A. Yêu cầu cần đạt: Giúp học sinh hiểu được:
1. Nội dung:
- Hiểu được tính cách bộc trực, ngay thẳng của Trương Phi cũng như tình nghĩa
vườn đào cao đẹp của ba anh em kết nghĩa, một biểu hiện riêng biệt của lòng trung
nghĩa.
- Đoạn trích mang màu sắc sử thi anh hùng, hồi trống đã gieo vào lòng người đọc âm
vang chiến trận hào hùng.
2. Nghệ thuật:
- Chia nhiều hồi, kể chuyện hấp dẫn, bút pháp tả thực, phóng đại, khắc hoạ tính cách
nhân vật đậm nét.
B. Phương tiện thực hiện:
- SGK, SGV, thiết kế bài dạy và thiết bị công nghệ PowerPoint hổ trợ.
C. Cách thức tiến hành:
- Trao đổi, thảo luận và trả lời các câu hỏi.
D. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: Không.
3. Bài mới: (Giới thiệu bài 1’ )
Ai đã từng đọc hoặc từng xem “Tam quốc diễn nghĩa” khó có thể quên được ba anh em; Lưu Bị, Quan Công và Trương Phi. Họ đã từng kết nghĩa làm anh em ở “vườn đào” năm xưa vì lí tưởng chung, có phúc cùng hưởng, có họa cùng chia và sống chết có nhau Vậy mà sau khi ba anh em thất lạc ở Từ Châu, mỗi người mỗi ngả. Bảo vệ hai chị dâu trở về, Quan Công gặp lại Trương Phi ở Cổ Thành. Tiếp đón nhị ca, Trương Phi chẳng nói chẳng rằng, mắt trợn tròn xoe, râu vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công! Tình cảm anh em sao lại dùng đao kiếm? Chúng ta tìm hiểu đoạn trích hồi 28;
“Chém Sái Dương anh em đoàn tụ
Hồi Cổ Thành tôi chúa đoàn viên”
Tiêu đề “Hồi trống Cổ Thành” do người soạn sách đặt tên.
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1874 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 ban cơ bản Đọc văn- hồi trống cổ thành (tiết 1) (trích hồi 28 –tam quốc diễn nghĩa) la quán trung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐƠN VỊ:TRƯỜNG THPT VINH LỘCGIÁO VIÊN THỰC HIỆN : PHAN VIẾT ĐỊNH
GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ MÔN NGỮ VĂN
LỚP 10 - BAN CƠ BẢN
ĐỌC VĂN HỒI TRỐNG CỔ THÀNH (Tiết 1)
(Trích hồi 28 –Tam quốc diễn nghĩa) La Quán Trung.
A. Yêu cầu cần đạt: Giúp học sinh hiểu được:
1. Nội dung:
- Hiểu được tính cách bộc trực, ngay thẳng của Trương Phi cũng như tình nghĩa
vườn đào cao đẹp của ba anh em kết nghĩa, một biểu hiện riêng biệt của lòng trung
nghĩa.
- Đoạn trích mang màu sắc sử thi anh hùng, hồi trống đã gieo vào lòng người đọc âm
vang chiến trận hào hùng.
2. Nghệ thuật:
- Chia nhiều hồi, kể chuyện hấp dẫn, bút pháp tả thực, phóng đại, khắc hoạ tính cách
nhân vật đậm nét.
B. Phương tiện thực hiện:
- SGK, SGV, thiết kế bài dạy và thiết bị công nghệ PowerPoint hổ trợ.
C. Cách thức tiến hành:
- Trao đổi, thảo luận và trả lời các câu hỏi.
D. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: Không.
3. Bài mới: (Giới thiệu bài 1’ )
Ai đã từng đọc hoặc từng xem “Tam quốc diễn nghĩa” khó có thể quên được ba anh em; Lưu Bị, Quan Công và Trương Phi. Họ đã từng kết nghĩa làm anh em ở “vườn đào” năm xưa vì lí tưởng chung, có phúc cùng hưởng, có họa cùng chia và sống chết có nhau…Vậy mà sau khi ba anh em thất lạc ở Từ Châu, mỗi người mỗi ngả. Bảo vệ hai chị dâu trở về, Quan Công gặp lại Trương Phi ở Cổ Thành. Tiếp đón nhị ca, Trương Phi chẳng nói chẳng rằng, mắt trợn tròn xoe, râu vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công! Tình cảm anh em sao lại dùng đao kiếm? Chúng ta tìm hiểu đoạn trích hồi 28;
“Chém Sái Dương anh em đoàn tụ
Hồi Cổ Thành tôi chúa đoàn viên”
Tiêu đề “Hồi trống Cổ Thành” do người soạn sách đặt tên.
Hoạt động của GV và HS.
Thời
gian.
Nội dung bài giảng.
*Hoạt động 1:
I. Đọc- tìm hiểu:
1. Tác giả:
+ GV: Gọi HS đọc tiểu dẫn.
- Thao tác 1: Em hãy cho biết đôi nét về tác giả La Quán Trung?
+GV củng cố: La Quán Trung mơ ước tiểu thuyết hoá toàn bộ lịch sử Trung Quốc nên ông đã sáng tác tất cả khoảng 17 tiểu thuyết và đa số tác phẩm của ông đã bị thất truyền.
2. Tác phẩm “Tam quốc diễn nghĩa”:
- Thao tác 2:
+ GV: Phần giới thiệu chung về tác phẩm, SGK trình bày những nội dung gì ? Tóm tắt những nội dung đó.
- Thời gian sáng tác.
- Tóm tắt tác phẩm, giá trị tác phẩm.
- Ảnh hưởng của tác phẩm với văn học thế giới và Việt Nam.
+ GV Thuyết giảng thêm : Thế lớn trong thiên hạ cứ hợp rồi lại tan,tan rồi lại hợp.Cuối đời nhà Chu, bảy nước tranh giành xâu xé lẫn nhau rồi lại hợp về nhà Tần, thế lớn lại tan, Hán- Sở tranh hùng, nhà Hán triều chính đổ nát, lòng người náo loạn,giặc cướp nổi lên như ong => Xuất hiện ba tập đoàn phong kiến quân phiệt, cát cứ phân tranh, chịu sự chi phối của tư tưởng “Ủng Lưu phản Tào”của tác giả.
+ GV: Giá trị của tác phẩm ?
3. Đoạn trích “Hồi trống Cổ Thành”:
- Thao tác 3: Đọc SGK.
+ GV: Hướng dẫn học sinh đọc sáng tạo (Chú ý giọng điệu Quan Công từ tốn, bình tĩnh, giọng điệu Trương Phi hấp tấp, nóng nảy).
+ GV đọc mẫu, gọi HS đọc tiếp.
+ GV giải thích từ khó (Khi HS chưa hiểu)
+ GV cho HS xem phim tham khảo.
-Thao tác 4:
+ GV: Em hãy cho biết nội dung của đoạn trích Hồi 28 ?
-Thao tác 5:
+ GV: Em hãy giải thích ý nghĩa nhan đề “Hồi trống Cổ Thành” ?
+ Củng cố: Hoạt động 1.
( Bằng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan ở Giáo án Powerpoint).
+ Định hướng Đọc- hiểu:
-Thao tác 6:
+ GV: Để đọc-hiểu ,theo các em đoạn trích này chúng ta nên bổ ngang (chia đoạn) hay bổ dọc?
+ GV Nhận xét và định hướng:
+ GV: Nếu bổ dọc, chúng ta theo dõi sự phát triển tính cách nhân vật Trương Phi trong quan hệ đối sánh với Quan Công, kết hợp bình giảng các chi tiết nghệ thuật rồi tổng kết.
- Nếu bổ ngang, ta thấy kịch tính đoạn trích cao trào khi “Trương Phi trỏ tay đằng xa…” ta cũng chọn các chi tiết nghệ thuật để bình giảng, rồi tổng kết.
=>Ta nên bổ dọc để hiểu được ý nghĩa của hồi trống: Ca ngợi tình nghĩa vườn đào của ba anh em, ca ngợi cuộc đoàn tụ giữa các anh hùng và theo dõi tính cách nhân vật Trương Phi, Quan Công,...
*Hoạt động 2:
II. Đọc- hiểu:
1. Hồi trống ca ngợi tình nghĩa vườn đào giữa ba anh em kết nghĩa:
- Thao tác 7:
+ GV: Sống phải có thiện đức, nghĩa khí, nhất lại là những anh hùng hào kiệt muốn làm việc lớn.Em hãy cho biết vì lý do gì mà họ kết nghĩa làm anh em?
- Thao tác 8:
+ GV: Lý tưởng, trách nhiệm chung đó, cụ thể là gì?
+ GV: Nhắc nhở HS chuẩn bị bài cho tiết 2 ở giờ sau.
2. Hồi trống ca ngợi cuộc đoàn tụ giữa các anh hùng:
3. Tính cách nhân vật Quan Công và Trương Phi:
a.Quan Công:
b.Trương Phi:
4. Màn kịch sinh động:
*Hoạt động 3:
II. Tổng kết:
1. Nội dung:
2. Nghệ thuật:
j
5’
10’
17’
(Xem phim5’)
3’
8’
Hết tiết 1.
I. Đọc- tìm hiểu:
1. Tác giả:
- La Quán Trung (1330-1400?) tên La Bản, hiệu là Hồ Hải tản nhân, người vùng Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây cũ, ông lớn lên vào cuối thời Nguyên đầu thời Minh.- Tính cô độc, lẻ loi, thích ngao du đây đó.- Ông chuyên sưu tầm và biên soạn dã sử, một số tác phẩm tiêu biểu: Tuỳ Đường lưỡng triều chí truyện, Tân Đường, Bình yêu truyện, ...
=> Sáng tác tất cả khoảng 17 tiểu thuyết và đa số đã bị thất truyền.
2. Tác phẩm “Tam quốc diễn nghĩa”:- Tác phẩm ra đời vào đầu đời Minh (1368-1644) gồm 120 hồi.
a. Tóm tắt tác phẩm:
-Kể chuyện đất nước Trung Quốc chia ba, gọi là “Cát cứ phân tranh” từ năm 184 đến năm 280. Đó là cuộc phân tranh giữa ba tập đoàn phong kiến quân phiệt: Nhà Nguỵ với Tào Tháo cát cứ phía bắc, từ Trường Giang trở lên (Bắc Ngụy), nhà Thục do Lưu Bị cát cứ phía tây nam (Tây Thục), Nhà Ngô với Tôn Quyền cát cứ phía đông nam (Đông Ngô).
Đến năm 280, Tư Mã Viêm cướp ngôi Nguỵ, diệt Thục, Ngô và thống nhất Trung Quốc.
b. Giá trị tác phẩm:
-Phản ánh một thời kì lịch sử đầy biến động của giai đoạn Tam quốc, đồng thời nói lên những chuyện xoay vần của trời đất, nêu lên cái lý hợp rồi tan của Tống nho, kêu gọi con người tôn trọng thiện đức, đề cao nghĩa khí.
Tác phẩm đã thể hiện quan điểm của tác giả là ủng Lưu phản Tào, toát lên nguyện vọng thiết tha có một ông vua anh minh, một xã hội thanh bình để an cư lạc nghiệp, đồng thời tái hiện cuộc sống bằng cách hư cấu, tả thực, phóng đại…Hiện thực trong tác phẩm không trùng khít với lịch sử.
- “Tam quốc diễn nghĩa” có tới hàng trăm trận đánh, hàng trăm nhân vật nhưng người đọc không nhàm chán, bị cuốn hút từ chuyện này sang chuyện khác, từ hồi này sang hồi khác.
- “Tam quốc diễn nghĩa” là tác phẩm rất quen thuộc trong nền văn học thế giới cũng như đối với công chúng Việt Nam.
3. Đoạn trích “Hồi trống Cổ Thành”:
- SGK
a. Vị trí:
- Nửa sau Hồi 28.
b. Nội dung :
- Sau khi ba anh em thất tán ở Từ Châu mỗi người mỗi ngả, Trương Phi chạy về núi Mang Đăng, tập hợp quân sĩ và qua huyện Tể Thánh vay lương thực, quan huyện không cho vay, Trương Phi cướp ấn tín, đuổi quan huyện đi. Thời gian này Quan Vũ cùng hai chị dâu nương nhờ đất Tào. Nghe tin Lưu Bị đang ở Hà Bắc, Quan Vũ bỏ Tào Tháo đưa hai chị dâu qua 5 ải chém 6 tướng Tào ngăn trở, về tới Cổ Thành gặp Trương Phi. Đoạn trích này bắt đầu từ đó.
c. Nhan đề :
- Gợi không khí chiến trận: Mâu thuẫn giữa Quan Công- Trương Phi và mâu thuẫn giữa Quan Công- Sái Dương.
- Hồi trống còn là điều kiện phán xét lòng trung thành hay phản bội của Quan Công, phải chém được đầu Sái Dương, tướng giỏi của Tào Tháo. Hồi trống Cổ Thành khác trống trận thông thường, nó là biểu tượng của lòng trung nghĩa, thẳng thắn, mạnh mẽ và lòng dũng cảm phi
thường.
II. Đọc- hiểu:
1. Hồi trống ca ngợi tình nghĩa vườn đào giữa ba anh em kết nghĩa:
-Tình nghĩa cao đẹp của ba anh em Lưu Bị, Quan Công, Trương Phi, vua tôi cũng là anh em, không phân biệt đẳng cấp.
-Kết nghĩa vì lý tưởng, trách nhiệm chung của đấng hào kiệt- anh hùng:
+Trên báo đáp quốc gia.
+Dưới giúp yên bá tánh.
=>Liên kết tạo sức mạnh hợp nhất, chống giặc “Khăn vàng” tàn khốc, khôi phục nhà Hán.
=>Liên kết tạo sức mạnh hợp nhất, chống các lãnh chúa, quan lại thối nát,…
2. Hồi trống ca ngợi cuộc đoàn tụ giữa các anh hùng:
3. Tính cách nhân vật Quan Công và Trương Phi:
a. Quan Công:
b. Trương Phi:
4. Màn kịch sinh động:
II. Tổng kết:
1. Nội dung:
2. Nghệ thuật:
File đính kèm:
- Hoi trong co thanh(6).doc