I.Mục tiêu:
Giúp học sinh :
-Nhận thức được lẽ sốngvà niềm vui của người anh hùng sử thi chỉ có được trong cuộc chiến đấu vì danh dự,hamnhj phúc và sự thịnh vượng cho cộng đồng.
-Nắm được đặc điểm nghệ thuật của sử thi anh hùng về cách xây dựng nhân vật,nghệ thuật miêu tả và sử dụng ngôn từ.
II.Phương tiện dạy học:
-SGK Ngữ văn 10.
-SGV Ngữ văn 10.
-Sách thiết kế Ngữ văn 10.
III.Cách thức tiến hành:
GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo,gợi tìm;kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận,trả lời các câu hỏi.
IV.Tiến trình bài học:
1.Kiểm tra bài cũ:
2.Giới thiệu bài mới:
3.Bài mới:
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1490 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 cơ bản Tiết 8-9: chiến thắng mtao-mxây, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 8-9: CHIẾN THẮNG MTAO-MXÂY
(Trích “ĐamSan”-Sử thi Tây Nguyên)
I.Mục tiêu:
Giúp học sinh :
-Nhận thức được lẽ sốngvà niềm vui của người anh hùng sử thi chỉ có được trong cuộc chiến đấu vì danh dự,hamnhj phúc và sự thịnh vượng cho cộng đồng.
-Nắm được đặc điểm nghệ thuật của sử thi anh hùng về cách xây dựng nhân vật,nghệ thuật miêu tả và sử dụng ngôn từ.
II.Phương tiện dạy học:
-SGK Ngữ văn 10.
-SGV Ngữ văn 10.
-Sách thiết kế Ngữ văn 10.
III.Cách thức tiến hành:
GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo,gợi tìm;kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận,trả lời các câu hỏi.
IV.Tiến trình bài học:
1.Kiểm tra bài cũ:
2.Giới thiệu bài mới:
3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CƠ BẢN
*GV yêu câu HS đọc tiẻu dẫn.
-Tiểu dẫn gồm những nội dung gì?
+Giới thiệu thể loại sử thi.
+Giới thiệu tác phẩm ĐS
+Giới thiệu đoạn trích.
-Sử thi dân gian của các dân tộc thiểu số ở nước ta được chia thành mấy loại?
-Nêu những hiểu biết của em về mỗi loại?
(SGK-Tr30).
-Dựa vào SGK,em hãy tóm tắt sử thi ĐS thật ngắn gọn?
*GV hướng dẫn HS đoc đoạn trích theo cách phân vai(chú ý đọc đúng giọng điệu sử thi và giọng điệu từng nhân vật).
*Giải nghĩa một số từ khó,từ cổ.
-Nêu vị trí,nội dung đoạn trích?
+Vị trí: giữa tác phẩm.
+Nội dung: kể chuyện ĐS chiến đấu và chiến thắng MTMX.
+Tiêu đề : do người soạn sách đặt.
-Theo em,đoạn trích này có thể phân tích theo những cách nào?
+Theo tuyến nhân vật.
+Theo diễn biến câu chuyện.
-Với đoạn trích này nên chọn cách phân tích nào?Vì sao?
PT theo diễn biến câu chuyện để làm nổi bật dụng ý của tác giả dân gian ca ngợi người anh hùng sử thi ĐS.
-Có thể chia đoạn trích thành mấy phần?Nội dung từng phần?
2 phần:+cuộc đọ sức và thắng lợi của ĐS.
+niềm vui và niềm tự hào.
-Cuộc đọ sức giữa hai tù trưởng được miêu tả qua những chặng nào?
+ĐS khiêu chiến và MTMX đáp lại.
-Thái độ của ĐS và MTMX lúc này như thế nào?
Lần 1: -ĐS đến tận nhà MTMX cất lời thách thức:”ta thách nhà ngươi đọ dao với ta đấy.”
-MTMX ngạo nghễ:”ta không xuống đâu diêng ơi!Tay ta còn đang bận ôm vợ hai chúng ta ở trên này cơ mà.”
L2: _ĐS quyết liệt hơn:”ta sẽ lấy cái sàn hiên của nhà ngươi ta bổ đôi,ta sẽ lấy cái cầu thang của nhà ngươi ta chẻ ra kéo lửa,ta hun cái nhà của ngươi cho mà xem.”
-MTMX : tỏ ra run sợ.lo lắng:sợ bị đâm lén,mặt mũi dữ tợn,trang bị đầy mình mà vẫn tỏ ra tần ngần ,đắn đo.
+Vào cuộc chiến:
-Cuộc chiến này được tả trong mấy hiệp?Mỗi nhân vật được tả ra sao?
H1:-MTMX múa khiên trước:lời lẽ huênh hoang,nhưng khiên hắn kêu lạch xạch như quả mướp khô.
-ĐS điềm tĩnh,thản nhiên,không nhúc nhích®chứng tỏ bản lĩnh của chàng.
H2: -ĐS múa trước “một lần xôc tới….vút qua phía Tây”;được miếng trầu tiếp sức.
-MTMX :+hoảng sợ trốn chạy hết bãi Đông sang bãi Tây.
+Chém ĐS nhưng trúng cái chão cột trâu. +Cầu cứu HơNhị quăng cho hắn một miếng trầu.
H3: ĐS múa khiên và đuổi theo MTMX.
-Cách miêu tả nhân vật ở đoạn này có gì khác với 2 đoạn trên?
®Tác giả gần như chỉ đặc tả ĐS dũng mãnh,anh hùng nhưng qua đó ta càng cảm nhận được sự đối lập của MTMX.
-ĐS đâm trúng kẻ thù nhưng áo hắn không thủng(khác với MTMX đâm trượt ĐS).
-Chàng phải cầu cứu thần linh.
H4: ĐS được thần linh giúp đỡ,chạy theo và đâm chết kẻ thù:”ĐS đâm phập một cái,cắt đầu MTMX đem bêu ngoài đường”.
-Nhận xét về cách miêu tả ĐS trong cuộc đọ sức này?
+Miêu tả hành động của ĐS bằng cách so sánh,phóng đại,lấy hình ảnh thiên nhiên làm chuẩn mực để so sánh.
+So sánh :tương đồng,tương phản,hay tăng cấp.
-Nhận xét vai trò,ý nghĩa nhân vật ông Trời?Nhân vật này gợi em liên tưởng tới những nhân vật nào khác?
+Đây là nhân vật phụ trợ,giúp sức,chỉ đường…
+Quyết định chiến thắng vẫn là ĐS với những phẩm chất anh hùng.
+Giống nhân vật :Tiên,Bụt,Thần,..
-Trong màn ăn mừng chiến thắng,ĐS được miêu tả như thế nào?
_Trước chiến thắng của ĐS,dân làng có thái độ như thế nào?
+ĐS hỏi-dân làng đáp :3 lần,càng khẳng định chắc chắn,mạnh mẽ sự yêu mến,tuân phục của những người vốn là nô lệ cua MTMX đối với ĐS.
-Theo em,thái độ của các nhân vật trong màn ăn mừng chiến thắng này có ý nghĩa gì?
+Thể hiện sự thống nhất cạo độ giữa quyền lợi,khát vọng của cá nhân anh hùng sử thi và cả cộng đồng(người thắng kẻ thua hợp thành một nhóm đông hơn,mạnh hơn).
+Thể hiện sự yêu mến,tuân phục,suy tôn tuyệt đối của tập thể cộng đồng với cá nhân anh hùng.
-Đoạn trích miêu tả diễn biến trận đánh nhưng dung lượng hình ảnh chết chóc xuất hiện như thế nào?Giải thích?
+Đoạn tả,kể diễn biến trận đánh ngắn hơn đoạn tả cảnh ăn mừng.
+Dù viết về cuộc giao chiến nhưng không có cảnh đổ máu ghê rợn…
+Tả cảnh chiến thắng thể hiện sự vui sướng,vẻ tưng bừng,tấp nập của sự giàu mạnh.
®Kể về chiến tranh là để thể hiện khát vọng hướng về cuộc sống thịnh vượng,no đủ,giàu có,sự đoàn kết,thống nhất và lớn mạnh của cộng đồng,tộc người.
®Thể hiện tầm vóc lớn lao,vai trò trung tâm của người anh hùng sử thi trong xã hôïi.
-Tác giả dân gian đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật quen thuộc nào?
+So sánh.
+Phóng đại.
+Xây dựng hình tượng nhân vật lí tưởng.
+Tạo dựng âm điệu sử thi hùng tráng.
I.Tìm hiểu chung:
1.Thể loại sử thi:
2 loại: -sử thi thần thoại
-sử thi anh hùng.
2.Sử thi ĐS:
-Tác phẩm tiêu biểu cho sử thi anh hùng Tây Nguyên.
-Kể về cuộc đời một tù trưởng nhưng qua đó thể hiện hình ảnh cộng đồng thị tộc Ê-đê trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động.
-Viết về đề tài chiến tranh –là đề tài nổi bật nhât trong sử thi anh hùng.
3.Đoạn trích:
-Vị trí:+giữa tác phẩm.
+tiêu biểu cho đề tài chiến tranh của thể loại sử thi anh hùng.
-Nội dung:kể chuyện ĐS chiến đấu và chiến thắng MTMX.
II.Đọc hiểu:
1.Cuộc đọ sức và thắng lợi của ĐS
a,ĐS khiêu chiến và MTMX đáp lại:
-L1: +ĐS đến tận nhà MTMX thách thức.
+MTMX ngạo nghễ.
-L2: +ĐS có thái độ quyết liệt hơn.
+MTMX:run sợ,lo lắng.
b.Vào cuộc chiến:
H1: +MTMX :lời lẽ huênh hoang nhưng đã bộc lộ sự kém cỏi.
+ĐS :điềm tĩnh,thản nhiên.
H2: +ĐS : thể hiện sức mạnh,dũng khí anh hùng.
+MTMX : hoảng sợ trốn chạy.
H3: ĐS múa khiên đuổi theo MTMX.
H4: Đs được thần linh giúp sức,giết chết kẻ thù.
*Dùng biện pháp phóng đại, lấy hình ảnh thiên nhiên làm chuẩn mực để so sánh với hành động,sức mạnh của ĐS.
*Nhân vật ông Trời:+giúp sức,chỉ đường cho người anh hùng thực hiện.
+Càng tô đậm sức mạnh,phẩm chất anh hùng của ĐS.
2.Aên mừng chiến thắng,tự hào về người anh hùng:
-ĐS hoà với tôi tớ,dân làng ăn mừng thắng lợi.
-Nô lệ của MTMX :mến phục,hưởng ứng và trung thành tuyệt đối.
-Dân làng ĐS :+Thể hiện qua lời nghệ nhân sử thi.
+Hân hoan,vui sướng.
-Những tù trưởng khác: kính nể,ăn mừng chiến thắng của ĐS như ăn mừng chiến thắng của mình.
ÞThể hiện sự thông nhất cao độ giưa quyền lợi,khát vọng của cá nhân anh hùng với công đồng và sự yêu mến,tuân phục tuyệt đối của tập thể với cá nhân anh hùng.
*Kể về chiến tranh là thể hiện khát vọng một cuộc sống no đủ,thịnh vượng,sự đoàn kết,lớn mạnh của công đồng,và thể hiện tầm vóc lớn lao,vai trò trung tâm của người anh hùng sử thi với xã hội.
III,Tổng kết:
Ghi nhớ : SGK.
4.Củng cố-Luyện tập:
-Ý nghĩa đoạn trích?
5.Dặn dò:
-Học bài,ghi nhớ.
-Chuẩn bị bài mới.
File đính kèm:
- tiet8-9.doc