A.MỤC TIÊU: -Giúp học sinh
+Cảm nhận được nội dung yêu nước và tư tưởng nhân văn của bài phú sông Bạch Đằng
+Nắm được tư tưởng nhân văn của bài phú thể hiện qua việc đề cao vai trò, vị trí và đức độ của
con người, coi đây là nhân tố quyết định đối với sự nghiệp cứu nước.
+Thấy được những nét đặc trưng cơ bản của thể phú, về mặt kết cấu hình tượng nghệ thật, lời văn
từ đó biết cách phân tích một bài phú cụ thể.
+Bồi dưỡng lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc và ý thức trân trọng những địa danh, danh nhân
lịch sử.
B.HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI Ở NHÀ
+Tìm hiểu về địa danh Bạch Đằng,những chiến công, bài thơ về sông Bạch Đằng.
+Đọc kĩ -> tìm hiểu phần tiểu dẫn và phần tri thức đọc hiểu.
+Đọc bài phú và trả lời các câu hỏi phần hướng dẫn học bài.
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: -Ổn định lớp + kiểm tra bài cũ
-Bài mới
11 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1251 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tiết: 73,74,75 đọc văn: Phú Sông Bạch Đằng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 73,74,75. ĐỌC VĂN: PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG
Ngày soạn:08/01/2007 (Bạch Đằng giang phú) -Trương Hán Siêu-
A.MỤC TIÊU: -Giúp học sinh
+Cảm nhận được nội dung yêu nước và tư tưởng nhân văn của bài phú sông Bạch Đằng
+Nắm được tư tưởng nhân văn của bài phú thể hiện qua việc đề cao vai trò, vị trí và đức độ của
con người, coi đây là nhân tố quyết định đối với sự nghiệp cứu nước.
+Thấy được những nét đặc trưng cơ bản của thể phú, về mặt kết cấu hình tượng nghệ thật, lời văn
từ đó biết cách phân tích một bài phú cụ thể.
+Bồi dưỡng lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc và ý thức trân trọng những địa danh, danh nhân
lịch sử.
B.HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI Ở NHÀ
+Tìm hiểu về địa danh Bạch Đằng,những chiến công, bài thơ về sông Bạch Đằng.
+Đọc kĩ -> tìm hiểu phần tiểu dẫn và phần tri thức đọc hiểu.
+Đọc bài phú và trả lời các câu hỏi phần hướng dẫn học bài.
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: -Ổn định lớp + kiểm tra bài cũ
-Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
NỘI DUNG
Hoạt Động1
HƯỠNG DẪN ĐỌC HIỂU TIỂU DẪN.
-Hướng dẫn +giảng
-Cho hs đọc, tìm hiểu tiểu dẫn.
+Khắc sâu cho hs về thể phú.
*Nêu hoàn cảnh sáng tác ?
-Giảng thêm về những chiến công trên sông BĐ.
Hoạt Động 2
ĐỌC HIỂU TÁC PHẨM VÀ CHIA BỐ CỤC
-Hướng dẫn hs đọc, yêu cầu hs đọc đúng giọng điệu từng phần của thể phú.
-Hướng dẫn,cho HS thảo luận (4 nhóm)
->yêucầu trình bày, ->Gv nhân xét, sửa
Hoạt Động 3
KHÁM PHÁ TÁC PHẨM
-Hướng dẫn HS khám phá, phân tích tác phẩm theo nhiều phương diện, khía cạnh của tác phẩm.
*Cho biết hoàn cảnh của khách?
*Cảnh sông Bạch Đằng ntn? và cảm xúc, tâm trạng của nhân vật khách trước cảnh sông BĐ?
*Các bô lão là ai?
*Các bô lão có thái độ như thế nào đối với khách?
*Cảnh chiến trận được các bô lão kể ra ntn?
-Giảng thêm….
*Các bô lão đã luận bàn về sự thất bại của giặc và thắng lợi của ta ntn?
*Chân lí mà các bô lão khẳng định là gì?
*Nhân vật khách đã tiếp lời các bô lão và ngợi ca, bày tỏ khát vọng ntn?
Hoạt động 4
KẾT LUẬN
-Yêu cầu hs chỉ ra những nét nghệ thuật trong tác phẩm,nhân xét, bổ sung.
-Yêu cầu hs rút ra kết luân. Nhận xét, chốt bài.
Hướg dẫn HS lài tập nâng cao
+Đọc tiểu dẫn, chú ý trả lời?
+Ghi chép những nội dung cơ bản về:
-tác giả
-thể phú
-bài thơ
+Nêu hoàn cảnh sáng tác.
+Chú ý, đọc tác phẩm
+Thảo luận (bố cục và nội dung từng phần) ->trình bày,ghi chép.
+Chú ý, tìm hiểu, phân tích tác phẩm theo bố cục và theo nhân vật chủ và khách.
+Thảo luận (nhân vật khách) ->trả lời,ghi chép.
+Chú ý, trả lời
+Hs lấy ví dụ -> giải thích, chứng minh về cảnh sông BĐ&tâm trang của khách.
+Chú ý, trả lời
+Thảo luận-> trả lời, phát biểu ý kiến.
+Ghi chép
-Đứng tại chỗ lược thuật ngắn gọn cảnh chiến trận xảy ra trên sông BĐ.
-quyết liệt, giằng co
-kẻ thù…
-quân ta…
-kết quả…
-Chỉ ra giọng điệu lời kể
-Thảo luận -. Trả lời về việc luận bàn của các bô lão.
-Trả lời, chỉ ra chân lí
-Tìm hiểu, trả lời làm rõ lời ca của khách.
-Trả lời, chỉ ra những nét nghệ thuật cơ bản.
+Rút ra kết luân sau khi học xong tác phẩm
-Làm bài tập nâng cao
I.TIỂU DẪN.
1.Tác giả
-Trương Hán Siêu (? – 1354)
-Quê :làng Phúc Am, phủ Yên Khánh, Ninh Bình
-Thời trẻ làm môn khách của Trần Quốc Tuấn
-Là người văn võ toàn tài làm quan dưới 4 đời vua Trần, được các vua và mọi người khính trọng và tin dùng.
-Có công lớn trong công cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông.
* Ông để lại nay chỉ còn 4 bài thơ, 1 bài kí, 1 bài văn bia và bài phú sông Bạch Đằng.
2.Thể phú
-Một loại văn cổ của Trung Quốc, thịnh hành vào thời Hán, nhằm miêu tả, trình bày sự vật để biểu hiện tư tưởng tình cảm của tác giả .
-Phú có 4 loại chính (cổ phú, bài phú, luật phú và văn phú.)
*Bố cục chung của một bài phú:
+Mở
+Kể tả sinh vật
+Bình luận
+Kết
3.Bài thơ “Phú sông Bạch Đằng”
-Thuộc loại cổ phú, sử dụng lối chủ–khách đối đáp, được viết bằng chữ Hán và sử dụnglối văn biền ngẫu.
-Hoàn cảnh sáng tác.
Tại sông BĐ năm 938 Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán, giết Lưu Hoằng Thao(con vua Nam Hán).
Năm 1288 Trần Quốc Tuấn đánh tan giặc Nguyên Mông, bắt sống Ô Mã Nhi.
Khoảng 50 năm sau THS lúc này là trọng thần của nhà Trần có dịp dạo chơi trên sông Bạch Đằng và đã làm bài phú này.
II.ĐỌC HIỂU TÁC PHẨM VÀ CHIA BỐ CỤC
1.Đọc hiểu (sgk)
2.Bố cục :4 phần
-Phần1:(Khách……luống còn lưu). Thú tiêu dao và niềm cảm khái của khách trước cảnh sông Bạch Đằng.
-Phần2:(Bên sông……nghìn xưa ca ngợi). Lời các bô lão kể với khách về những chiến công trên sông Bạch Đằng.
-Phần3(Tuy nhiên…… chừ lệ chan)suy ngẫm và sự bình luận của các bô lão về những chiến công trên sông Bạch Đằng.
-Phần4:(Rồi vừa đi…… cốt mình đức cao).Lời ca khẳng định vai trò và đức độ của con người.
III. KHÁM PHÁ TÁC PHẨM.
1.Hình tượng nhân vật khách (tác giả)
a.Hoàn cảnh, con người.
-Khách đang dạo thuyền chơi trên sông Bạch Đằng
+Mang thú tiêu dao, có tâm hồn khoáng đạt, có hoài bão lớn, mang tráng chí bốn phương (nơi có người đi, đâu mà chẳng biết… )
+Yêu thiên nhiên, cảnh vật, biết tìm đến nơi xưa có những chiến công oanh liệt để chiêm ngưỡng.
+Các địa danh khách đi qua có dịa danh trong sách vở(ở Trung Quốc) và địa danh có thật ở trước mắt(cảnh sông Bạch Đằng).
b.Cảm xúc, tâm trạng .
-Hoài cổ, mang nhiều sắc thái cung bậc khách nhau trước cảnh sông Bạch Đằng.
-Cảnh sông BĐ:
* Hùng vĩ, thơ mộng(bát ngát…một màu)+những chiến tích oai hùng ngày xưa -> tâm trạng của tác giả; vui, tự hào.
*Ảm đạm, hiu hắt, hoang vu nhuỗm màu tâm trạng, tang thương + thời gian đang đang làm phai mờ đi bao dấu tích xưa -> tâm trạng của tác giả; hoài cổ bâng khuâng, buồn, nuối tiếc.
Tác giả :Thương anh hùng, tiếc dấu vết.
2. Hình tượng các bô lão
-Có thể có thật , là những người dân địa phương ven sông Bạch Đằng,cũng có thể là do tác giả hư cấu để nói lên những tâm tư tình cảm của mình.
-Là những người kể lại và bình luận những chiến tích trên sông Bạch Đằng.(chứng nhân lịch sử)
-Đến với khách với tư cách là người địa phương,
với tấm lòng hiếu khách, tôn kính và hăm hở, tự hào kể lại chuyện xưa.
+Ngô chúa phá Hoằng Thao(Lưu Cung)
+Nhị thánh bắt Ô Mã
a.Kể về cảnh chiến trận
-Diễn ra gay go, quyết liệt “được thua chửa phân, Nam Bắc chống đối, nhật nguyệt phải mờ,bầu trời chừ sắp đổ.”
+Quân ta:với khí thế dũng mãnh quyết liệt (thuyền bè muôn đội, tinh kì phấp phới, hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói…)chiến đấu vì chính nghĩa để bảo vệ đất nước.
+Kể thù: Kiêu căng,ngạo mạn,chủ quan khinh địch, thế cường ,chước dối chúng đi xâm lược muốn quét sạch Nam bang 4 cõi.
-Kết quả:kẻ thù thất bại thảm hại,tan tác, đến nay mà nhục vẫn chưa rửa hết.
=> Lời kể đầy cảm hứng, súc tích, có hồi hộp nhưng vô cùng hào sảng,thể hiện 1 niềm cảm khái tự hào về những chiến công oai hùng của dân tộc .
b.Lời bình luận
-Các bô lão suy ngẫm, luận bàn về chỉ ra sự thất bại của kẻ thù và chiến thắng của quân ta.
Nguyên nhân thắng lợi của ta là:Trời cho ta địa thế hiểm, nhưng đièu cốt yếu là nhờ có nhân tài => khẳng định sức mạnh, vị trí của con người quyết định thành công.(cảm hứng nhân văn có tầm triết lí sâu sắc.)
-Đưa ra tuyên ngôn về chân lí:
Những người bất nghĩa tiêu vong
Nghìn năm chỉ có anh hùng lưu danh
3. Lời ca, lời bình của khách
-Tiếp lời của bô lão
+Ngợi ca công đức của 2 vua trần
+Bày tỏ khát vọng hoà bình
+Khẳng định sức mạnh lẽ sống, đạo đức dân tộc tiếp lời của bô lão:
“Bởi đâu đất hiểm,cốt mình đức cao”
-Tâm trạng của khách đã thay đổi, từ buồn thương , nuối tiếc ->hân hoan phơi phới, vui tươi tự hào.
4.Vài nét về nghệ thuật.
-Văn liền mạch, mang cảm hứng tráng ca và cảm xúc, tâm trạng hoài cổ xen lẫn niềm tự hào.
-Dùng điển tích
-Hình ảnh ước lệ
-Bố cục chặt chẽ…
IV. KẾT LUẬN
-Đây là tác phẩm tiêu biểu của văn học yêu nước thời Lí – Trần( bao trùm tác phẩm là tư tưởng yêu nước)
-Thể hiện lòng yêu nước và niềm tự hào về truyền thống anh hùng bất khuất và truyền thóngđaoj lí nhân nghĩa sáng ngời của dân tộc Việt Nam
-Thể hiện tư tuởng nhân văn cao đẹp qua việc đề cao vai trò, vị trí của con người.
**Bài tập nâng cao
Phân tích triết lí của tác giả về chiến công lịch sử ở đoạn 3.
+Củng cố, dặn dò hs chuẩn bị tiết sau(các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh)
+Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
Tiết:76 Làm Văn CÁC HÌNH THỨC KẾT CẤU VĂN BẢN THUYẾT MINH
Ngày soạn:10/01/2007
MỤC TIÊU: giúp học sinh
+Nắm được các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh.
+biết vận dụng các hình thức kết cấu phù hợp để viết một văn bản thuyết minh.
THIẾT KẾ DẠY HỌC
+Ổn định lớp
+Bài cũ
+Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1
Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh
-Hướng dẫn
-Cho hs đọc sgk
-Hướng dẫn hs thảo luận -> đưa ra những khái niệm chung về văn bản thuyết minh.
*Cho biết những yêu cầu khi viết văn bản thuyết minh?
-Nhận xét, chốt ý
Hoạt động 2
Tìm hiểu vềmột số hình thức kết
cấu của văn bản thuyết minh
-Yêu cầu hs chú ý sgk đưa rakhái niệm của 3 hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh
Hoạt động 3
LUYỆN TẬP
-Hướng dẫn hs luyện tập
-Chú ý
-Đọc sgk
+Thảo luận ->phát biểu, trả lời.
-Nêu ra những yêu cầu khi viết văn bản thuyết minh?
-chú ý, ghi chép.
-Chú ý, đưa ra những hình thức kết cấu và những khái niệm về các hình thức đó.
-Luyện tập, làm các bài tập sgk.
I. VĂN BẢN THUYẾT MINH LÀ GÌ ?
1.Khái niệm chung.
-Văn bản thuyết minh là văn bảngiới thiệu, trình bày một sự vật, hiện tượng, vấn đề tự nhiên, xã hội, con người nhằm cung cấp tri thức khách quan, chính xác cho người đọc.
-Nội dung của văn bản thuyết minh là trình bày cấu tạo, tính chất, quan hệ, công dụng,… của đối tượng.
2. Yêu cầu về viết văn bản thuyết minh.
+Phải sáng tỏ, mạch lạc.
+Phải giới thiệu theo trình tự nhất định
+Phải sắp xếp theo mối quan hệ bên trong sự vật hoặc theo quá trình nhận thức của con người.
+Tuỳ vào đối tượng mà sử dụng các mối quan hệ và lựa chọn một trật tự thích hợp vào việc xây dựng văn bản.
II. MỘT SỐ HÌNH THỨC KẾT CẤU CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH
Kết cấu theo trật tự thời gian
Kết cấu theo trật tự không gian
Kết cấu theo trật tự lôgích
III. LUYỆN TẬP
Bài tập 1 (trang 12 )
Bài tập 2 (trang 15 )
+Củng cố, dặn dò hs chuẩn bị tiết sau
Tiết:77 Làm Văn TRẢ BÀI 4 (Bài kiểm tra học kì Iø)
Ngày soạn:15/12/2006
MỤC TIÊU: Giúp học sinh
+Ôn tập, củng cố về văn biểu cảm.
+Đánh giá năng lực của HS qua bìa làm
+Rèn luyện thêm kĩ năng về làm văn, lập ý, diễn đạt…
B.THIẾT KẾ DẠY HỌC
+Ổn định lớp
+Trả bài
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1
NHẮC LẠI NHỮNG YÊU CẦU CỦA BÀI VIẾT
-Yêu cầu hs nhắc lại đề
-Nêu giải thích đáp án phần trắc nghiệm
-Chép đề lên bảng (làm văn)
-Yêu cầu hs cho biết yêu cầu của đề ra
Hoạt động 2
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CHUNG
-Nhận xét đánh giá chung bài làm của hs
*Ưu điểm.
+Nhìn chung phần lớn các em làm bài đáp ứng đươc yêu cầu đề ra
+Có nhiều em biết tìm tài liệu tham khảo
+Có sáng tạo và diễn đạt khá
-Lấy dẫn chứng một số bài của hs, tuyên dương.
*Nhược điểm
+Lỗi chính tả còn nhiều
+Vẫn còn em chưa có ý thức cao trong làm bài(cẩu thả,sơ sài…)
+Dùng từ đặt câu vẫn còn mắc nhiều lỗi diễn đạt(chưa biết ngắt câu, chuyển đoạn…
-Lấy dẫn chứng một số bài của hs->chỉ rõ những mặt yêu kém,phê bình.
Hoạt động 3
TRẢ BÀI
-Cho hs đứng trước lớp đọc 3 bài ở ba mức độ khác nhau để hs so sánh, đối chiếu, cảm nhân -> rút khinh nghiệm.
-Trả bài cho hs, yêu cầu hs xem kĩ bài làm và hướng dẫn hs tự sửa lỗi.
-Cho hs đổi bài cho nhau xem -> rút ra kinh nghiệm.
*Trả lời những thắc mắc của hs(nếu có)
+GV gọi tên lấy điểm
**Củng cố dặn dò.
+Nhấn mạnh lần nữa những lỗi hs thường mắc phải,dặn dò các em cần chú ý tránh
+Dặn HS chuẩn bị bài ôn tập làm văn ở học kì I.
-Nhắc lại đề ra
-Chú ý
-Nêu những yêu cầu của đề ra (làm văn)
+kiểu bài
+đề tài
+cách viết
+Lập ý
-Chú ý, nghe nhật xét của gv
-Tự liên hệ , đối chiếu với bài làm của mình
-Đọc những bài làm do gv yêu cầu, các em khác chú ý lắng nghe.
-Nhận bài, xem kĩ bài làm
- Sửa lỗi bài làm của mình
-Trao đổ bài -> rút khinh nghiệm
-Nêu những thắc mắc (nếu có)
-Hô điểm
*Chú ý tiếp thu, về nhà chuẩn bị bài mới.
Tiết:78,79 Đọc Văn THƯ DỤ VƯƠNG THÔNG LẦN NỮA
Ngày soạn:12/01/2007 -Nguyễn Trãi-
A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh
-Nắm được nội dung, ý nghĩa của tác phẩm
-Tính chiến đấu, chiến lược đánh vào lòng người của văn từ lênh do NT viết
B. THIẾT KẾ DẠY HỌC
+Ổn định lớp
+Bài cũ
+Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1
TÌM HIỂU TIỂU DẪN
-Hướng dẫn
-Cho hs đọc sgk
-Cho hs đọc tiểu dẫn+ tri thức đọc hiểu.
-Yêu cầu hs chú ý sgk, tìm hiểu về tác giả và bức thư
-Hướng dẫn +giảng…
Hoạt Động 2
ĐỌC HIỂU TÁC PHẨM
-Hướng dẫn, cho hs đọc tác phẩm,chia bố cục
-Hướng dẫn,cho HS thảo luận (4 nhóm)
-Yêu cầu trình bày, nêu nội dung của từng phần
- >Gv nhận xét,sửa
Hoạt Động 3
KHÁM PHÁ TÁC PHẨM
-Hướng dẫn,cho HS thảo luận (4 nhóm)
*Quan niệm của tác giả về thời thế ntn?
->Gv nhận xét,sửa
kết luận chung.
*Thời và thế thất bại của địch ở thành Đông Quan ntn?
-Tác giả khuyên giặc nên hành động ntn?
-Giảng giải thêm và chốt bài.
*Tư thế của người viết thư ntn?
*Niềm tin tất thắng và tinh thần ưa chuộng hoà bình của quân và dân ta được thể hiện ntn?
-Yêu cầu hs nêu vài nét về nghệ thuật
-Yêu cầu hs Đưa ra kết luận chung về
+nội dung
+nghệ thuật viết sử
+thái độ của tấc giả…
-Hướng dẫn hs làm bài tập nâng cao
+Đọc tiểu dẫn+ tri thức đọc hiểu ,chú ý trả lời?
+Chú ý
+Ghi chép những nội dung cơ bản.
+Chú ý, đọc tác phẩm
+Chia bố cục
+Thảo luận về nội dung của văn bản.
+Trả lời, ghi chép
+Chú ý, tìm hiểu, phân tích tác phẩm
+Nêu quan niệm của tác giả về thời thế
+Chú ý
+Thảo luận trả lời,
ghi chép
-Chỉ ra những cớ bại vong của giặc
+Chú ý
+Thảo luận trả lời,
ghi chép
Nêu lên tư thế của người viết thư
+Chú ý
+Thảo luận trả lời,
ghi chép
-Phát biểu tranh luận tự do…
Nêu vài nét về nghệ thuật
-Đưa ra kết luận chung
+nội dung
+nghệ thuật viết sử
+thái độ của tấc giả…
-Làm bài tập nâng cao
I.TIỂU DẪN
-Bức thư số 35 trong “Quân trung từ mệnh tập” -> văn từ lệnh dùng trong quân sự.
-Mục đích của bức thư: Dụ hàng.
-Viết vào tháng 2/1427 lúc này quân Vương Thông đang ở cố thủ trong thành Đông Quan (Thăng Long) còn quân Lam Sơn đang vây ở ngoài.
II.ĐỌC HIỂU TÁC PHẨM. (sgk)
Đọc
Chia bố cục (3 phần)
Phần 1:(từ đầu………nói việc binh được )
ND:Quan niệm của tác giả về thời thế đối với người giỏi dùng binh.
Phần 2 :( tiếp………thành Đông Quan )
ND:Phân tích từng điểm thời và thế thất bại của địch ở thành Đông Quan.
Phần 3( còn lại)
ND: Khuyên hàng, hứa hẹn những điều tốt đẹp và sỉ nhục bọn giặc.
III .KHÁM PHÁ TÁC PHẨM
1.Quan niệm của tác giả về thời thế đối với người giỏi dùng binh.
-Biết địch, biết ta trăm trận trăm thắng
-Kẻ địch không chỉ là không biết thời thế mà còn che đậy.
-Tác giả chỉ rõ thời thế là vạch ra sự dối trá của chúng.
- Người giỏi dùng binh không chỉ biết thắng mà còn phải biết lùi, biết lợi hại thiệt hơn.
2.Thời và thế thất bại của địch ở thành Đông Quan.
-Tác giả chỉ ra thế của quân Minh ở thành Đông Quan và đưa ra 6 cớ bại vong của chúng.
+Chính sách hà khắc
+Phía Bắc có giặc Thiên Nguyên
+Trong nước có nổi loạn Tầm Châu
+Thành bị vây không viện binh
+Dân trong thành căm gét
+Quân lính oán trách
->6 cớ bại vong đó là đó là những lí lẽ không thể bác bỏ.
3. Tác giả phân tích thiệt hơn và nêu ra hai khả năng cho chúng lựa chon Một là đầu hàng, hai là đêm quân ra đánh. Và tác giả khuyên chúng nên hàng là coalợi nhất.
4.Tư thế của người viết thư.
+Với các tướng nhaMinh (Vương Thông, Sơn Thọ) thì bàn lẽ phải dụ hàng.
+Bọn Phương Chính Mã Kì thì xỉ mắng và quyết tiêu diệt
+Thể hiện thế áp đảo của quân ta
+Vừa xỉ mắng để hạ uy thế địch, vừa dùng lí lẽ phân tích -> tác động vào lí trí kẻ địch lại thách đánh đểchứng tỏ sức mạnh của quân ta.
5 Niềm tin tất thắng va øtinh thần ưa chuộng hoà bình.
-Thể hiện ở chỗ chỉ rõ sự thất bại của địch
-Thiện chí đối với quân Minh, không chủ trương tiêu diệt mà tạo điều kiên chu lui
-Hứa hẹn những điều tốt có lợi với chúng
-Không muốn gây thù chuốc oán, muốn giữ quan hệ láng giềng tốt đẹp, hoà hiếu -> chiến lược sáng suốt.
6. Vài nét về nghệ thuật
-Lập luận chặt chẽ
-Kết hợp lí lẽ, thái độ khinh bỉ, xỉ mắng, khiêu khích, hách thức-> nói lên thế mạnh của quân ta.
-Vừa dùng lí+vỗ về+hứa hẹn…
*sách lược “Mưu phạt tâm công”
IV.KẾT LUẬN
-Là nhà văn, một cây bút chính luận lỗi lạc. Những bức thư địch vận của ông có sức mạnh hơn ngàn quân, đó là thứ vũ khí sắc bén. Với bức thư dụ Vương Thông lần nữa đã minh chứng cho tài nghệ bậc thầy về văn chương đánh giặc của Nguyễn Trãi.
**Bài tập nâng cao
+Củng cố, dặn dò hs chuẩn bị tiết sau
File đính kèm:
- Giao an Ngu Van 10 Nang cao Tiet 73 79.doc