Giáo án Ngữ văn 10 Đọc thêm: Phú nhà nho vui cảnh nghèo

Bài phú miêu tả phong vị sống của nhà nho, luôn tìm thú vui trong cảnh nghèo.

Trong bốn vế đầu của đoạn trích tác giả nhấn mạnh cái nghèo:

Chém cha cái khó, chém cha cái khó!

Khôn khéo mấy ai, xấu xa một nó.

Lục cực bày hàng sáu, rành rành kinh huấn chẳng sai

Vạn tội lấy làm đầu, ấy ấy ngạn ngôn hẳn có.

Tác giả cho nghèo là điều đáng ghét. Chẳng thế nhà thơ đã văng ra tiếng chửi tới hai lần với giọng mỉa mai. Để chứng minh rõ điều này, tác giả đã dẫn “kinh huấn” lời dạy trong kinh sách:

+ Lục cực: chết non, bệnh tật, buồn lo, nghèo khó, xấu xa, yếu hèn.

Như vậy nghèo khó là một trong lục cực

Hai tiếng “kìa ai” trước hết tác giả nhìn vào chính mình, nói về mình nhưng cũng là để nói tất cả những ai cũng lâm vào cảnh nghèo khó, bần hàn. Hai tiếng ấy như hai tiếng gọi liên kết những người trong cùng cảnh ngộ trên cõi thế gian này. Chắc chắn nó là tiếng nói dể đồng cảm và chia sẻ.

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3298 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Đọc thêm: Phú nhà nho vui cảnh nghèo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tt kí duyệt: Tuần: Tiết: Đọc thêm: PHÚ NHÀ NHO VUI CẢNH NGHÈO (Trích Hàn nho phong vị phú) Nguyễn Công Trứ Hoạt động của gv và hs Nội dung Hãy nêu chủ đề bài phú? Nội dung trong bốn vế đầu? Hai tiếng “kìa ai” nhằm vào đối tượng nào? Dụng ý câu nói đó? Cảnh nhà nho nghèo được tác giả miêu tả như thế nào trên ba phương diện: nhà cửa, đồ ăn, thức mặc? Tìm hiểu cách diễn đạt ấy? Đối lập với cảnh nghèo là phong thái của hàn nho. Theo em hàn nho ở đây có thực sự coi cuộc sống nghèo là “phong vị” của mình không? Vì sao? Phân tích giọng điệu mỉa mai của tác giả? Bài phú miêu tả phong vị sống của nhà nho, luôn tìm thú vui trong cảnh nghèo. Trong bốn vế đầu của đoạn trích tác giả nhấn mạnh cái nghèo: Chém cha cái khó, chém cha cái khó! Khôn khéo mấy ai, xấu xa một nó. Lục cực bày hàng sáu, rành rành kinh huấn chẳng sai Vạn tội lấy làm đầu, ấy ấy ngạn ngôn hẳn có. Tác giả cho nghèo là điều đáng ghét. Chẳng thế nhà thơ đã văng ra tiếng chửi tới hai lần với giọng mỉa mai. Để chứng minh rõ điều này, tác giả đã dẫn “kinh huấn” lời dạy trong kinh sách: + Lục cực: chết non, bệnh tật, buồn lo, nghèo khó, xấu xa, yếu hèn. Như vậy nghèo khó là một trong lục cực Hai tiếng “kìa ai” trước hết tác giả nhìn vào chính mình, nói về mình nhưng cũng là để nói tất cả những ai cũng lâm vào cảnh nghèo khó, bần hàn. Hai tiếng ấy như hai tiếng gọi liên kết những người trong cùng cảnh ngộ trên cõi thế gian này. Chắc chắn nó là tiếng nói dể đồng cảm và chia sẻ. Cảnh nhà nho nghèo được diễn tả qua: + Nhà cửa, đồ ăn, cách mặc. Thoạt nghe ta thấy rất đầy đủ. Vị nhà nho này có đầy đủ cả: nhà 3 gian, 4 vách đủ cả sân, bếp, buồng, giường, màn gió, phên ngăn. Trong nhà lại có vẻ phong lưu nữa: nuôi mèo, lợn, và rất hạnh phúc vì có tiếng trẻ con. Tâm hồn nhà nho lại sống hòa với trăng, sao, gió mát, nắng, mưa đằm mình với thiên nhiên hẳn là không biết gì, chẳng để ý tới vinh nhục. Nói như Nguyễn Trãi: Trong hiên nhìn mây, núi thì không có vinh nhục nữa. Nhưng các cụ ta ngày xưa thường tả giàu sang phú quý để làm rõ cái bần hàn của mình (bạn đến chơi nhà – Nguyễn Khuyến ). Thực tế nhà nho này chẳng có gì: + Tường thì làm bằng mo cau, nhà lợp bằng cỏ kèo mọt, nhện giăng, mối đùn, giun dũi, nắng xiên, mưa dột. + Ăn uống: “ba bữa vỗ bụng rau bình bịch”, “ấm trà góp lá bàng, lá vối pha mùi chát chát, chua chua”. + Trầu thì: “têm vỏ mận, vỏ dà” + Mặc: “áo vải thô nặng trịch, lạnh làm mền, bốn mùa thay đổi bấy nhiêu. Khăn lau giắt đỏ lòm trải làm chiếu, vận làm quần, một bộ ăn chơi quá thú”. Ngao ngán thay. - Phong thái của nhà nho được tác giả sử dụng ở hai tiếng “phong vị” tác giả dùng theo nghĩa mỉa mai, châm biếm, tự trào. Vì nghèo như thế còn phong vị gì. Đây là cách nói phô trương, ngược giữa số lượng và chất lượng, giữa danh và thực. - Giọng điệu mỉa mai của bài phú được thể hiện thống nhất trong toàn bộ đoạn trích. + Bắt đầu bằng lời chửi + Chứng minh bằng văn sách, lời ngụ ngôn. + Cảnh sống cụ thể của một nhà nho. Sự nhất quán này thể hiện: tác phẩm văn chương bao giờ cũng là một hệ thống của cảm xúc, sự kiện, ngôn ngữ để làm rõ chủ đề.

File đính kèm:

  • docnha nho vui canh ngheo.doc