Giáo án Ngữ văn 7 học kỳ II

A) Mục tiêu bài học

– Giúp HS hiểu sơ lược thế nào là tục ngữ

– Hiểu nội dung một số hình thức nghệ thuật, ý nghĩa của những câu tục ngữ trong bài học

B)Chuẩn bị

1) Giáo viên:

2) Học sinh:

C) Tiến trình lên lớp

* Ổn định lớp ( 1 phút)

* Kiểm tra bài cũ

* Bài mới.

- Giới thiệu bài: tục ngữ là một thể loại văn học dân gian nó được ví như kho báu của kinh nghiệm và trí tuệ dân gian là " Trí khôn dân gian vô tận"

- TN có nhiều chủ đề trong tiết học hôm nay cô trò ta ddi vào tìm hiểu và câu tục ngữ có chủ đề về tục ngữ và lao động sản xuất, qua đó các em càng làm quen với cách nhìn nhận về tự nhiên và công việc lđsx đồng thời đọc cách diễn đạt ngằn gọn, hàm xúc, uyển chuyển của nhân dân.

 

doc128 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1214 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 học kỳ II, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 73 : tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất Ngày soạn:…./…../…. Ngày dạy: …./…../…. A) Mục tiêu bài học Giúp HS hiểu sơ lược thế nào là tục ngữ Hiểu nội dung một số hình thức nghệ thuật, ý nghĩa của những câu tục ngữ trong bài học B)Chuẩn bị 1) Giáo viên: 2) Học sinh: C) Tiến trình lên lớp * ổn định lớp ( 1 phút) * Kiểm tra bài cũ * Bài mới. - Giới thiệu bài: tục ngữ là một thể loại văn học dân gian nó được ví như kho báu của kinh nghiệm và trí tuệ dân gian là " Trí khôn dân gian vô tận" - TN có nhiều chủ đề trong tiết học hôm nay cô trò ta ddi vào tìm hiểu và câu tục ngữ có chủ đề về tục ngữ và lao động sản xuất, qua đó các em càng làm quen với cách nhìn nhận về tự nhiên và công việc lđsx đồng thời đọc cách diễn đạt ngằn gọn, hàm xúc, uyển chuyển của nhân dân. Tục ngữ là gì? Tục ngữ là câu nói dân gian ngắn gon ổn định có nhịp điệu hình ảnh thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt ( tự nhiên, lđsx, xã hội) được nhân dân vận dụng vào đời sống sản xuất, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày. TN là một thể loại của thơ ca dân gian giàu tình trí tuệ. Đọc hiểu cấu trúc văn bản - Văn bản này gồm 8 câu TN gồm 2 đề tài : TN về thiên nhiên và TN về lđsx. Hãy sắp xếp các câu tục ngữ vào mỗi nhóm đề tài trên? + Từ câu 1-4: TN về thiên nhiên + Từ câu 5-8: Tn về lđsx - Nhóm TN về đề tài thiên nhiên đúc rút kinh nghiệm từ những hiện tượng nào? + Hiện tượng thời gian câu 1 + Hiện tượng thời tiết câu 2,3,4 - Nhóm Tn về lđsx đúc rút kinh nghiệm từ những hoạt động nào? + Hoạt động trồng chọt và chăn nuôi Đọc hiểu nội dung 1- Tục ngữ đúc rút kinh nghiệm từ thiên nhiên a- Câu 1: HS đọc lại - Hãy quan sát câu TN nghĩa của vế thứ nhất, thứ 2 nói về cái gì? + đêm tháng năm ngắn + Ngày tháng mười ngắn → Nghĩa cả câu: Tháng năm đêm ngắn tháng mười ngày ngắn - Em có nhận xét gì về vần điệu câu TN? + Cả 2 vế đều có vần lưng: năm - nằm ; mười - cười - Nghệ thuật sử dụng? + Cách nói ngọa du" chưa nằm đã sáng , chưa cười đã tối " - Theo em cách nói ngọa du ấy có tác dụng gì? + Nhằm nhấn mạnh độ ngắn của thời gian gây ấn tượng độc đáo khó quên - ở nước ta tháng năm thuộc mùa hạ tháng mười thuộc mùa đông thì ngược lại - Bài học được rút ra từ câu TN này là gì? + Bài học vẽ cách sử dụng thời gian trong cuộc sống con người sao cho sử dụng hợp lí với mỗi mùa hạ đông. ? Bài học đó được áp dụng như thế nào trong thực tế? - Lịch làm việc mùa hạ khác mùa đông - Chủ động trong giao thông đi lại b- Câu 2: Mau sao thì nắng vắng sao thì mưa ? Nghĩa của vế: Mau sao thì nắng ? - Mau: dày nhiều - Sao tren bầu trời đêm →Sao đêm dày thì ngày hôm sau trời nắng ? Nghĩa của vế vắng sao thì mưa - Vắng ít hoặc không có →sao đêm ít hoặc không có thì trời hôm sau sẽ mưa ? Nghĩa cả câu - Đêm sao dày bao nhiêu ngày hôm sau trời nắng - Đêm không sao bao nhiêu ngày hôm sau sẽ mưa ? Kinh nghiệm được đúc kết từ hiện tượng này là gì ? - Trông sao đoán thời tiết mưa nắng ? Trong thực tế đời sống kinh nghiệm này được áp dụng như thế nào ? - Nắm được thời tiết mưa nắng để chủ động công việc hôm sau. c- Câu 3 : Ráng mỡ gà, có gà thì giữ ? Giải nghĩa về: Ráng mỡ gà ? - Ráng sắc màu phía chân trời do mặt trời chiếu vào mây tạo thành - Ráng mỡ gà: Sắc vàng màu mỡ gà xuất hiện ở phía chân trời ? Giải nghĩa về: Có nhà thì giữ? - Nhà ở con người - Giữ trông coi bảo vệ →Trông giữ nhà cửa của mình GV mở rộng nếu diễn đạt đầy đủ câu TN này sẽ như sau: Khi chân trời xuất hiện màu vàng như mỡ gà ai có nhà cửa phải lo giữ gìn bảo vệ ? Kinh nghiệm được đúc rút từ hiện tượng ráng mỡ gà là gì? - Ráng vàng xuất hiện phía chân trời ấy là điềm sắp có bão - Nhân gian không chỉ xem ráng đoán bão mà còn xem chuồn chuồn để đoán bão VD tháng bảy heo mây chuồn bay thì bão - Hiện tượng kĩ thuật thiên nhiên đã cho phép con người dự báo khá chính xác bão. vậy kinh nghiệm này có còn tác dụng không? + Vẫn còn tác dụng với vùng sâu vùng xa d- Câu 4: Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt ? Nghĩa của vế 1 - Tháng bảy âm lịch kiến ra vào nhiều ? Nghĩa vế 2 - Lo sẽ còn lụt nữa ? Kinh nghiệm nào được rút ra từ hiện tượng này? - Thấy kiến ra vào nhiều vào tháng 7 -8 sẽ còn lụt ? Bài học rút ra từ kinh nghiệm dân gian này - Vẫn phải lo đề phòng lũ lụt sau tháng 7 âm lịch 2- TN về kinh nghiệm trong lđsx a- Câu 5 : Tấc đất tấc vàng ? Nghĩa cả câu TN - Mảnh đất rất nhỏ bằng một lượng vàng lớn ? Kinh nghiệm nào được đúc rút từ câuTN này? - Đất quí hơn vàng ? Bài học thực tế từ kinh nghiệm này là gì ? - Giá trị cảu đất đai trong đời sống lđsx cảu con người b- Câu 6 : Nhất canh trì , nhi canh viên, tam canh cần ? Giải nghĩa câu TN này ? - thứ nhất nuôi cá , thứ nhì làmn vườn, thứ 3 làm ruộng ? Bài học thực tế từ kinh nghiệm này là gì ? - Muốn làm giàu phải phát triển thủy sản ? Trong thực tế đời sống kinh nghiệm này được áp dụng như thế nào ? - Nghề nuôi tôm cá ở nước ta ngày càng phát triển c- Câu 7: Nhất nước - các chữ nhất, nhì, tam,tứ có nghĩa gì ? ? Nghĩa của cả câu TN là gì ? ? Câu Tn này nói tới VĐ gì - Các yếu tố của nghề trồng lúa ? Kinh nghiệm trồng trọt được đúc kết từ câu Tn này là gì ? - Nghề trồng lúa vẫn cần 4 yêu tố trong đó nước là quan trọng nhất ? Hãy tìm những câu Tn gần gũi với kinh nghiệm này? - Một lượt tát một bát cơm - Người đẹp vì lụa lúa tốt vì phân ? Bài học thực tế từ kinh nghiệm này là gì? - Nghề làm ruộng đủ 4 yếu tố trên thì lúa rất tốt, mùa màng bội thu d- Câu 8: Nhầt thì, nhì thục ? Nghĩa của thì, thục - Thì thời vụ thích hợp - Thục: Đất canh tác hợp cây trồng ? Nghĩa cả câu - Thứ nhất là thời vụ thứ 2 là đất canh tác ? Bài học thực tế từ kinh nghiệm này là gì? - trong trồng trọt cần đảm bảo 2 yếu thời vụ và đát đai trong đó thời vuj là quan trọng hàng đầu ? Hình thức câu Tn này có gì đặc biệt? - Rút gọn đối xứng Tổng kết ? Những kinh nghiệm đục kết từ hiện tượng TN và lđsx cho thấy người lao động đã có những khả năng nào? - Bằng vào thực tế đã đưa ra những nhận xét chính xác về một số hiện tượng tự nhiên đề chủ động trong lao động - Am hiển sâu sắc nghề nông - Sẵn sàng chuyền bá kinh nghiệm làm ăn cho mọi người ? Để những kinh nghiệm đó dễ thuộc dễ nhớ daqan gian đã diễn đạt như thế nào? - Câu ngắn gọn - Thường có 2 vế đối xứng - Có vần nhịp ? Tn về lđsx và tự nhiên có ý nghĩa gì trong cuộc sống hôm nay? - Kết hợp với khoa học dự đoán chính xác hơn các hiện tượng thời tiết để chủ động trong nhiều việc của đời sống hiện tại Giáo án: Văn học 7 Giáo viên: Mai Thị Huyền Tiết 74 : chương trình địa phương (Phần văn và tập làm văn) Ngày soạn:…./…../…. Ngày dạy: …./…../…. A) Mục tiêu bài học Sưu tầm những câu ca dao, dân ca, TN viết về những sản vật, di tích danh nhân được lưu hành ở địa phương Tăng thêm hiểu biết về địa phương và quê hương B)Chuẩn bị 1) Giáo viên: 2) Học sinh: C) Tiến trình lên lớp * ổn định lớp ( 1 phút) * Kiểm tra bài cũ - Đọc thuộc lòng những câu Tn về thiên nhiên và lđsx * Bài mới. I- Nội dung thực hiện 1) Sưu tầm nhưng câu ca dao, dân ca, Tn lưu hành ở địa phương mà nhất là những câu đặc sắc mang tình địa phương 2) Mỗi HS ghi được ít nhất 20 câu II- Phương pháp thực hiện 1) Xác định rõ đối tương sưu tầm GV cho HS ôn lại khái niệm, CD, TN HS hiểu thế nào là một câu ca dao TN Xác định đúng đắn những bài ca dao TN lưu hành ở địa phương nói về địa phương 2) Cách sưu tầm - Tìm tòi người địa phương - Chép lại từ sách báo ở địa phương - tìm các sách ca dao TN về địa phương 3) Sưu tâm và sắp xếp ca dao TN riêng theo trật tự ABC 4) Lớp thành lập nhóm biên tập và thu lại cho GV Giáo án: Văn học 7 Giáo viên: Mai Thị Huyền Tiết 75,76 : tìm hiểu chung về văn nghihh luận Ngày soạn:…./…../…. Ngày dạy: …./…../…. A) Mục tiêu bài học HS tập làm quen với văn nghị luận từ các ý kiến nêu ra trong cuọco họp ,các bài xã luận, bình luận bài phát biểu ý kiến trên báo trí… Mục đích nghị luận B)Chuẩn bị 1) Giáo viên: 2) Học sinh: C) Tiến trình lên lớp * ổn định lớp ( 1 phút) * Kiểm tra bài cũ * Bài mới. I- Nhu cầu nghị luận văn bản nghị luận 1) Nhu cầu nghị luận - Trong cuộc sống em có thường gặp các VĐ và câu hỏi kiểu dưới đây không? ? Vì sao em đi học? ? Vì soa con người cần phải có bạn bè? ? Theo em như thế nào là sống đẹp. ? Theo em hút thuốc lá tốt hay sấu , lợi hay hại. ? Nếu khi gặp các VĐ này em có trả lời bằng các kiểu văn bản đã học : Mô tả kể chuyện, biểu cảm không? - Không. ? Để trả lời những câu hỏi đó hàng ngày em gặp trên truyền hình, báo trí, đài phát thanh đó là kiểu văn bản nào? - Giải thích - Bình luận - Chứng minh 2) Thế nào là văn bản nghị luận - VB: Chống nạn thất học ? Bác Hò viết bài này nhằm mục đích gì ? - Kêu gọi nhân dân chống nạn thất học, mù chữ. ? Để thực hiện mục đích ấy baìo viết nêu ra những ý kiến nào ? - Khi TDP thi hành chính sách ngu dân … - Số ngơừi Vn thất học … - Học tập là quyền lợi và bổn phận cảu con người ? Những ý kiến ấy được diễn đạt thành những luận điểm thế nào? - Một trong những công việc phải thực hiện cập tốc trong lúc này là nâng cao dân trí… - Mọi người VN phải hiểu biết quyền lợi của mình bổn phận của mình phảI có kiến thức mới …. Quốc ngữ. GV đó là những luận điểm vì chúng mang quan điểm của t/g với các luận điểm đó t/g đề ra nhiệm vụ cho mọi người ? Câu có luận điểm gì . - Đó là những câu khẳng định một ý kiến một tư tưởng ? Để ý kiến có sức thuyết phục bài viết nêu nên nhưng lí lẽ nào? - Tình trạng thất học , lạc hậu trước CM tháng 8 - Những điều kiện cần phải có để người dân tham gia xd nước nhà - Những khả năng thực tế trong việc chống nạn thất học * Ghi nhớ ( HS đọc SGK) III- Luyện tập 1) Bài tập 1: cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội a) Đây có phải bài văn nghị luận không?Vì sao? - Đó là bài văn nghị luận b) Tác giả đề xuất ý kiến gì ? Những dòng câu văn nào thực hiện ý kiến đó ? - Cần tọa ra thói quen tốt gạt bỏ thói quen sấu ? Bài nghị luận này có nhằm giải quyết vấn đề có trong thực tế không? Em có tán thành những ý kiến của bài viết không? Vì sao? - Giải quyết vấn đề c ó trong thực tế giải quyết những điều sấu đã trở thành thói quen . - em có tán thành những ý kiến của bài viết, vì người viết đã kêu gọi mọi người hãy loại bỏ những thói quen sấu không có lợi bằng nhiều lí lẽ và dẫn chứng rõ ràng. 2) Bài tập 2: ? Bố cục của bài văn trên? - 3 phần: Mở bài nghị luận Thân bài : Trình bày những thói quen sấu cần loại bỏ Kết bài : Nghị luận 3) Bài tập 4: VB này kể chuyện để nghị luận. Hai cái hồ có ý nghĩa tượng trưng; từ 2 cái hồ mà nghĩ tới 2 cách sống của con người D) Củng cố và hướng dẫn Học thuộc ghi nhớ Làm hoàn chỉnh bài tập 5/ SGK Giáo án: Văn học 7 Giáo viên: Mai Thị Huyền Tiết 77 : tục ngữ về con người và xã hội Ngày soạn:…./…../…. Ngày dạy: …./…../…. A) Mục tiêu bài học HS hiểu nội dung ý nghĩa qua một số yếu tố nghệ thuật ( Vần, nhịp, so sánh, ẩn dụ ) của 9 câu TN Tích hợp với phần TV ở bài rút gọn câu và TLV ở bài " Tìm hiểu đề văn nghịi luận" rèn kĩ năng học thuộc lòng phân tích TN B)Chuẩn bị 1) Giáo viên: 2) Học sinh: C) Tiến trình lên lớp * ổn định lớp ( 1 phút) * Kiểm tra bài cũ ? đọc và nêu cảm nhận cảu em về 1 trong 8 câu Tn đã học ở bài 18 * Bài mới. - Giới thiệu: Ngoài những câu TN thể hiện những kinh nghiệm qua quan sát các hiện tượng tự nhiên hay lđsx, người bình dân VN vốn rất nghiêm khắc với bản thân với mong muốn có một xã hội tốt đẹp hơn nên họ cũng quan sát nhiều biểu hiện của con người và các biểu hiện xã hội và rút ra kinh nghiệm quí giá. Chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề này qua bài văn "TN về con người và xã hội" I- Đọc văn bản và hiểu bố cục 1) Hướng dẫn đọc văn bản : Chú ý cách ngắt nhịp vần lưng phù hớp từng câu GV nêu VD đọc mẫu HS đọc ? Các em đã nghe đọc về nhà đã soạn bài hãy dựa vào ý hiểu để xác định bố cục - Gồm 3 phần: + 3 câu đầu: TN về phẩm chất con người + Câu 4,5,6 : TN về học tập tu dưỡng + Câu 7,8,9 : TN về quan hệ ứng sử ? Ngoài ra có ý kiến gì khác không ? - GV nếu vậy chúng ta thống nhất với ý kiến của bạn để hiểu rõ ý nghĩa của VB ta chuyển sang phần. II- Tìm hiểu VB 1) TN về phẩm chất con người - Câu 1 nghi bảng phụ - HS đọc - HS theo dõi chú thích 1 ? Câu TN sử dụng nghệ thuật gì ? - Phép so sánh với những đơn vị chỉ số lượng và phép nhân hóa ? Tác dụng của những yếu tố nghệ thuật đó ? - Đề cao giá trị của con người so với của cải ? Dụng ý của người xưa gửi gắm những câu TN này là gì ? - Câu TN khẳng định từ coi trọng con người, giá trị cảu con người của nhân dân ta. ? Theo em từ đó có đúng không ? Ta phải làm gì để thực hiện từ đó ? - Từ đó rất đúng vì vậy ta luôn phải yêu quí tôn trọng và bảo vệ con người không nên để của cải che lấp con người. ? Trong xã hội ngày nay nên sử dụng câu TN này trong những văn cảnh nào sau đây? a. Phê phán những TH coi của hơn người b. An ủi động viên những TH mà nhân dân cho là " Của đi thay người " c. Nói về tư tưởng đạo lí triết lí sống của nhân dân đặt con người lên trên mọi thứ của cải d. Quan niệm về sinh đẻ trước đây: Muốn đẻ nhiều con Đáp án a,b,c ? Hãy tìm một số câu TN có ý nghĩa tương tự? - Người làm ra của chứ của không làm thay người - Lấy của che thân chứ không lấy thân che của - Người sống hơn đống vàng GV câu TN này cũng có TH đọc là " Môt mặt người hơn mười mặt của " nhằm nhấn mạnh hơn ý nghĩa Chuyển: NGười xưa thường nói " Trông mặt mà bắt hình dung" chúng ta thường quan sát hình thức để đánh giá nội dung. Người xưa cũng vậy họ thường dùng mắt quan sát để đánh giá về con người ta cũng xem họ nói gì qua câu TN số 2. HS đọc GV ghi lên bảng ? hãy nhận xét về cách ngắt nhịp câu TN ? - Nhịp 2/2/4. ? Cách ngắt nhịp đó tạo âm điệu gì ? - Dứt khoát ? Răng tóc tự nhiên giúp ta hiểu gì về người chủ của nó ? - Tính cách ? Lấy VD - Mái tóc mượt mà ống ả, gọn gàng → người khỏe mạnh, giản dị - Mái tóc chau chuốt cầu kì → Người ưa hình thức - Mái tóc xộc xệch → Người cẩu thả bừa bãi GV như vậy ta cần hiểu rằng những gì thuộc về hình thức bề ngoài đều thể hiện nhân cách của con người như cách trang phục, cách đi đứng, lời ăn tiếng nói ? Hãy tìm một vài câu( TN hay ca dao) pha nội dung đó - Đất tốt trồng cây rườm rà Những người … - Đất sấu…. Những người… ? Câu Tn trên được sử dụng những văn cảnh nào ? - Khuyên nhủ nhắc nhở con người phải biết giữ gìn răng tóc cho sạch đẹp - Thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá bình phẩm con người của nhân dân Câu 3: Đói cho sạch rách cho thơm GV hướng dẫn - Phép đối mối quan hệ 2 vế đối nhau - Nghĩa của 2 cặp từ : Đói - rách ; sạch - thơm Từ đó hiểu nghĩa đen và nghĩa bóng của cả câu Chuyển: học tập tu dưỡng là việc làm thường xuyên của tất cả mọi người nếu muốn hoàn thiện mình. Có lẽ đó cũng là điều mà người xưa thường tâm đắc. họ đã nói gì về điều đó ta sẽ tìm hiểu nội dung thứ 2 2) TN về học tập tu dưỡng - HS đọc câu 4 GV ghi bảng ? Quan sát cho biết. Cấu tạo câu TN có gì đặc biệt ? Điệp từ học có tác dụng gì? - Về cấu tạo câu TN có 4 vế điệp từ học lặp lại 4 lần vừa nhấn mạnh vừa mở ra những điều con người cần phải học. ? Theo em tại sao con người cần phải học ăn học nói - Vì cách ăn nói thể hiện trình độ văn hóa nếp sống tính cách tâm hồn của con người ? hãy tìm 1 số câu nói khác pha nội này ? Chim khôn nghe tiếng rảng rang Người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe Trước đây cô đã được chứng kiến 1 cuộc thi HS thanh lịch của trường CĐSP trong phần thi ứng sử vòng chung kết có câu hỏi: theo bạn thanh lịch có được tức giận không ? Một thí sinh đã trả lời " Theo tôi tất cả mọi người đều cần tức giận chỉ có một điều người thanh lịch khi tức giận cũng không thể đánh mất sự tức giận sự thanh lịch của mình " và bạn thí sinh đó chính là bạn đoạt giải nhất hiện giờ bạn ấy là cô giáo TRần Quỳnh Vân của trường THCS Phùng Chí Kiên- TP Nam Định ? Vậy theo em học ăn phải học như thế nào ? - Học cách dùng dụng cụ ăn uống cho gọn gàng sạch sẽ tránh tạo cảm giác mất ngon đối với người xung quanh ? Còn học nói? - Học cách dùng từ ngữ giọng điệu thái độ cho phù hợp với từng văn cảnh GV trong c/s nói năng, giao tiếp với người khác thật khó. Vì vậy ta cần phải chú đến đối tượng mục đích và nội dung giao tiếp để có cách nói cho phù hợp nhằm đạt được mục đích giao tiếp vì " Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau" ? Em hiểu như thế nào về 2 vế còn lại của câu ? - Học gói học mở là học cách làm ăn hàng ngày ? Em hãy khái quát nội dung của câu TN ? - ý nghĩa của cả câu là muốn sống có văn hóa, lịch sự thì cần phải học từ cái lớn đến cái nhỏ và học thường xuyên hành vi sẽ không được điều chỉnh nên dễ mắc lỗi Câu 5 và câu 6 - Trước khi đi vào phần thảo luận 2 câu TN này cô gợi ý một chút để chúng ta dễ nhận biết ? Hãy nhận xét về giọng điệu và ý nghĩa của câu TN số 5? - Giọng điệu thách đố câu TN khẳng định vai trò công ơn của thầy cô- Người dạy ta từ bước đi ban đầu về tri thức cách sống đạo đức vì vậy phải biết trọng thầy ? Câu TN số 6 nói nên điều gì ? - So sánh vai trò của việc học thầy với học bạn mang ý nghĩa đề cao bạn một cách rõ ràng qua từ " Không tày". GV trên cơ sở đó các em cùng suy nghĩ thảo luận câu hỏi 3 SGK - Thảo luận 5 phút - Đáp án: 2 câu trên nếu đọc qua có vẻ mâu thuẫn song suy nghĩ kĩ thì thấy chúng bổ sung cho nhau. Vì trong học tập con người không thể thiếu thầy có thầy mới mong thành đạt. nhưng thầy không thể dạy ta tất cả moị điều mà ta phải tự quan sát tìm hiểu qua c/s hàng ngày mới mong hoàn thiện con người vì vậy phải học thêm từ những người xung quanh để mở rộng kiến thức mà thầy đã dạy + Muốn sang … Muốn con.. + Nhất tự vi… ? kinh nghiệm được gửi gắm ở đây là gì ? - Đề cao cả việc học thầy và học bạn. 3) Kinh nghiệm và bài học về quan hệ ứng sử - Câu 7 HS đọc ? Em hiểu thế nào là - Thương người, thương người khác - Thương thân thương mình ? Câu TN thể hiện cách nói gì ? Dụng ý của cách nói ấy ? - Cách so sánh ngang bằng nêu lên ý nghĩa thương mình thế nbào thì thương người thế ấy ? Kinh nghiệm được đúc kết ở đây là gì ? - đã gọi là tình thương thì không phân biệt đối tượng tình thương là một t/c rộng lớn cao cả ? Câu Tn còn gửi gắm điều gì ? - Hãy sống nhân ái vị tha ? Tìm một số câu có ý nghĩa tương tự? - Bán anh em xa… - Một son ngựa đau… Câu 8: ăn quả nhớ … ? Em hiểu thế nào là - Quả: thành quả - kẻ trồng cây: người tạo thành quả ? ý nghĩa của cả câu - Hưởng thành quả phải biết ơn người tạo ra thành quả đó ? câu TN sử dụng nghệ thuật gì - ẩn dụ ? Phép ẩn dụ đó dựa trên cơ sở: - Cơ sở là hiện tượng có thực tế:Hoa quả đều phải qua một quá trình trồng, chăm sóc mới có được nên ăn quả phải nhớ đến người trồng trọt ? Kinh nghiệm được đúc kết ở đây là gì ? - Không thành quả nào tự nhiên mà có vì vậy phải biết chân trọng biết ơn tạo ra thành quả đó ? ý nghĩa của cả câu - Chân trọng sức lao động của con người - Không lãng phí - Biết ơn người đi trước - Chân trọng quá khứ Câu 9: HS đọc ? Theo em hình ảnh: Một cây, ba cây em hiểu như thế nào? - Một là số ít, ba là số nhiều → đây là cách nói phiếm chữ rất quen thuộc trong dân gian ? Tại sao cây lại tạo thành núi cao? Cách nói này có gì đặc biệt - Một cây đơn lẻ không làm thành rừng núi nhiều cây gộp lại thành rừng núi cao. ? Phải chăng câu TN chỉ nói đến hình ảnh thực tế đó không ? Câu TN thể hiện kinh nghiệm gì về nhà các em suy nghĩ trả lời III- Tổng kết 1) Chỉ ra những nét nghệ thuật tiêu biểu của các câu TN vừa học 2) Tại sao 9 câu TN pha 3 nội dung khác nhau cần được xếp vào một VB như SGK - Về hình thức chúng đều là những câu nói ngắn gọn có vần nhịp thường dùng nghệ thuật so sánh ẩn dụ - Về nội dung pha những kinh nghiệm về con ngươì và xã hội 3) Em hiểu gì về những kinh nghiệm và bài học gửi gắm qua những câu TN ? * Ghi nhớ SGK IV- Luyện tập - Tìm những câu TN đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với những câu TN trong bài 19 đã học D) Củng cố và hướng dẫn Học thuộc những câu TN và ý nghĩa của những câu TN ấy Hoàn thành bài tập SGK Giáo án: Văn học 7 Giáo viên: Mai Thị Huyền Tiết 78 : rút gọn câu Ngày soạn:…./…../…. Ngày dạy: …./…../…. A) Mục tiêu bài học HS nắm được cách rút gọn câu và tác dụng của rút gọn câu trong nói và viết Tích hợp với bài " Tục ngữ về con người và xã hội " và " tìm hiểu đề bài văn nghị luận" Rèn kĩ năng chuyển đổi từ câu đầy đủ sang câu rút gọn và ngược lại B)Chuẩn bị 1) Giáo viên: 2) Học sinh: C) Tiến trình lên lớp * ổn định lớp ( 1 phút) * Kiểm tra bài cũ -GV ghi bảng VD Cậu mua quyển sách này ở đâu? ? Hãy trả lời câu hỏi bằng 2 cách ở Hà Nội Tôi mua quyển sách này ở HN ? Nhận xét về 2 câu trả lời đó? - 1 câu ngắn gọn, 1 câu dài GV cả 2 câu trả lời đều đúng mặc dù độ dài ngắn khác nhau. đây là hiện tượng đặc biệt của ngữ pháp tiếng việt Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu rút gọn câu * Bài mới. I- Thế nào rút gọn câu? GV treo bảng phụ - HS quan sát mục 1 ? Cấu tạo 2 câu sau có gì khác nhau? a) học ăn, học nói, học gói, học mở. b) Chúng ta … - 2 câu thêm từ "chúng ta " ? Xác định chức vụ của từ này - làm chủ ngữ. ? Vậy sự khác nhau giữa 2 câu trên là gì - Câu 1 thiếu chủ ngữ - Câu 2 đủ CN- VN ? Tìm những từ ngữ có thể làm CN trong câu a - Tôi - Người VN ta cần * Thảo luận. Hãy cho biết vì sao CN ở câu a được lược bỏ? - CN ở câu a có thể lược bỏ vì đây là 1 câu TN đưa ra 1 nhận xét hoặc khuyên mọi người về một vấn đề chung của người VN ta. - Vì yêu cầu của TN là phải ngắn gọn. GV khái quát : Chủ ngữ trong câu a có thể lược bỏ bởi đây là một câu TN đưa ra một lời khuyên cho mọi người hoặc khuyên mọi người về một vấn đề chung của người VN ta. * Chuyển: ta có thể lược bỏ được những thành phần nào các em hãy theo dõi mục 4 GV treo bảng phụ HS đọc VD a ? Câu in đậm lược bỏ thành phần nào - Vị ngữ HS đọc VD b ? Câu trả lời chỉ có thành phần nào? - Trạng ngữ ? Vậy qua VD mục 1,2 vận dụng ở mục 4 em thấy có thể lược bỏ những thành phần nào? - CN - VN - VN hay CN GV: Việc lược bỏ các thành phần đó gọi là rút gọn câu GV nhắc HS quan sát những câu đã được khôi phục những thành phần bị lược bỏ ? Những câu sau khi khôi phục em có nhận xét gì - Dài hay lặp từ ? Việc dùng câu rút gọn có tác dụng gì ? - Làm cho câu gọn thông tin nhanh,tránh lặp từ ? Lấy VD trong đó lược bỏ CN - Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ ? Câu ấy muốn nói tới hành động của ai - Hành động chung của mọi người GV những ý mà chúng ta vừa rút ra đó chính là nội dung cần ghi nhớ HS đọc ghi nhớ SGK III- Cách dùng câu rút gọn GV gạch chân: chạy loang quang,nhảy dây , chơi kéo co. ? Các em hãy làm bài vào giấy nháp với câu hỏi sau: ?Thêm những từ ngữ thích hợp vào những câu in đậm để chúng được đầy đủ và cho biết những từ ấy đóng vai trò gì trong câu? - HS chữa bảng phụ. thêm chủ ngữ : Các bạn Mấy bạn HS lớp 8A Mấy bạn HS lớp 8C - Như vậy các câu đó đều bị bỏ VN ? Các em hãy cùng thảo luận và cho biết ? Có lên rút gọn câu như vậy không? Vì sao? - Các bàn cử đại diện trả lời Bàn 1: không nên rút câu như vậy vì rút gọn như vậy làm cho câu rất khó hiểu Bàn 2: bổ sung trong văn cảnh không xuất hiện CN nên việc khôi phục rất khó ? Vậy qua VD này em thấy cần chú ý thêm điều gì khi dùng câu rút gọn? - Tránh gây khó hiểu với người đọc GV ngoài ra ta cần chú ý thêm điều gì ? các em hãy theo dõi VD ở mục 2 HS đọc ? Theo em câu trả lời của con người có lễ phép không ? - Không được lễ phép lắm ? Hãy tìm những từ ngữ thích hợp để câu nói đó thể hiện sự lễ phép ? - Thêm từ "a" hoặc " mẹ a" ? VD này nhắc ta lưu ý điều gì khi ta rút gọn câu? - Chú ý dùng câu thể hiện đúng trạng thái đối với người GV từ VD vừa phân tích lưu ý các em 1 số điểm khi dùng câu rút gọn qua mục ghi nhớ SGK tr.16 HS đọc * Chuyển: trong thực tế người ta cần sử dụng câu rút gọn như thế nào để giúp các bớt bỡ ngỡ khi dùng kiểu câu này ta chuyển sang phần III- Luyện tập Bài 1 : HS đọc bài tập 1 ? Yêu cầu - Tìm câu rút gọn - Những thành phần nào của câu bị rút gọn - Rút gọn để làm gì Cho HS tự chuẩn bị và trả lời từng câu trước lớp Đáp án 1: -Câu b,c là câu rút gọn và rút gọn CN ? Hãy thử khôi phục CN. Câu b: Chúng ta Câu c: ai …ai Bài 2 HS đọc ? Yêu cầu - Tìm câu rút gọn - Khôi phục - Vì sao thơ ca dao, thường có nhiều câu rút gọn như thế nào? GV chúng ta cũng giải quyết yêu cầu đó với bài thơ" Qua đèo ngang " của bà Huyện Thanh Quan HS khôi phục GV như vậy ở 8 câu trong bài đều là câu rút gọn ? Vì sao. - Vì thơ ca thường ngắn gọn xúc tích và bài thơ có số câu chữ hạn chế Về nhà các em làm tiếp với đoạn ca dao (b) Bài 3 HS đọc ? Yêu cầu HS đọc " mất rồi" GV chú câu trả lời của cậu bé HS đọc GV ghi lên bảng - Mất rồi - Thưa …tối hôm qua - Cháy ạ ? Để tránh hiểu lầm cậu bé cần trả lời thế nào ? - Tờ giấy mất rồi -……….tối hôm qua -……….vì cháy ? Qua câu chuyện này em thấy cần rút ra bài học gì khi dùng câu rút gọn. Giáo án: Văn học 7 Giáo viên: Mai Thị Huyền Tiết 79 : đặc điểm của văn b

File đính kèm:

  • docGiao an Ngu van 7 Ki II.doc
Giáo án liên quan