A - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp học sinh:
- Hiểu sơ lược thế nào là tục ngữ.
- Hiểu nội dung, nghệ thuật (kết cấu, nhịp điệu, cách lập luận) và ý nghĩa của những câu tục ngữ.
- Thuộc lòng những câu tục ngữ trong văn bản.
B –CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên: Soạn bài, tư liệu về tục ngữ, bảng phụ
2. Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà, so sánh ca dao- thành ngữ- tục ngữ.
C- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
41 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 966 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ Văn 7 - Học kỳ II năm học 2008 - 2009, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 19 - Bài 18
Tiết 73. Văn bản
Dạy: / 1/ 2009
tục ngữ về thiên nhiên
và lao động sản xuất
a - Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh:
- Hiểu sơ lược thế nào là tục ngữ.
- Hiểu nội dung, nghệ thuật (kết cấu, nhịp điệu, cách lập luận) và ý nghĩa của những câu tục ngữ.
- Thuộc lòng những câu tục ngữ trong văn bản.
b –chuẩn bị:
1.Giáo viên: Soạn bài, tư liệu về tục ngữ, bảng phụ
2. Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà, so sánh ca dao- thành ngữ- tục ngữ...
c- tiến trình lên lớp
1 - Tổ chức
7A . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7B . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
2 - Kiểm tra bài cũ (3')
- Sự chuẩn bị bài của học sinh
- Bài tập: Bảng phụ – H làm theo nhóm, nhận xét, Gv tổng kết thu 1 vài bài của H, cho điểm miệng
? Trong các ví dụ sau, chỉ rõ đâu là ca dao, thành ngữ, vì sao?
a. Thuyền ơi có nhớ bến chăng...
b. Nhất nước nhì phân tam cần tứ giống
c. Mắt nhắm mắt mở
3 - Bài mới:
Giới thiệu: Thành ngữ là những đơn vị tương đương như từ mang hình thức cụm từ cố định (c), ca dao là lời thơ diễn tả đ/s nội tâm con người (a). VD b chính là tục ngữ. Vậy tục ngữ là gì có cấu tạo như thế nào, mang nội dung ra sao... bài học hôm nay giúp chúng ta làm quen với tục ngữ và 1 chủ đề của tục ngữ.....
I – Giới thiệu chung (5')
? Dựa vào chú thích * cho biết tục ngữ là gì
- Về hình thức: TN là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định có nhịp điệu, h/a ( Câu nói có nghĩa là diễn đạt một ý trọn vẹn...)
- Về nội dung: Biểu đạt những kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên và lao động sản xuất, con người và xã hội
- Về sử dụng: Được nhân dân vận dụng vào suy nghĩ nói năng ứng xử trong mọi hoạt động thực tiễn hàng ngày
? So sánh tục ngữ và cao dao
- Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, h/a thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt.
II - Đọc - hiểu văn bản (30')
- Chú ý ngắt nhịp giữa các vế câu
- Giọng điệu chậm rãi rõ ràng, chú ý các vần lưng...
1 - Đọc
? Trong 8 câu tục ngữ trong SGK, có thể chia làm những nhóm đề tài nào
Yêu cầu học sinh đọc và cho biết
2 - Chú thích: SGK - 4
3 - Phân tích
a) Tục ngữ về thiên nhiên
Câu 1:
? Vế thứ nhất nói gì
?Vế thứ hai nói gì
Đêm tháng 5 ngắn
Ngày tháng 10 dài
? Tác giả đã sử dụng cách nói nào để nói về thời gian 2 tháng
? Tác dụng
- nói quá đ nhấn mạnh đặc điểm 2 tháng 5 và 10
đ Gây ấn tượng độc đáo, khó quên
- Đối xứng đ Nổi bật sự trái ngược tính chất đêm và ngày, hạ và đông
đ dễ nói, dễ nhớ
? Bài học rút ra từ ý nghĩa câu tục ngữ
? Bài học đó được áp dụng như thế nào trong thực tế
- Sử dụng thời gian trong cuộc sống
- Chủ động trong công việc
Câu 2:
? Theo dõi câu tục ngữ và cho biết: Nghĩa của từng vế, cả câu
Mau: dày, nhiều
Vắng: ít, không có
- Đêm dày sao báo hiệu hôm sau ngày sẽ nắng và ngược lại
? Kinh nghiệm rút ra từ hình tượng này là gì
? Cấu tạo câu tục ngữ có gì đặc biệt? Tác dụng
đ Trông sao đoán thời tiết
- Cấu tạo: đối xứng đ nhấn mạnh sự khác biệt về sao dẫn đến sự khác biệt về thời tiết
? Giải nghĩa từng vế
Câu 3:
- Ráng mỡ gà: sắc vàng màu mỡ gà (cuối chân trời)
? Kinh nghiệm rút ra từ hiện tượng này là gì
đ Khi chân trời xuất hiện màu mỡ gà là điềm báo sắp có bão
Câu 4:
? Giải nghĩa 2 vế câu tục ngữ
? Kinh nghiệm rút ra từ hiện tượng này?? Dân gian trông kiến đoán lụt. Điều này cho thấy đặc điểm nào của kinh nghiệm dân gian
- Kiến rời tổ vào tháng 7 âm, bão sẽ có lũ lụt
đ Quan sát tỉ mỉ những biểu hiện trong tự nhiên đ rút ra nhận xét chính xác
b) Tục ngữ về lao động sản xuất:
Câu 5:
? Câu tục ngữ này có mấy viế? Đó là những vế nào
Giải nghĩa từng vế? Cả câu
? Nhận xét về cấu tạo câu tục ngữ
? Bài học kinh nghiệm từng câu tục ngữ
Tấc: đơn vị đo lường trong dân gian
= 1/10 thước
- Đất quý như vàng
- Câu tục ngữ ngắn gọn, nêu bật giá trị của đất, dễ nói, dễ nhớ
đ Giá trị của đất trong đời sống lao động sản xuất
Câu 6:
? Hãy chuyển lời câu tục ngữ này sang Tiếng Việt?
? ở đây thứ tự nhất, nhị, tam nói lên điều gì?
? Kinh nghiệm lao động sản xuất được rút ra ở đây là gì?
- Thứ nhất nuôi cá, thứ nhì làm vườn, thứ ba làm ruộng
đ Lợi ích các nghề
- Nuôi cá có lãi nhất, phát triển thuỷ sản
Câu 7:
? Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ
- Thứ nhất là nước, thứ 2 là phân, thứ ba là chuyên cần, thứ 4 là giống
đ Các yếu tố của nghề trồng lúa
? Phép liệt kê có tác dụng gì?
- Liệt kê: nêu tác dụng, nhấn mạnh vai trò từng yếu tố trong nghề trồng lúa
? Kinh nghiệm được rút ra từ câu tục ngữ này là gì?
- Nghề trồng lúa cần đầy đủ 4 yếu tố trên, đặc biệt là nước
Câu 8:
? Giải nghĩa: thì, thục
- Thì: thời
- Thục: cày bừa kĩ
? Giải nghĩa cả câu?
đ Thứ nhất là thời vụ, thứ 2 là đất canh tác
? Hình thức câu tục ngữ này có gì đặc biệt?
Tác dụng?
- Rút gọn, đối xứng
đ Nhấn mạnh 2 yếu tố thì, thục, dễ nhớ
? Kinh nghiệm từ câu tục ngữ
Học sinh đọc ghi nhớ SGK
- Lịch gieo cấy đúng thời vụ
* Ghi nhớ: SGK
II - Luyện tập (3')
Tìm những câu tục ngữ về hiện tượng mưa, nắng, lũ lụt
4 - Củng cố (2')
* Yêu cầu học sinh đọc phần đọc thêm và giải thích nghĩa từng câu
5 - Hướng dẫn về nhà (2')
- Học thuộc những câu tục ngữ và hiểu.
- Soạn: Chương trình địa phương
Tiết 74
Dạy: / 1/ 2009
chương trình địa phương
- Phần văn và tập làm văn -
a - Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh:
- Biết cách sưu tầm ca dao tục ngữ theo chủ đề và bước đầu biết chọn lọc, sắp xếp tìm hiểu ý nghĩa của chúng.
- Tăng thêm hiểu biết và tình cảm gắn bó với địa phương quê hương mình
b –chuẩn bị:
1. Giáo viên: Soạn bài, tư liệu về tục ngữ ca dao địa phương, hướng dẫn học sinh cách sưu tầm tục ngữ ca dao
2. Học sinh: Chuẩn bị tư liệu về tục ngữ ca dao dân ca, so sánh đặc trưng giữa tục ngữ và ca dao dân ca
c- tiến trình lên lớp
1 - Tổ chức
7A . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7B . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
2 - Kiểm tra bài cũ (5')
- HS1: Đọc và giải thích câu tục ngữ 1, 2
- HS2: câu 3, 4
- HS3: câu 5,6
- HS4: câu 7, 8
3 - Bài mới (36')
? Y/c sưu tầm
? Nhắc lại khái niệm ca dao, dân ca, tục ngữ
I –Yêu cầu
- Sưu tầm ca dao, tục ngữ lưu hành ở địa phương đặc biệt chú ý những câu nói về địa phương mình
- Thời hạn trong 10 tuần
- Số lượng: Mỗi em 20 câu
- Cách thức: Phân loại và xếp theo thứ tự chữ cái A, B, C đầu câu
II- Xác định đối tượng sưu tầm
1. Ca dao
2. Dân ca
3. Tục ngữ
? Cho học sinh xác định thế nào là tục ngữ. Giáo viên chọn ví dụ
III - Xác định ca dao tục ngữ ở địa phương
- Hỏi cha mẹ, người già, nghệ nhân ở địa phương
- Sách báo địa phương
- Tìm trong bộ sưu tậm lớn
IV - Nguồn sưu tầm
- Sắp xếp ca dao riêng, tục ngữ riêng theo trật tự ABC
V - Cách sưu tầm
4 - Củng cố (2')
- Tổng hợp kết quả sưu tầm.
- Thảo luận những điểm về ca dao, dân ca địa phương.
5 - Hướng dẫn về nhà (2')
- Tiếp tục sưu tầm những câu ca dao dân ca.
- Soạn: tìm hiểu chung về văn nghị luận
Tiết 75 . Tập làm văn
Dạy: / 1/ 09
tìm hiểu chung về văn nghị luận
a - Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh:
- Hiểu được nhu cầu nghị luận trong đời sống và đặc điểm chung của văn bản nghị luận.
- Tích hợp với bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
- Rèn kĩ năng nhận biết văn bản nghị luận khi đọc sách báo, chuẩn bị để tiếp tục tìm hiểu kĩ hơn về kiểu văn bản này
b – chuẩn bị:
1. Giáo viên:Soạn bài, tư liệu về văn bản nghị luận, 1 số văn bản nghị luận mẫu
2. Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà, sưu tầm 1 số vb nghị luận đã học, so sánh đặc điểm của vb nghị luận với vb miêu tả, tự sự, biểu cảm
c- tiến trình lên lớp
1 - Tổ chức
7A . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7B . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
2 - Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra lồng trong bài dạy.
3 - Bài mới
I – Tìm hiểu chung (43')
1 - Nhu cầu nghị luận (10')
? Giáo viên nêu câu hỏi như trong SGK và cho học sinh nêu thêm những câu hỏi tương tự, bằng cách cho mỗi em nêu thêm một câu ghi vào giấy hoặc vở bài tập. Giáo viên kiểm tra, hỏi một số học sinh xem có nêu được vấn đề không, nêu đúng, sai thế nào?
Giáo viên hướng dẫn học sinh nêu vấn đề cho đúng.
- Những vấn đề trên phải trả lời bằng văn bản nghị luận
Giáo viên nêu ví dụ: Vì sao lại phải có bạn bè? Vậy bạn bè là gì? Không thể kể về một người bạn cụ thể mà giải quyết vấn đề phải cung cấp phân tích những số liệu thì người ta mới hiểu được đ Tức là phải tư duy khái niệm, sử dụng nghị luận.
? Những văn bản nghị luận thường gặp trên đài báo
(cho học sinh lên bảng ghi)
- ý kiến nêu ra trong cuộc họp.
- Bài xã luận, bình luận, trên đài báo đ Tồn tại khắp mọi nơi trong đời sống xã hội
2 - Thế nào là văn bản nghị luận (30')
a) Đọc văn bản:
Cho học sinh đọc 2 lần văn bản và trả lời câu hỏi
? Nêu mục đích của văn bản "Chống thất học"?
- Mục đích: Bác Hồ muốn nói người Việt Nam phải biết chữ để xây dựng đất nước.
? Để thực hiện mục đích ấy bài viết đã nêu ra những ý kiến nào?
- ý kiến trong bài
1) Thực dân Pháp "ngu dân" để cai trị
2) Hầu hết dân ta mù chữ
3) Những cách thức chống thất học
? Những ý kiến ấy được diễn đạt thành những luận điểm nào?
- Luận điểm Bác nêu ra.
1) Một trong những công việc thực hiện cấp tốc là nâng cao dân trí
2) Những điều kiện để người dân xây dựng nước nhà
3) Những điều kiện thuận lợi cho người dân học chữ quốc ngữ
? Như vậy, em có nhận xét gì về những luận điểm và những lí lẽ mà tác giả đưa ra trong bài viết
b) Nhận xét:
- Luận điểm, lí lẽ rõ ràng, xác đáng thuyết phục
? Những luận điểm, lí lẽ ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện quan điểm của Bác
- Làm người đọc hiểu rõ lập trường quan điểm của Bác, hướng tới việc giải quyết vấn đề mà bài viết đưa ra
Từ việc tìm hiểu văn bản cho biết, thế nào là văn bản nghị luận, yêu cầu trong văn bản nghị luận?
Giáo viên khắc sâu kiến thức
3 - Ghi nhớ: SGK - 9 (3')
Học sinh đọc
4 - Củng cố (1')
Một bài văn nghị luận phải có yếu tố nào?
A. Luận điểm
B. Luận cứ
C. Lập luận
D. Cả 3 yếu tố trên
5 - Hướng dẫn về nhà (1')
- Học và hiểu mục ghi nhớ SGK - 9.
- Làm bài tập 3 SGK.
- Chuẩn bị bài: Tìm hiểu chung về văn nghị luận (Phần luyện tập)
________________________
Tiết 76 . Tập làm văn
Dạy: / 1/ 09
tìm hiểu chung về văn nghị luận (Tiếp)
a - Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh:
- Hiểu được nhu cầu nghị luận trong đời sống và đặc điểm chung của văn bản nghị luận.
- Tích hợp với bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
- Rèn kĩ năng nhận biết văn bản nghị luận khi đọc sách báo, chuẩn bị để tiếp tục tìm hiểu kĩ hơn về kiểu văn bản này
b – chuẩn bị:
1. Giáo viên:Soạn bài, tư liệu về văn bản nghị luận, 1 số văn bản nghị luận mẫu
2. Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà, sưu tầm 1 số vb nghị luận đã học, so sánh đặc điểm của vb nghị luận với vb miêu tả, tự sự, biểu cảm
c- tiến trình lên lớp
1 - Tổ chức
7A . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7B . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
2 - Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra lồng trong bài dạy.
3 - Bài mới:
II - Luyện tập
Bài tập 1 (30')
Giáo viên cho học sinh thảo luận những câu hỏi trong SGK. Sau đó các nhóm trình bày ý kiến.
Giáo viên hướng dẫn, điều chỉnh câu trả lời
1 - Học sinh đọc văn bản:
a) Đây là bài văn nghị luận:
Vì cách thức trình bày, ý kiến nêu ra có lí lẽ, dẫn chứng, vấn đề trình bày cũng xác định rất rõ ràng
b) ý kiến đề xuất:
? Đây có phải là bài văn nghị luận không?
? Tác giả đề xuất ý kiến gì? Câu văn nào thể hiện ý kiến đó?
- Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội
- Tên bài tập trung ý kiến của tác giả. Ngoài ra còn có một số câu
+ Phần mở đầu có 2 câu có từ "là"
+ Phần kết thúc có 3 câu nói việc có thói quen tốt là khó, thói xếu là dễ. Dẫn tới kết luật là phải xem lại mình
? Để thuyết phục người đọc bài văn nêu ra những lí lẽ và dẫn chứng nào?
- Để thuyết phục người đọc tác giả đưa ra dẫn chứng sinh động
+ Gạt tàn thuốc lá bừa bãi
+ Vứt vỏ chuối ra đường
+ Rác ùn lên
+ Ném chai, cốc vỡ...
? Bài viết này có nhằm giải quyết vấn đề trong thực tế không?
? Em có tán thành ý kiến của bài viết không? Vì sao?
c) Giải quyết vấn đề trong giao tiếp đời thường:
- Những ý kiến bài viết rất gọn, chặt chẽ
2 - Tìm bố cục bài văn:
- Mở bài: Giới thiệu thói quen tốt, xấu
- Thân bài: Trình bày những thói quen tốt, xấu cần loại bỏ
- Kết bài: Đề xuất hướng phấn đấu tự giác của mọi người để có nếp sống đẹp
Bài tập 3 (5')
Sưu tầm 2 đoạn văn nghị luận ngắn
VD: Người ta chẳng qua là một cây sậy, cây sậy mềm yếu nhất trong tạo hoá, nhưng là một cây sậy có tư tưởng
Cần gì cả vũ trụ phải vào hùa mới đè bẹp được cây sậy ấy? Chỉ 1 chút hơi, 1 giọt nước cũng đủ làm chết được người. Nhưng dù vũ trụ có đè bẹp người ta, người ta so với vũ trụ vẫn cao hơn, vì khi chết thì biết rằng mình chết, chứ không như vũ trụ kia khoẻ hơn người nhiều mà không tự biết rằng mình khoẻ
? Bài văn "Hai biển hồ" là văn bản tự sự hay nghị luận?
Bài tập 4 (5')
Bài văn đã kể chuyện để nghị luận. Hai cái hồ có ý nghĩa tượng trưng, từ đây mà người ta nghĩ ra 2 cách sống
4 - Củng cố (2')
Một bài văn nghị luận phải có yếu tố nào?
5 - Hướng dẫn về nhà (2')
- Học và hiểu mục ghi nhớ SGK - 9.
- Làm bài tập 2 SGK.
- Chuẩn bị bài: Đặc điểm của văn bản nghị luận
Duyệt bài tuần 19, ngày 6/ 1/ 2009
TM BGH
tuần 20 - bài 19
Tiết 77. Văn bản
Dạy: 15/ 1/ 2009
tục ngữ về con người và xã hội
a - Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh:
- Hiểu nội dung, ý nghĩa và một số hình thức diễn đạt (so sánh, ẩn dụ, nghĩa đen và nghĩa bóng) của những câu tục ngữ trong bài.
- Thuộc lòng những câu tục ngữ trong văn bản.
b – chuẩn bị:
1.Giáo viên: Soạn bài, tư liệu về tục ngữ, bảng phụ
2. Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà, so sánh ca dao- thành ngữ- tục ngữ...
c- tiến trình lên lớp
1 - Tổ chức:
7A……………………………………7B………………………………………….
2 - Kiểm tra bài cũ (5')
? Đọc thuộc lòng 8 câu tục ngữ đã học? Câu nào hay nhất, sâu sắc nhất vì sao?
? Tại sao nói tục ngữ là túi khôn của dân gian?
3 - Bài mới:
I – Giới thiệu chung: (1')
Ngoài những tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất còn kho báu tục ngữ về con người trong xã hội
- Chùm tục ngữ về con người và xã hội
II - Đọc - hiểu văn bản (30')
Giáo viên đọc mẫu 1 lần
Gọi 2 học sinh đọc bài
1 - Đọc:
Đọc chú thích SGK
? Đọc và giải nghĩa từng vế câu tục ngữ
? Câu tục ngữ sử dụng nghệ thuật gì làm nổi rõ ý nghĩa
? Điều đó có ý nghĩa gì?
2 - Chú thích: SGK - 12
3 - Phân tích:
a) Những kinh nghiệm và bài học về phẩm chất con người:
Câu 1:
Một mặt người bằng mười mặc của
V1: Sự có mặt của 1 người
V2: Sự có mặt của 10 thứ của cải
- Người quý hơn của nhiều lần
- So sánh đối lập
Một >< mười
đ Khẳng định sự quý mến của người so với của
ị Khẳng định giá trị con người, coi trọng con người của nhân dân ta
VD: Người làm ra của chứ của không làm ra người?
- "Người sống hơn đống vàng"
- "Lấy của che thân không ai lấy thân che của"
? Câu tục ngữ có thể sử dụng trong những hoàn cảnh nào?
- Phê phán người coi của hơn người
- Động viên, an ủi những trường hợp nhân dân cho là "Của đi thay người"
- Đạo lí, triết lí sống
- Quan niệm về việc sinh đẻ
Câu 2:
Đọc câu tục ngữ
? "Răng" và "tóc" trong câu tục ngữ được hiểu theo nghĩa nào?
Cái răng, cái tọc là góc con người
- Chỉ tình trạng sức khoẻ của con người
- Hình thức, dáng vẻ, tính tình con người
? Nghĩa câu tục ngữ này là gì?
VD: Nhìn mặt mà bắt hình dong
? Lời khuyên từ câu tục ngữ
ị Những gì thuộc về hình thức con người đều thể hiện nhân cách của người đó
- Biết hoàn thiện mình từ những điều nhỏ nhất
Câu 3:
? Hình thức câu tục ngữ có gì đặc biệt
Đói cho sạch, rách cho thơm
- Đối lập ý: đói - sạch
rách - thơm
- Đối xứng 2 vế
? Tác dụng của hình thức đó là gì?
? "Đói" và "rách" chỉ hiện tượng gì?
Sạch, thơm?
? Nghĩa cả câu là gì?
Nhấn mạnh: sạch, thơm
Đói, rách: thiếu thốn vật chất
Sạch thơm: phẩm chất con người
đ Dù khó khăn, thiếu thốn vẫn phải vươn lên HS, giữ phẩm giá của mình
? Tìm những câu tục ngữ có nghĩa tương tự
- Chết trong còn hơn sống đục
- Chết đứng còn hơn sống quỳ
- Chết vinh còn hơn sống nhục
- Giấy rách phải giữ lấy lề
Câu 4:
b) Kinh nghiệm về học tập, tu dưỡng
Học ăn, học nói, học gói, học mở
? Nhận xét về đặc điểm ngôn từ và tác dụng của nó trong câu tục ngữ?
? Câu tục ngữ dạy con người điều gì?
- 4 vế, lặp lại từ học 4 lần tỉ mỉ
- Biết cách ăn nói, giao tiếp, đối nhân xử thế
Câu 5, 6:
Học sinh thảo luận
Không thầy đố mày làm nên
Học thầy không tày học bạn
C1: Khẳng định vai trò, công ơn thầy. Phải kính trọng thầy
C2: Nhấn mạnh vào việc học bạn nhưng không hạ thấp vai trò của thầy. Muốn nhấn mạnh vào đối tượng khác, phạm vi khác. Gần bạn có thể học hỏi nhiều điều ở bạn
đ 2 câu tục ngữ bổ sung cho nhau
Câu 7:
c) Kinh nghiệm, biểu hiện về quan hệ ứng xử.
Thương người như thể thương thân
? Làm rõ nghĩa "thương người"
Nhận xét vị trí trong câu
"Thương người" đặt trước đ nhấn mạnh đối tượng cần đồng cảm, thương yêu
? Câu tục ngữ khuyên con người điều gì?
ị Khuyên về cách sống, ứng xử quan hệ giữa người với người
Câu 8:
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
? Giải nghĩa "ăn quả"; "kẻ trồng cây"
- Kẻ trồng cây: người trồng để cây ra hoa kết trái
ị Thành quả lao động
- Ăn quả: hương trái ngọt, hưởng thành quả lao động từ người khác
? Nghĩa cả câu tục ngữ là gì?
ị Được hưởng thành quả phải nhớ ơn đến người đã có công gây dựng nên
Câu 9:
? Các từ phiếm chỉ "một cây", "ba cây" trong câu tục ngữ có ý nghĩa gì?
? Nghĩa cả câu tục ngữ
Suy rộng ra là gì?
Một cây: đơn lẻ, ít ỏi
Ba cây: nhiều, liên kết
- 1 cây không thể làm thành núi
Nhiều câu gộp lại thành rừng, núi
đ Đoàn kết sẽ tạo được sức mạnh
Yêu cầu học sinh tìm những câu tục ngữ đồng nghĩa và trái nghĩa với những câu tục ngữ vừa học
* Ghi nhớ: SGK
III - Luyện tập: (5')
4 - Củng cố (2')
Nối nội dung ở cột A với 1 nội dung ở cột B để được một nhận định đúng
A
Dưới hình thức nhận xét, khuyên nhủ, tục ngữ về con người và xã hội truyền đạt rất nhiều bài học bổ ích về cách
B
1. Nhìn nhận các quan hệ giữa con người với giới tự nhiên
2. Nhìn nhận giá trị con người trong cách học, cách sống và cách ứng xử hàng ngày
3. Nhận biết các hiện tượng thời tiết
4. Khai thác tốt điều kiện, hoàn cảnh tự nhiên để tạo ra của cải vật chất
* Đọc thêm, giải thích nghĩa những câu tục ngữ trong phần đọc thêm
5 - Hướng dẫn về nhà (2')
- Học thuộc và hiểu nghĩa các câu tục ngữ vừa học.
- Sưu tầm những câu tục ngữ có nội dung về con người và xã hội.
- Soạn: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Tiết 78. Tiếng Việt
Dạy: 16/ 1/ 2009
rút gọn câu
a - Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh:
- Nắm được cách rút gọn câu.
- Hiểu và sử dụng cách rút gọn câu.
b –chuẩn bị:
1. Giáo viên: Soạn bài, các mẫu câu rút gọn, bảng phụ...
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk, so sánh câu trần thuật đơn và câu rút gọn
c- tiến trình lên lớp
1 - Tổ chức
7A . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7B . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
2 - Kiểm tra bài cũ (3')
? Diễn đạt đầy đủ thành phần câu TN: Người sống đống vàng và Tấc đất tấc vàng
? Rút gọn như vậy có tác dụng gì?
3 - Bài mới:
I - Thế nào là rút gọn câu (15')
Ghi 2 câu mẫu lên bảng
Nhận xét cấu tạo 2 câu trên
? Từ "chúng ta" có vai trò gì trong câu
a) Ví dụ
- Học ăn, học nói, học gói, học mở
- Chúng ta học ăn, học nói, học gói, học mở
Câu b có thêm từ "chúng ta"
Chúng ta: chủ ngữ
Câu a: vắng chủ ngữ
Câu b: có chủ ngữ
? Tìm những từ ngữ có thể làm chủ ngữ trong câu a
Yêu cầu học sinh làm ra giấy nháp, trình bày
- Thêm chủ ngữ:
Người Việt Nam, Chúng ta...
? Vì sao chủ ngữ câu a được lược bỏ?
Thảo luận
- Lược chủ ngữ vì đây là lời khuyên cho mọi người
? Trong câu b ví dụ thành phần nào của câu bị lược bỏ? Vì sao?
GV ghi 2 ví dụ lên bảng phụ, học sinh làm vào nháp
4a: Thành phần bị lược bỏ
Vị ngữ: đuổi theo nó
b: cả CN và VN
mình đi Hà Nội
? Tại sao có thể lược bỏ vị ngữ ở VD 4a, cả chủ ngữ và vị ngữ ở VD b?
đ Làm cho câu gọn hơn nhưng vẫn đảm bảo được lượng thông tin cần truyền đạt
? Những ví dụ vừa xét là những TH được rút gọn câu. Vậy em hiểu thế nào là rút gọn câu?
? Việc bỏ một số thành phần câu như thế có tác dụng gì?
b) Nhận xét:
Câu rút gọn
- Lược bỏ một số thành phần câu
+ Làm câu gọn hơn, thông tin nhanh, tránh lặp từ ngữ
+ Hàm ý nội dung trong câu 1 cách chung chung
Yêu cầu học sinh đọc, giáo viên nhấn mạnh những điểm trong mục ghi nhớ
c) Ghi nhớ: SGK - 15
II - Cách dùng câu rút gọn (10')
1 - Ví dụ:
? Chú ý ví dụ trên bảng cho biết phần in đậm thiếu thành phần nào?
a) Thiếu CN
? Có nên rút gọn câu như vậy không? Vì sao?
(Thảo luận)
- Không nên rút gọn như vậy, vì sẽ làm câu khó hiểu, khó khôi phục chủ ngữ một cách dễ dàng
Học sinh đọc mẫu đối thoại
? Chú ý câu in đậm, cần thêm từ ngữ nào vào câu rút gọn để thể hiện thái độ lễ phép?
b)
- Con được 10 bài kiểm tra toán mẹ ạ
? Từ 2 ví dụ trên em cho biết khi rút gọn câu cần lưu ý điều gì?
2 - Nhận xét:
- Rút gọn câu chú ý
+ Không làm người nghe hiểu sai, hiểu không đầy đủ
+ Không biến câu nói thành câu cộc lốc, khiếm nhã
Yêu cầu 2 học sinh đọc, giáo viên nhấn mạnh những điểm chính
3 - Ghi nhớ:
SGK - 16
III - Luyện tập (13')
1 - Câu rút gọn:
b) Rút gọn CN: Chúng ta ăn quả nhớ kẻ trồng cây
đ Bài học về cách ứng xử chung cho mọi người.
c) Rút gọn CN: Ai nuôi lợn ăn cơm nằm, ai nuôi tằm ăn cơm đứng
đ TT câu b
2 - Thơ ca thường dùng câu rút gọn bởi nghĩa thơ ca súc tích, ngắn gọn; quy định câu chữ chặt chẽ
3 - Cậu bé và người khách hiểu lầm nhau bởi vì cậu bé khi trả lời người khách đã dùng 3 câu rút gọn khiến người khách không hiểu nghĩa
- Mất rồi: (ý cậu bé: Tờ giấy mất
Người khách: Bố cậu bé mất)
- Tối hôm qua: (Tờ giấy mất tối hôm qua
Bố cậu bé mất tối hôm qua)
- Cháy: (Mất vì cháy
Bố mất vì cháy)
đ Cần cẩn thận khi dùng câu rút gọn
4 - Câu rút gọn:
- Đây
- Mỗi
- Tiệt
đ Phê phán, gây cười
4 - Củng cố (2')
Mỗi cặp (2 bạn) đặt 1 đối thoại có sử dụng câu rút gọn. Sau đó khôi phục lại câu đó.
5 - Hướng dẫn về nhà (2')
- Học bài mục ghi nhớ 1, 2 (15 - 16).
- Làm bài tập SGK phần luyện tập.
- Soạn bài: Câu đặc biệt
Tiết 79. Tập làm văn
Dạy: 16/ 1/ 09
đặc điểm của văn bản nghị luận
a - Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh: Nhận biết các yếu tố cơ bản của bài văn nghị luận và mối quan hệ của chúng với nhau.
Tích hợp với phần văn qua Tục ngữ, TV qua Rút gọn câu
Rèn kĩ năng xác định luận điểm, luận cứ, lập luận trong một văn bản nghị luận
b –chuẩn bị:
1. Giáo viên:Soạn bài, tư liệu về văn bản nghị luận, 1 số văn bản nghị luận mẫu
2. Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà, sưu tầm 1 số vb nghị luận đã học, so sánh đặc điểm của vb nghị luận với vb miêu tả, tự sự, biểu cảm
c- tiến trình lên lớp
1 - Tổ chức
7A . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7B . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
2 - Kiểm tra bài cũ (5')
? Thế nào là văn bản nghị luận?
? Nêu tên một số vb nghị luận mà em biết?
- Làm bài tập 1 ( Sgk )
3 - Bài mới:
I – Tìm hiểu chung (27')
Luận điểm là linh hồn, tư tưởng, quan điểm, bài nghị luận
1 - Luận điểm:
Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận
? Tìm luận điểm trong văn bản "Chống nạn thất học"
- Luận điểm: Chống nạn thất học
? Luận điểm đó được nêu ra dưới dạng nào? Cụ thể hoá thành những câu văn nào?
- Luận điểm đó nêu ra đầy đủ ở câu: "Mọi người Việt Nam ... chữ Quốc ngữ" và cụ thể hoá thành việc làm: "Những người đã viết chữ..."
? Luận điểm có vai trò gì trong bài nghị luận
- Thể hiện tư tưởng bài văn
Luận điểm thể hiện trong nhan đề (luận điểm chính) nhiệm vụ cụ thể (luận điểm phụ)
2 - Luận cứ:
- Là lí lẽ + dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm
? Chỉ ra những luận cứ trong văn bản "Chống nạn thất học"
- Lí lẽ:
+ Do cuộc sống ngu dân, hầu hết người Việt Nam mù chữ
+ Nay độc lập muốn nâng cao dân trí, xây dựng đất nước phải xoá mù chữ
- Nhiệm vụ:
+ Mọi người Việt Nam phải biết đọc, viết chữ
- Dẫn chứng:
Vợ chưa biết thì chồng bảo
Luận cứ trả lời những câu hỏi: Vì sao phải nêu ra luận điểm? Nêu ra để làm gì? Luận điểm ấy có đáng tin cậy không?
3 - Lập luận:
Lập luận là cách lựa chọn, sắp xếp, trình bày luận cứ sao cho chúng làm cơ sở vững chắc cho luận điểm
? Hãy chỉ ra trình tự lập luận trong văn bản "Chống nạn thất học"
- Tác giả nêu lí do vì sao phải chống nạn thất học, chống nạn thất học để làm gì?
- Có lí lẽ mới nêu tư tưởng chống nạn thất học.
- Như vậy chưa trọn vẹn, phần tiếp theo nêu hướng giải quyết vấn đề đó
đ Lập luận chặt chẽ
Giáo viên nhấn mạnh những điểm chính trong phần ghi nhớ
* Ghi nhớ: SGK - 19
II - Luyện tập (10')
Bài tập: - Luận điểm: Đầu bài
- Luận cứ: Thân bài
- Lập luận: MB: Giới thiệu thói quen tốt, xấu
TB: Dẫn chứng về thói xấu, phê phán
KB: Hướng có thói quen tốt
đ Ngắn gọn, giản dị, thuyết phục
4 - Củng cố (1')
* Yêu cầu học sinh đọc phần đọc thêm SGK.
5 - Hướng dẫn về nhà(2')
- Học bài mục ghi nhớ SGK - 19
- Làm bài tập phần luyện tập
- Soạn: đề văn, lập ý cho bài văn n
File đính kèm:
- giao an tuan 19 24 HANG CL.doc