ăn quả chính xen kề với cây rau, hoa, cây ngắn ngày. - Cạnh vườn có ao, chuồng trại để cung cấp phân bón, nước tưới. - Bao quanh là hàng rào bảo vệ. 2. Vườn sản xuất vùng đồng bằng Nam Bộ a. Đặc điểm - Đất thấp, tầng đất mặt mỏng, tầng dưới bị nhiễm mặn hoặc nhiễm phèn. - Mực nước ngầm cao - Mùa mưa dễ ngập úng, mùa khô dễ bị hạn. b. Mô hình vườn - Vườn: Đào mương lên luống, chiều cao vượt đỉnh lũ. Có hệ thống đê bao trong vườn. Trồng cây ăn quả xen với những giống cây ngắn ngày. - Ao: Chính là mương trong vườn - Chuồng bố trí cạnh ao. 3. Vườn sản xuất vùng trung du miền núi a. Đặc điểm - Rộng, dốc, bị rửa trôi xói mòn, nghèo dinh dưỡng - Gặp rét, sương muối, thiếu nước tưới. b. Mô hình vườn - Vườn nhà: ở chân đồi quanh nhà đất bằng và ẩm trồng cây ăn quả, trồng rau cạnh ao. - Vườn đồi: Trên đất thoải, ít dốc trồng cây ăn quả lâu năm, xen canh với cây ngắn ngày. - Vườn rừng: ở nơi có độ dốc cao 200-300 vườn trồng nhiều loại cây, nhiều tầng tán. 4. Vườn sản xuất vùng ven biển a. Đặc điểm - Đất nhiễm mặn, mực nước ngầm cao. - Thường gặp bão, sự di chuyển của cát. b. Mô hình - Vườn: Chia thành các ô có bờ cát bao quanh trên bờ cát trồng phi lao và cây mây để phòng hộ. Phía giáp biển trồng dải rừng phi lao để chắn cát và chắn gió. Vườn trồng cây ăn quả chịu được gió bão như cam chanh táo... - Ao đào cạnh nhà nuôi cá và thuỷ sản nước lợ bờ ao trồng dừa. - Chuồng cạnh ao để tiện vệ sinh và nuôi cá. 4. Củng cố, dặn dò. Hãy vẽ mô hình vườn của gia đình mình, cách bố trí, chăm sóc cây trồng. Tiết 3 – Bài 2: Cải tạo tu bổ vườn tạp Ngày soạn:25/9/2007 Ngày dạy: I. Mục tiêu của bài Học xong bài này mỗi học sinh phải: - Trình bày được những đặc điểm của vườn tạp và chỉ ra những hạn chế của loại vườn này. - Nêu được những nguyên tắc cần phải tuân thủ khi cải tạo vườn tạp. - Chỉ ra được các bước cần phải thực hiện khi tiến hành cải tạo vườn tạp. II. Phương tiện dạy học - Tranh ảnh về một số loại vườn tạp khác nhau ở nước ta. - Một bản kế hoạch chi tiết để cải tạo một khu vườn tạp. III. Phương pháp dạy học Vấn đáp – Tìm tòi. IV. Tiến trình dạy học. 1. ổn định tổ chức lớp, kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ. Câu 1: Trình bày nội dung cụ thể của việc thiết kế vườn? 3. Dạy bài mới. Hoạt đông của thày trò Nội dung bài học Gv? Phần lớn vườn của các gia đình đều là vườn tạp. Muốn nâng cao hiệu quả sử dụng của chúng thì ta phải làm gì? Gv? Nêu những đặc điểm của vườn tạp? Gv? Mục đích của việc cải tạo vườn tạp là gì? Gv? Nêu những nguyên tắc cần tuân thủ khi tiên hành cải tạo vườn tạp Gv: Khi tiến hành cải tạo vườn tạp ta cần thực hiện qua những bước nào? Bài 2: Cải tạo và tu bổ vườn tạp I. Đặc điểm của vườn tạp ở nước ta - Giống cây năng suất thấp. - Cơ cấu, cách trồng manh mún thiếu khoa học, mang tính tự phát. II. Mục đích cải tạo vườn - Tăng giá trị của vườn - Tận dụng triệt để nguồn tài nguyên thiên nhiên. - Đáp ứng nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng, tăng thu nhập cho gia đình. III. Nguyên tắc cải tạo vườn 1. Bám sát những yêu cầu của một vườn sản xuất - Đảm bảo tính đa rạng sinh học. - Bảo vệ, cải tạo đất. - Vườn phải có nhiều tầng tán. 2. Cải tạo tu bổ vườn - Căn cứ vào điều kiện thực tiễn của vườn. - Căn cứ vào nhu cầu của thị trường. - Căn cứ vào cơ sở vật chất kỹ thuật và tài chính của chủ vườn. IV. Các bước thực hiện cải tạo tu bổ vườn tạp 1. Xác định hiện trạng phân loại vườn tạp ở đây cần xác định nguyên nhân tạo ra vườn tạp. 2. Xác định mục đích cụ thể của việc cải tạo vườn Phụ thuộc vào hai yếu tố là điều kiện từng gia đình và thực trạng của vườn. 3. Điều tra đánh giá các yếu tố có liên quan đến cải tạo vườn - Thời tiết, khí hậu - Chất đất, địa hình. - Cây trồng trong vùng, tình hình sâu bệnh. - Sản xuất, kinh doanh trong vùng có liên quan - Kỹ thuật áp dụng ở địa phương. - Tình hình giao thông đường xá. 4. Lập kế hoạch cải tạo vườn - Vẽ Sơ đồ vườn tạp và vườn sau cải tạo - Lên kế hoạch cải tạo cụ thể. - Sưu tầm giống cây theo mục đích đảm bảo nguồn giống và phẩm giống tin cậy. - Cải tạo đất vườn theo quy trình kỹ thuật. 4. Củng cố, dặn dò. Vì sao phải cải tạo vườn tạp? Tiết 4,5,6 - Bài 3: Thực hành Quan sát mô tả một số mô hình vườn ở địa phương Ngày soạn:7/9/2007 I. Mục tiêu bài học Học xong bài này học sinh phải: 1. Kiến thức Tiết 1: - Biết được quy trình kỹ thuật thực hành quan sát và mô tả mô hình vườn Tiết 2: - Thực hiện đúng quy trình, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường - Nhận biết và so sánh được những điểm giống nhau và khác nhau của các mô hình vườn Tiết 3: - Phân tích từng ưu điểm và nhược điểm của từng mô hình vườn ở địa phương trên cơ sở những điều đã học - Viết và trình bày được báo cáo kết quả thực hành 2. Kỹ năng - Rèn luyện kỹ năng làm việc độc lập, tổ chức nhóm, tập thể lớp 3. Thái độ hành vi - Tính cẩn thận, khéo léo, có ý thức tổ chức kỉ luật - ý thức giữ gìn vệ sinh và đảm bảo an toàn lao động trong quá trình thực hành II. Chuẩn bị 1. Giáo viên chuẩn bị: - Liên hệ với địa phương, chọn địa điểm khảo sát: 2 địa điểm có 2 mô hình vườn khác nhau (Vườn 1 và vườn 2) - Trao đổi với gia đình, chủ vườn về các nội dung cần tiến hành 2. Học sinh chuẩn bị: - Vở ghi, bút viết - Đọc kỹ bài lí thuyết - Đọc trước nội dung cần khảo sát III. Tiến trình dạy học 1. Kiểm tra bài cũ Câu 1: So sánh sự khác nhau giữa các mô hình vườn Câu 2: Nêu đặc điểm của vườn nhà 2. Tiến trình bài mới Tiết 1: Hoạt động 1. Giới thiệu nôi dung bài thực hành Bước 1: Quan sát địa điểm lập vườn Bước 2: Quan sát cơ cấu cây trồng trong vườn Bước 3: Trao đổi với chủ vườn để biết được các thông tin liên quan đến vườn Bước 4: Phân tích, nhận xét và bước đầu đánh giá hiệu quả của các mô hình vườn ở địa phương Hoạt động 2. Tổ chức, phân công nhóm, nhiệm vụ của các nhóm - Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, phân công nhóm trưởng và thư kí các nhóm - Giao nhiện vụ: + Nhóm 1 và 3: Thực hành tại vườn 1 + Nhóm 2 và 4: Thực hành tại vườn 2 - Yêu cầu HS + Nhóm 1 và 3: Theo sự quản lí của lớp trưởng + Nhóm 2 và 4: Theo sự quản lí của lớp phó học tập Tiết 2 Hoạt động 3. Tiến hành theo các bước thực hành HS đọc các nội dung phân tích các bước thực hành và làm theo nhóm GV quan sát HS tiến hành, giải thích các thắc mắc Tiết 3 Hoạt động 4. Đánh giá kết quả thực hành - Các nhóm hoàn thành báo cáo theo các nội dung đã tiến hành - Mỗi nhóm cử đại diện trình bày báo cáo kết quả - HS tự đánh giá và đánh giá chéo kết quả - GV căn cứ kết quả thực hành của các tổ để đánh giá, nhận xét rút kinh nghiệm IV. Tổng kết – đánh giá- dặn dò GV thu báo cáo của các nhóm nhận xét, đánh giá các nhóm Yêu cầu chuẩn bị bài 4 (thực hành ) Tiết 7,8,9 - Bài 4: Thực hành Khảo sát lập kế hoạch cải tạo tu bổ một số vườn tạp Ngày soạn: 10/9/2007 I. Mục tiêu bài học Học xong bài này học sinh phải: 1. Kiến thức Tiết 1: - Biết được quy trình kỹ thuật thực hành khảo sát lập kế hoạch cải tạo tu bổ vườn tạp - Phân tích được những vấn đề cần chú ý trong quá trình thực hành Tiết 2: - Thực hiện đúng quy trình, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường - Biết điều tra và thu thập thông tin cần thiết cho việc cải tạo tu bổ vườn tạp - Vẽ được sơ đồ vườn tạp trước và sau cải tạo Tiết 3: - Xác định được nội dung cần cải tạo và lập kế hoạch thực hiện - Viết và trình bày được báo cáo kết quả thực hành 2. Kỹ năng - Rèn luyện kỹ năng làm việc độc lập, tổ chức nhóm, tập thể lớp 3. Thái độ hành vi - Tính cẩn thận, khéo léo, có ý thức tổ chức kỉ luật - ý thức giữ gìn vệ sinh và đảm bảo an toàn lao động trong quá trình thực hành II. Chuẩn bị 1. Giáo viên chuẩn bị: - Liên hệ với địa phương, chọn địa điểm khảo sát: 2 địa điểm có 2 mô hình vườn khác nhau (Vườn 1 và vườn 2) - Trao đổi với gia đình, chủ vườn về các nội dung cần tiến hành - Phôtô phiếu khảo sát vườn tạp 2. Học sinh chuẩn bị: - Vở ghi, bút viết - Đọc kỹ bài lí thuyết - Đọc trước nội dung cần khảo sát - Giấy khổ lớn, bút chì, bút dạ - Thước dây, một só cọc tre III. Tiến trình dạy học 1. Kiểm tra bài cũ Câu 1: Vì sao phải cải tạo vườn tạp? Câu 2: Khi cải tạo vườn tạp cần thực hiện những nguyên tắc gì? 2. Tiến trình bài mới Tiết 1: Trên lớp học Hoạt động 1. Giới thiệu nôi dung bài thực hành Bước 1: Xác định mục tiêu cải tạo Bước 2: Nhận xét đánh giá những điểm bất hợp lí của vườn tạp Bước 3: Vẽ sơ đồ vườn tạp Bước 4: Thiết kế sơ đồ vườn sau khi cải tạo Bước 5: Dự kiến những giống cây trồng sẽ đưa vào Bước 6: Dự kiến các biện pháp cải tạo đất vườn Bước 7: Lên kế hoạch cải tạo vườn theo từng giao đoạn cụ thể Hoạt động 2. Tổ chức, phân công nhóm, nhiệm vụ của các nhóm - Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, phân công nhóm trưởng và thư kí các nhóm - Giao nhiện vụ: + Nhóm 1 và 3: Thực hành tại vườn 1 + Nhóm 2 và 4: Thực hành tại vườn 2 - Yêu cầu HS + Nhóm 1 và 3: Theo sự quản lí của lớp trưởng + Nhóm 2 và 4: Theo sự quản lí của lớp phó học tập - Các nhóm di chuyển đến các vị trí thực hành Tiết 2. Tại vườn Hoạt động 3. Tiến hành theo các bước thực hành - Các nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho từng cá nhân thực hiện các bước thực hành - GV quan sát HS tiến hành, giải thích các thắc mắc Tiết 3 . Trên lớp học Hoạt động 4. Báo cáo kết quả thực hành - Các nhóm di chuyển về lớp học - Dự kiến các biện pháp cải tạo đất vườn - Lên kế hoạch cải tạo vườn theo từng giao đoạn cụ thể - Các nhóm hoàn thành báo cáo theo các nội dung đã tiến hành - Mỗi nhóm cử đại diện trình bày báo cáo kết quả - HS tự đánh giá và đánh giá chéo kết quả (Nhóm 1 nhận xét nhóm 3, nhóm 2 nhận xét nhóm 4) IV. Tổng kết – đánh giá - dặn dò - GV căn cứ kết quả thực hành của các nhóm để đánh giá, nhận xét rút kinh nghiệm - GV thu báo cáo của các nhóm nhận xét, đánh giá các nhóm - Yêu cầu HS chuẩn bị bài 5 Tiết 10 - kiểm tra 1 tiết Theo đề chung của nhóm chuyên môn Ngày soạn: 20/9/2007 Theo đề chung của nhóm chuyên môn Chương II: vườn ươm và phương pháp nhân giống cây Tiết 11, 12 – Bài 5: Vườn ươm cây giống Ngày soạn:1/10/2007 I. Mục tiêu của bài Học xong bài này mỗi học sinh phải: - Biết cách thiết kế một vườn ươm cây giống. - Chỉ ra được những tiêu chí của một vườn ươm. - ứng dụng được những kiến thức đã học trong thực tiễn. II. Phương tiện dạy học - Một số bản vẽ thiết kế vườn ươm. - ảnh chụp một số kiểu vườn ươm điển hình. III. Phương pháp dạy học - Vấn đáp tái hiện - Vấn đáp tìm tòi IV. Tiến trình dạy học. 1. ổn định tổ chức lớp, kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ. Câu 1: Trình bày biện pháp cải tạo khu vườn tạp của gia đình? 3. Dạy bài mới. Hoạt đông của thày trò Nội dung bài học Gv? Muốn có nhiều cây giống chất lượng, tỷ lệ sống cao thì trước khi đem trồng cây đó phải được trồng trong vườn ươm. Gv? Nêu tầm quan trọng của việc ươm cây giống? Gv? Vườn ươm được chia thành mấy loại? Gv? Vườn ươm xây dựng ở nơi đạt những tiêu chí nào? Gv? Người ta dựa vào những yếu tố nào để tiến hành lập vườn ươm? Gv? Vườn ươm được thiết kế thành mấy khu? Gv? Khu cây giống được thiết kế ra sao? Gv? Khu nhân giống được thiết kế ra sao? Gv? Khu luân canh được thiết kế như thế nào? Bài 5: Vườn ươm cây giống I. Tầm quan trọng của vườn ươm cây giống - Chọn lọc và bồi dưỡng giống tốt. - Sản xuất cây giống chất lượng cao bằng phương pháp tiên tiến mang tính công nghiệp. II. Chọn địa điểm chọn đất làm vườn ươm - Người ta chia vườn ươm thành hai loại: + Vườn ươm cố định giải quyết đồng thời hai nhiệm vụ trên. + Vườn ươm tạm thời chỉ để nhân giống cây. - Khí hậu thích hợp - Tiện giao thông, tiện chăm sóc, gần nơi sản xuất. - Gần nguồn nước. - Đất cát pha hoặc đất thịt nhẹ, tốt nhất là đất phù xa pH=5-7, nước ngầm sâu 0,8-1m - Địa thế: Bằng phẳng hoặc hơi dốc 3-40 đủ sáng, thoáng gió. III. Những căn cứ để lập vườn ươm - Cung cấp nguồn cây giống có phẩm chất tốt, đáp ứng đủ cho vườn sản xuất. - Cung cấp đủ giống cây chất lượng cao cho các địa phương có nhu cầu. - Căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng chủ vườn về kinh tế, cơ sở hạ tầng và kỹ thuật, nhân công. IV. Thiết kế vườn ươm 1. Khu cây giống Chia thành hai khu nhỏ: - Khu trồng các cây hoang dại để lấy hạt gieo tạo gốc ghép. - Khu trồng các cây quý để cung cấp cành ghép, mắt ghép, cành chiết, cành giâm, hạt giống 2. Khu nhân giống a. Chia thành các khu nhỏ: - Khu gieo hạt tạo gốc ghép. - Khu ra ngôi cây gốc ghép. - Khu giâm cành và ra ngôi cành giâm làm cây giống. - Khu ra ngôi cành chiết để làm cây giống. b. Thiết kế - Nhà có mái che. - Có hệ thống vòi phun sương, đèn chiếu sáng bể ngâm phân, giếng nước, lối đi. 3. Khu luân canh - Khu luân canh có trồng các loại rau đậu. - Sau 1-2 năm nên đổi vị trí giữa khu luân canh và khu nhân giống. Xung quanh vườn ươm trồng những cây vừa để bảo vệ và chắn gió cho vườn. 4. Củng cố, dặn dò. Nêu tác dụng của vườn ươm? Vẽ sơ đồ thiết kế một vườn ươm? Tiết 13 – Bài 6: Phương pháp nhân giống bằng hạt Ngày soạn: 2/10/2007 Ngày dạy: I. Mục tiêu của bài Học xong bài này mỗi học sinh phải: - Chỉ ra được những ưu nhược điểm của phương pháp nhân giống bằng hạt. - Trình bày được kỹ thuật nhân giống bằng hạt. - ứng dụng được kỹ thuật để có thể nhân giống tại gia đình từ một số loại hạt như nhãn, bưởi. II. Phương tiện dạy học - Một số mẫu hạt cây. - Một số dụng cụ dùng để ngâm ủ hạt III. Phương pháp dạy học Giáo viên hướng dẫn kỹ thuật – học sinh thực hành IV. Tiến trình dạy học. 1. ổn định tổ chức lớp, kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ. Câu 1:Vì sao phải thiết kế vườn ươm? Câu 2: Trình bày biện pháp thiết kế một khu vườn ươm cây giống? 3. Dạy bài mới. Hoạt đông của thày trò Nội dung bài học Gv: Hôm trươc chúng ta đã học về cách thiết kế vườn ươm. Hôm nay chúng ta sẽ học về phương pháp nhân giống bằng hạt. Gv? Nêu những ưu điểm và nhược điểm của phương pháp nhân giống bằng hạt? Gv? Khi tiến hành nhân giống bằng hạt người ta cần chú ý đến những vấn đề gì? Cụ thể ra sao? Cho ví dụ minh hoạ? Gv? Trình bày các khâu cần tiến hành trong kỹ thuật gieo hạt trên luống? Gv? Nêu những ưu điểm của kỹ thuật gieo hạt trong bầu? Gv? Trình bày kỹ thuật gieo hạt trong bầu? Bài 6: Phương pháp nhân giống bằng hạt I. Ưu nhược điểm của phương pháp nhân giống bằng hạt 1. Ưu điểm - Kỹ thuật đơn giản. - Cây con sinh trưởng khoẻ. - Hệ số nhân giống cao, sớm cho cây. - Giá rẻ 2. Nhược điểm - Sinh nhiều biến dị, khó giữ được những đặc tính của cây giống gốc. - Lâu cho quả. - Cây cao mọc thẳng, cành lộn xộn khó chăm sóc. II. Những điểm cần chú ý khi nhân giống bằng hạt 1. Chọn hạt giống tốt Tiến hành theo trình tự: Cây mẹ tốt----> Quả tốt----> Hạt tốt. 2. Gieo hạt trong điều kiện thích hợp a. Thời vụ gieo hạt thích hợp Gieo hạt vào những tháng có nhiệt độ độ ẩm thích hợp để hạt dễ nảy mầm b. Đất gieo hạt Tơi xốp, thoáng khí, độ ẩm bão hoà

File đính kèm:

  • docgiao an nghe lam vuon 11.doc
Giáo án liên quan