A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. Giúp HS:
* Hiểu được nội dung và vai trò của liên tưởng, tưởng tượng trong làm văn.
* Có y thức vận dụng liên tưởng tưởng tượng vào việc làm văn.
B- CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH.
I- ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC
II- KIỂM TRA BÀI CŨ.
Thế nào là ẩn dụ? Cho một số ví dụ. Phân tích tác dụng của ẩn dụ trong những ví dụ đó.
III- GIỚI THIỆU BÀI MỚI.
2 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1690 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 56- Liên tưởng, tưởng tượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 5 tháng 12 năm 2006.
Ngữ văn. Tiết 56
Liên tưởng, tưởng tượng
a- Mục tiêu cần đạt. Giúp HS:
* Hiểu được nội dung và vai trò của liên tưởng, tưởng tượng trong làm văn.
* Có y thức vận dụng liên tưởng tưởng tượng vào việc làm văn.
B- Các bước tiến hành.
i- ổn định tổ chức
ii- kiểm tra bài cũ.
Thế nào là ẩn dụ? Cho một số ví dụ. Phân tích tác dụng của ẩn dụ trong những ví dụ đó.
iii- Giới thiệu bài mới.
Họat động của GV và HS
Nội dung cần đạt
HS đọc văn bản.
- Văn bản trên miêu tả hình ảnh cái giếng nước. Từ hình ảnh cái giếng nước, tác giả liên tưởng với hiện tượng gì?
- Liên tưởng như thế có thỏa đáng không? Vì sao?
(GV có thể gợi y cho HS bằng những câu hỏi nhỏ: Tác giả miêu tả cái giếng qua những đặc diểm nào, những đặc điểm ấy gợi ra đặc điểm nào ở người trí thức uyên thâm)
- áo chàm ở đây biểu tượng cho ai?
- Qua ví dụ trên, hãy cho biết thế nào là liên tưởng?
- Hai cách liên tưởng trong hai ví dụ trên thuộc kiểu liên tưởng nào?
- Có mấy cách liên tưởng?
- Khi liên tưởng cần chú y điều gì?
(HS đọc văn bản)
- Xuân Diệu đã tưởng tượng ra điều gì?
1- Liên tưởng.
a-Khái niệm.
* Xét ví dụ
* Ví dụ1: Giếng nước
- Tác giả liên tưởng với loại người trí thức uyên thâm
- Thỏa đáng. Vì giữa giếng nước và người có trí thức uyên thâm có nhiều điểm chung.
+ Cái giếng nước : lặng lẽ không phô trương- nó như một vũng nước đọng, nhưng cái giếng ấy sâu, nước múc lên trong mà mát, vị nước thật ngọt ngào- cũng như một bậc đại sĩ: lặng lẽ, khiêm nhường, cái tài, cái đẹp không lộ ra ngoài.
+ Cái giếng nước múc mãi mà không hết, bởi rất sâu, trên có thiên văn, dưới có địa lí…Mỗi lời nói múc ra từ giếng ấy đều lấp lánh trí tuệ… làm ta liên tưởng đến người có tri thức uyên thâm, vốn tri thức không vơi cạn, cái gì cũng biết…
+ Cái giễng nước lặng lẽ lập đức- mang nguồn nước mát cho mọi người- cũng như bậc đại trí lặng lẽ lập đức…
* Ví dụ 2: “áo chàm đưa buổi phân li”
Biểu tượng cho người mặc áo- là đồng bào dân tộc ở Việt Bắc.
* Khái niệm.
SGK.
b- Một số hình thức liên tưởng.
- Ví dụ 2 thuộc liên tưởng tương cận- gần gũi
- Ví dụ 1 thuộc kiểu liên tưởng tương đồng…
4 cách:
- Liên tưởng tương cận
- Liên tưởng tương đồng
- Liên tưởng đối sánh trái ngược
- Liên tưởng nhân quả.
Lưu y trong làm văn có thể biểu hiện thành những so sánh, hoán dụ…
c- Yêu cầu khi liên tưởng.
- Liên tưởng phải tự nhiên
- Liên tưởng phải mới mẻ
- Liên tưởng không gò ép...
2- Tưởng tượng.
a- Khái niệm
* Xét ví dụ.
Giã từ tuổi nhỏ
- Tưởng tượng tuổi nhỏ của mình như một em nhỏ
File đính kèm:
- Lien tuong, tuong tuong.doc