I. Mục tiêu bài học :
Giúp học sinh :
- Nắm được những kiến thức thiết yếu về văn bản, đặc điểm của văn bản và các loại văn bản xét theo phong cách chức năng ngôn ngữ.
- Nâng cao kỹ năng thực hành phân tích và tạo lập văn bản trong giao tiếp.
II. Phương tiện dạy học :
- SGK, SGV, Thiết kế bài học.
- Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách nêu vấn đề kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
III. Tiến trình bài học :
1. Kiểm tra bài cũ : Gọi 1 học sinh lên bảng làm lại bài tập số 3 trang 21 SGK.
2. Giới thiệu bài mới :
Đọc một bài ca dao, một bài thơ bất kỳ, có người gọi đó là tác phẩm. Có người lại cho là văn bản.
Cuộc chuyện trò giữa hai người hoặc cuộc diễn thuyết củamột người trước đám đông cũng được gọi là văn bản – văn bản nói. Học sinh làm bài tự luận để nộp cho giáo viên cũng gọi là văn bản – văn bản viết.
Vậy văn bản là gì ? Đặc điểm của nó ra sao để hiểu đựơc văn bản, chúng ta đi vào đọc, hiểu bài văn bản.
3. Bài mới :
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3149 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 cơ bản Tiết 6- Văn bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 6 Ban : cơ bản
VĂN BẢN
I. Mục tiêu bài học :
Giúp học sinh :
- Nắm được những kiến thức thiết yếu về văn bản, đặc điểm của văn bản và các loại văn bản xét theo phong cách chức năng ngôn ngữ.
- Nâng cao kỹ năng thực hành phân tích và tạo lập văn bản trong giao tiếp.
II. Phương tiện dạy học :
- SGK, SGV, Thiết kế bài học.
- Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách nêu vấn đề kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
III. Tiến trình bài học :
1. Kiểm tra bài cũ : Gọi 1 học sinh lên bảng làm lại bài tập số 3 trang 21 SGK.
2. Giới thiệu bài mới :
Đọc một bài ca dao, một bài thơ bất kỳ, có người gọi đó là tác phẩm. Có người lại cho là văn bản.
Cuộc chuyện trò giữa hai người hoặc cuộc diễn thuyết củamột người trước đám đông cũng được gọi là văn bản – văn bản nói. Học sinh làm bài tự luận để nộp cho giáo viên cũng gọi là văn bản – văn bản viết.
Vậy văn bản là gì ? Đặc điểm của nó ra sao để hiểu đựơc văn bản, chúng ta đi vào đọc, hiểu bài văn bản.
3. Bài mới :
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung cơ bản
( gọi học sinh đọc các văn bản ở SGK, sau đó nhận xét và trả lời các câu hỏi )
- Mỗi văn bản được người nói
(viết) tạo ra trong hoạt động nào ? Để đáp ứng nhu cầu gì ? Dung lượng ( số câu ) ở mỗi văn bản như thế nào ?
- Thế nào là văn bản ?
- Mỗi văn bản đề cập đến vấn đề gì ? Vấn đề đó có được triển khai nhất quán trong tòan bộ văn bản không ?
- Văn bản ba có bố cục như thế nào ?
- Mỗi văn bản tạo ra nhằm mục đích gì ?
- Về hình thức văn bản 3 có bố cục như thế nào ?
Qua 3 văn bản đã phân tích, chúng ta rút ra kết luận nào về đặc điểm của văn bản ?
- Từ các văn bản 1.2.3 chúng ta rút ra mỗi văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nào ?
- thư, nhật ký
-thơ, truyện, tiểu thuyết
-Sgk, bài báo khoa học, khoa học chuyên sâu …
- Em có nhận xét gì về phạm vi sử dụng của các loại văn bản ?
Mục đích giao tiếp của mỗi văn bản như thế nào ?
- Từ ngữ riêng cho các loại văn bản như thế nào ?
A. Khái niệm, đặc điểm
Câu 1
- Văn bản một tạo ra trong hoạt động giao tiếp chung. Đáp ứng nhu cầu truyền cho nhau kinh nghiệm cuộc sống.Văn bản này sử dụng một câu.
- Văn bản hai tạo ra trong hoạt động giao tiếp giữa cô gái ( nhân vật trữ tình) với mọi người. Nó là lời than thân của cô gái. Văn bản này gồm 4 câu.
- Văn bản ba tạo ra trong hoạt động giao tiếp giữa Bác Hồ với đồng bào toàn quốc. Đây là nguyện vọng khẩn thiết và khẳng định quyết tâm lớn của dân tộc trong giữ gìn và bảo vệ độc lập tự do. Văn bản gồm 15 câu.
=> Là sản phẩm được tạo ra trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ và thường có nhiều câu.
Câu 2
- Mỗi văn bản đều đề cập đến một vấn đề cụ thể và triển khai nhất quán trong từng văn bản.
+ Văn bản một là quan hệ giữa người với người trong cuộc sống cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề rất rõ ràng.
+ Văn bản hai là lời than thân của cô gái. Trong xã hội cũ, cô gái ( thân em ) như hạt mưa rơi may nhờ rủi chịu, tự mình không quyết định được.
Cách thể hiện nhất quán, rõ ràng.
+ Văn bản ba là lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Văn bản thể hiện
* Lập trường chính nghĩa của ta và dã tâm của thực dân pháp.
* Nêu chân lý đời sống dân tộc :
“Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.
* Kêu gọi mọi người đứng lên đánh giặc bằng mọi vũ khí có trong tay.
* Kêu gọi lực lượng chủ chốt : binh sĩ, tự vệ, dân quân.
* Khẳng định nước Việt Nam độc lập, thắng lợi.
Câu3
- Rõ ràng : gồm ba phần
+ Mở đề : “Hỡi đồng bào toàn quốc”
+ Thân bài : “Chúng ta muốn hòa bình … thắng lợi nhất định về dân tộc ta ”.
+ Kết bài : “Việt Nam độc lập … muôn năm”
Câu 5
- Văn bản 1 : Truyền đạt kinh nghiệm sống .
- Văn bản 2 : Lời than thân để gọi sự hiểu biết và cảm thông của mọi người với số phận người phụ nữ.
- Văn bản ba : Kêu gọi, khích lệ thể hiện quyết tâm của mọi người trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
Câu 4
- Rõ ràng, lập luận chặt chẽ.
+ Mở bài : Nhân tố giao tiếp : đồng bào toàn quốc
+ Thân bài : Nêu lập trường chính nghĩa của ta và dã tâm của giặc. Vì thế, chúng ta phải đứng lên chiến đấu để giữ vững lập trường chính nghĩa để bảo vệ độc lập tự do.
+ Kết bài : Khẳng định đất nước độc lập và kháng chiến thắng lợi.
=> Mỗi văn bản tập trung thể hiện một vấn đề ( chủ đề ) và triển khai vấn đề đó một cách trọn vẹn.
- Các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ. Toàn bộ văn bản theo một kết cấu mạch lạc.
- Mỗi văn bản thể hiện một mục đích nhất định.
- Mỗi văn bản đều có hình thức bố cục riêng.
B. Các loại văn bản
- Văn bản 1.2 thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
- Văn bản 3 thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận.
Trong đời sống xã hội, chúng ta có những loại văn bản sau :
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính công vụ
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí
Câu 2
- Phạm vi sử dụng rộng rãi trong đời sống xã hội, không trừ một văn bản nào.
-Mục đích
+ Văn bản nghệ thuật : giao tiếp với tất cả tất cả mọi công chúng bạn đọc.
+ Văn bản khoa học : chuyên sâu dành riêng cho các ngành khoa học. Khoa học phổ cập dành cho việc thông tin.
+ Văn bản chính luận : dành cho các lĩnh vực chính trị xã hội, văn học nghệ thuật, tranh luận vấn đề nào đó.
+ Văn bản hành chính công cụ : Dành cho tất cả mọi người trong đời sống.
+ Văn bản báo chí : Dành cho các phóng viên giao tiếp với tất cả mọi người.
-Lớp từ ngữ riêng
+ Từ ngữ giàu sắc thái biểu cảm, hình tượng dành cho văn bản nghệ thuật.
+Từ ngữ chính luận : rõ ràng, đơn nghĩa, chặt chẽ.
+ Từ ngữ sử dụng theo khuôn mẫu dành cho văn bản hành chính công vụ.
+ Từ ngữ chính xác, rõ ràng dành cho văn bản báo chí.
4. Củng cố : Có thể phân loại văn bản theo những tính chất nào ? ( Tính chất khuôn mẫu và tính chất tự do )
5. Dặn dò :
- Học kĩ bài lý thuyết.
- Đọc thêm: “Cha thân yêu nhất của con” “lấp lánh hồn ta mạnh gió khơi”
- Đọc - hiểu “Viết bài làm văn số 1” trang 26-27 Sgk.
- Đọc - hiểu phần III – văn bản
File đính kèm:
- tiet6.doc