1. Mục tiêu cần đạt:
a. Kiến thức:
Giúp học sinh
- Cảm nhận vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm của những kỉ niệm về tuổi thơ và tình bà cháu được thể hiện trong bài thơ.
b. Kĩ năng:
-Rèn kĩ năng phân tích các nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả qua những chi tiết tự nhiên, bình dị.
c. Thái độ:
- Giáo dục tình bà cháu. Tình yêu quê hương đất nước.
2. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Bài soạn, sách giáo khoa, sách giáo viên, bảng phụ.
- Học sinh: Soạn bài, sách giáo khoa, vở bài tập.
3. Phương pháp:
- Đọc sáng tạo, nêu vấn đề, gợi mở.
4. Tiến trình giảng dạy:
16 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1463 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 14 - Tiết 13 đến tiết 16, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiếng Gà Trưa
Xuân Quỳnh
Truền
Tiết: 53
Ngày dạy:28/11/2007
1. Mục tiêu cần đạt:
Kiến thức:
Giúp học sinh
Cảm nhận vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm của những kỉ niệm về tuổi thơ và tình bà cháu được thể hiện trong bài thơ.
b. Kĩ năng:
-Rèn kĩ năng phân tích các nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả qua những chi tiết tự nhiên, bình dị.
c. Thái độ:
Giáo dục tình bà cháu. Tình yêu quê hương đất nước.
2. Chuẩn bị:
Giáo viên: Bài soạn, sách giáo khoa, sách giáo viên, bảng phụ.
Học sinh: Soạn bài, sách giáo khoa, vở bài tập.
3. Phương pháp:
- Đọc sáng tạo, nêu vấn đề, gợi mở.
4. Tiến trình giảng dạy:
4.1) Ổn định: Kiểm diện học sinh.
7A2 7A3 7A7
4.2) Kiểm tra bài cũ:
a). Đọc lại bài thơ “ Cảnh khuya” và cho biết tác giả. (5đ).
Bài thơ được viết theo thể thơ nào? (5đ)
Lục bát.
Thất ngôn bát cú.
Thất ngôn tứ tuyệt.
Ngũ ngôn tứ tuyệt.
b). Đọc bài “Rằm tháng giêng” (4đ).
Phân tích nội dung, nghệ thuật của bài thơ.(6đ).
4.3) Bài mới:
@ Giới thiệu bài:
Tuổi thơ luôn gắn liền với kỉ niệmđẹp. Xuân Quỳnh, một nhà thơ nữ nổi tiếng của nước ta, cũng có một kỉ niệm nơi làng quê cùng với hình ảnh thân thương của người bà. Kỉ niệm này theo chân của tác giả trên đường kháng chiến. Một tiếng gà trưa cũng gơi lại trong lòng tác giả bao cảm xúc về kỉ niệm.
Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chú thích.
Hướng dẫn đọc, chú ý đọc diễn cảm thể hiện tình cảm bà cháu và cảm xúc của tác giả.
GV đọc mẫu 1 đoạn.
GọiHS đọc, nhận xét bạn, đọc lại đoạn đúng giọng.
*Đọc chú thích.
- Nêu vài nét về tác giả và tác phẩm?
-> Xuân Quỳnh có một hồn thơ trẻ trung, sôi nổi, tha thiết mạnh bạo, giàu nữ tính. Thơ XQ thường viết về những điều bình dị, gần gũi trong đời sống thường nhật, trong gia đình, tình yêu, tình mẹ con. Bài thơ Thuyền và biển, chuyện cổ tích về loài người …
Bài thơ được sáng tác trên đường hành quân trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Mĩ.
- Bài thơ làm theo thể thơ 5 tiếng, nhưng cũng có những chổ biến đổi khá linh hoạt. Em có nhận xét gì về cách gieo vần, số câu trong mỗi khổ?
( Có thể cho HS nhắc lại số câu, chữ, vần trong thơ 5 chữ qua các bài thơ ngũ ngôn đã học. Liên hệ bài thơ Đêm nay Bác không ngủ)
-> Thể thơ ngủ ngôn nhưng có sự sáng tạo.
Số câu trong chữ không theo qui định
Số chữ mỗi câu : có câu 3 chữ
Vần : ở cuối câu nhưng không cố định và ít có vần trong khổå thơ.
-> Thơ tự do.
@Cũng cố thể thơ tự do ngũ ngôn
@Nhận xét chung
* Giải thích các chú thích: Lang mặt, sương muối, chéo go, trúc bâu.
*HS giải thích dựa vào SGK
@Có thể cho ví dụ để HS hiểu sâu nghĩa của từ.
Hoạt động 2: Đọc – Tìm hiểu văn bản.
- Mạch cảm xúc bài thơ được khơi gợi từ việc gì?
-> Nghe tiếng gà trưa.
- Từ tiếng gà trưa, người chiến sĩ có sự liên tưởng, hồi ức, suy ngẫm, mạch cảm xúc trong bài thơ diễn biến như thế nào?
-> Trên đường hành quân, người chiến sĩ nghe tiếng gà trưa gợi về những kỉ niệm tuổi thơ: hình ảnh gà mài mơ vàng, hình ảnh người bà với tình yêu, sự chắt chiu chăm lo cho cháu, những ước mơ tuổi thơ; tiếng gà trưa đi vào cuộc chiến đấu khắc sâu thêm tình yêu quê hương, đất nước.
@Củng cố có tính tích hợp về cách lập ý trong văn biểu cảm: hồi tưởng, liên tưởng, suy ngẫm rất cần thiết để biểu cảm.
- Bài thơ chia làm mấy đoạn? Nội dung từng đoạn?
Ba đoạn.:
+Đoạn đầu : đến tuổi thơ. -> Tiếng gà trưa đánh thức cảm xúc, tình cảm làng quê.
+Đoạn hai : đến sột soạt. -> Những kỉ niệm tuổi thơ từ tiếng gà khơi gợi.
+Đoạn còn lại : Những suy nghĩ từ tiếng gà trưa.
*Cho HS nhận xét ý kiến của bạn, GV rút lại ý đúng.
Hoạt động 3: Phân tích đoạn 1 :
*Đọc lại khổ thơ đầu.
- Hoàn cảnh tác giả lắng nghe tiếng gà?
-> Buổi trưa nắng, trong xóm nhỏ, trên đường hành quân.
- Tại sao trong vô vàn âm thanh làng quê, tâm trí của tác giả chỉ bị thu hút bởi tiếng gà trưa?
-> Nó là âm thanh làng quê gợi cuộc sống thanh bình.
-> Tiếng gà gợi kỉ niệm khó quên.
- Những cảm giác mới lạ do tiếng gà gợi lên trong lòng tác giả?
-> Nắng trưa xao động, chân đỡ mỏi, tuổi thơ hiện về.
- Tác giả lắng nghe tiếng gà phải chăng chỉ bằng thính giác?
-> Tác giả lắng nghe tiếng gà không chỉ bằng thính giác mà bằng cả cảm xúc của tâm hồn.
- Qua đó thể hiện tình cảm gì của tác giả?
-> Tình làng quê thắm thiết, sâu nặng.
@Diễn giảng, liên hệ, chuyển ý
Hoạt động4: Kỉ niệm của tuổi thơ.
@Dùng bảng phụ ghi khổ thơ 2,3,4,5,6.
*Đọc lại đoạn thơ.
- Đoạn thơ có nghệ thuật gì? Tác dụng?
-> Điệp ngữ: Tiếng gà trưa, lặp lại đầu mỗi khổ thơ, gợi lại một hình ảnh kỉ niệm thân thương.
@Treo tranh minh họa.
- Mô tả lại bức tranh minh họa cho văn bản?
-> Vẻ người bà và quả trứng.
- Theo em, tại sao tranh lại vẻ bà và quả trứng?
-> HS tự phát biểu, GV chốt lạíy.
Hình ảnh này làm sống lại kỉ niệm tuổi thơ, hình ảnh này theo tác giả suốt con đường đời.
- Những kỉ nieệm mà tiếng gà gợi lại?
(Gợi ý cho các em phát hiện chi tiết)
-> Hình ảnh những con gà mái, với những quả trứng hồng.
Sự hiếu kì tuổi nhỏ.
Niềm vui có áo mới.
@GV bình giảng về những kỉ niệm đúng với tâm sinh liù trẻ thơ.
- Lời thơ “Này con gà mái” được lặp lại có tác dụng gì?
-> Biểu hiện tình cảm nồng hậu, gần gũi, thân thương, sự gắn bó của con người và làng quê.
- Em có nhận xét gì về kỉ niệm của tác giả?
-> Kỉ niệm bình dị, gần gũi trong mõi con người chúng ta.
@Củng cố về kỉ niệm trong mõi chúng ta : bình dị nhưng gắn bó.
- Trong âm thanh tiếng gà trưa, còn gợi cho tác giả hình ảnh nào nữa?
-> Kỉ niệm về hình ảnh người bà.
*Đọc khổ thơ 4,5,6.
- Đó là những kỉ niệm nào về bà?
. Lời bà mắng.
.Cách bà chăm chút từng quả trứng.
. Nỗi lo sợ gà toi.
. Mua quần áo cho cháu.
- Chi tiết bà mắng cháu, gợi cho em những cảm nghĩ gì về tình bà cháu?
-> Lời mắng yêu vì bà muốn cháu được xinh đẹp, chi tiết chân thật, giản dị mà sâu sắc tình bà dành cho cháu, nhớ lại kỉ niệm này người cháu cảm nhận được tình cảm bà dành cho mình.
- Em nghĩ gì về hình ảnh bà chắt chiu quả trứng trên tay?
-> Người bà thôn quê chịu thương chịu khó trong cuộc sống còn nhiều lo toan.
- Hình ảnh người bà hiện lên với những đức tính quí báo nào?
-> Nghèo nhưng hiền : hết lòng vì cháu, chịu đựng, nhẫn nại, hy sinh.
- Những chắt chiu của bà được đền bù bằng niềm vui nào của cháu?
-> Vui vì có quần áo mới, vui vì được bà thương yêu chăm sóc, cảm nhận tình cảm ấm áp từ bà.
=>Đây là kỉ niệm thiêng liêng không gì quên được.
- Em có thể đọc câu thơ nào nói về tình bà chàu?
HS đọc thơ (GV khéo léo gợi cho các em đọc thơ hay hát về bà).
@Liên hệ bài thơ : “Bếp lửa” của Bằng Việt.
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iêu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.
@Tình bà cháu thể hiện trong lời nói, cử chỉ bình thường nhưng khó phai nhạt vì tình cảm chân thật nhất, ấm áp nhất, tình cảm gia đình là cội nguồn tình cảm không thể thiếu trong mỗi con người.
HS chọn đúng: C.
=>cảnh trăng thoáng đãng, bao la. Điệp từ xuân, liệt kê. Các sự vật trong cảnh như thắm đượm mùa xuân, điều đó càng làm cho trăng thêm đẹp. Bác đang bận bịu lo cho tình hình chiến sự nhưng vẫn dành tình yêu cho cảnh. Một phong thái ung dung, lãng mạng của người chiến sĩ cách mạng.
I/ Đọc – Tìm hiểu chú thích.
- Xuân Quỳnh
-Thể thơ tự do
II/ Đọc -Tìm hiểu văn bản
1. Aâm thanh tiếng gà trưa.
-Tiếng gà trưa gợi cảm xúc và tình cảm làng quê.
2. Hình ảnh kỉ niệm tuổi thơ qua tiếng gà trưa.
-Tiếng gà trưa khơi gợi những kỉ niệm tuổi thơ
+Kỉ niệm từ những hình ảnh quen thuộc: gà mái, sự hiếu kì, quần áo mới.
+Kỉ niệm về người bà : Bảo ban, chắt chiu, lo lắng, yêu thương cháu.
=>Đây là kỉ niệm thiêng liêng không gì quên được.
4.4) Củng cố, luyện tập:
Hình ảnh nổi bật xuyên suốt bài thơ là gì?
Tiếng gà trưa.
Quả trứng hồng.
Người bà.
Người chiến sĩ.
4.5) Hướng dẫn tự học ở nhà:
Học thuộc lòng bài thơ.
Học bài giảng.
Chuẩn bị phần tiếp theo: “ Tình cảm của bà và cháu”
+ Tìm hiểu nội dung, nghệ thuật bài thơ.
+ Đọc trước phần ghi nhớ và trả lời câu hỏi phần luyện tập SGK/151.
5. Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tiết 54 TIẾNG GÀ TRƯA (TT)
Ngày dạy: 28/11/2007
1. Mục tiêu cần đạt:
Như tiết 53.
2. Chuẩn bị:
Như tiết 53.
3. Phương pháp:
Đọc sáng tạo, nêu vấn đề, gợi mở.
4. Tiến trình:
4.1) Oån định: KT sĩ số.
7A2: 7A3: 7A7:
4.2) KTBC:
Đọc thuộc lòng diễn cảm bài thơ: “ Tiếng gà trưa”. (5đ)
Bài thơ thuộc phương thức biểu đạt nào?
Tự sự.
Miêu tả.
Biểu cảm.
Nghị luận.
Nêu những kỉ niệm về tình bà cháu.( 6đ)
Bài thơ được làm theo thể thơ gì? (4đ)
Thể thơ 4 tiếng.
Thể ïthơ 5 tiếng.
Thể thơ 6 tiếng.
Thể thơ 7 tiếng.
4.3) Bài mới:
@Dùng bảng phụ ghi khổ thơ cuối
*Đọc khổ thơ cuối.
Đến cuối bài thơ chủ thể trữ tình hướng hẳn về tâm sự. Diễn đạt cách ấy có tác dụng gì?
-> Cuối bài thơ tác giả hướng hẳn về người bà ở phương xa để tâm sự bằng cách ấy tác giả giải bày nỗi nhớ da diết về bà của mình.
Tác giả ra trận hành quân nhớ về bà, trình bày mục đích cao cả của mình, em hãy cho biết mục đích cao cả của tác giả là gì?
- Khổ thơ cho em biết suy nghĩ gì của tác giả?
-> Càng nhớ về kỉ niệm năm xưa, hình ảnh người bà càng in đậm trong tâm hồn cháu và trở thành niềm trân trọng kính yêu, chân thành và biết ơn.
- Tình cảm gia đình được nâng cao như thế nào?
-> Dẫn đến tình cảm cao hơn đó là tình yêu xóm làng, quê hương, đất nước.
- Nhận xét về phép lặp từ “ Vì”?
-> Khẳng định mục đích chiến đấu cao cả nhưng cũng hết sức bình thường.
- Em có nhận xét gì về nghệ thuật của bài thơ?
-> Sử dụng phép điệp ngữ
Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, gợi cảm
Giàu hình ảnh chân thật của cuộc sống đời thường.
*Đọc ghi nhớ SGK/151
Hoạt động 5 : Luyện tập
@Tổ thảo luận bài tập 2, giới hạn thời gian.
*Đại diện tổ lên trình bày, nhận xét, góp ý, chữa lỗi.
@Chú ý cách diễn đạt của HS
HS chọn đúng:C.
Bị bà mắng vì xem gà đẻ.
Niềm vui từ tiền bán gà mua quần áo mới.
-> Tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một em nhỏ và tình cảm trân trọng yêu quý bà của một đứa cháu.
HS chọn đúng: B.
3. Tiếng gà trưa và những suy nghĩ về cuộc chiến.
- Mục đích chiến đấu là Vì xóm làng, vì đất nước, vì bà, vì tiếng gà thân thuộc.
-Tình yêu bà đã khắc sâu, tô đậm thêm tình yêu đối với quê hương, đất nước.
- Nghệ thuật: Điệp ngữ.
*Ghi nhớ SGK/151
III/ Luyện tập:
1. Đọc thuộc lòng.
2. Cảm nghĩ của em về tình bà cháu trong bài thơ.
4.4) Củng cố, luyện tập:
Điệp ngữ “ Tiếng gà trưa” được lặp đi lặp lại trong bài thơ theo dạng nào?
Điệp ngữ nối tiếp.
Điệp ngữ cách quảng.
Điệp ngữ chuyển tiếp.
* D. Điệp ngữ vòng.
4.5) Hướng dẫn tự học ở nhà:
Nhắc lại ghi nhớ.
Học bài: Thuộc đoạn em thích, ghi nhớ. Hoàn chỉnh vở bài tập.
Soạn bài: Điệp ngữ.
+ Thế nào là điệp ngữ?
+ Tác dụng của điệp ngữ?
+ Các dạng điệp ngữ?
Chuẩn bị câu trả lời trong vở bài tập.
5. Rút kinh nghiệm:
Điệp Ngữ
Truền
Tiết: 55
Ngày dạy:1/12/2007
1. Mục tiêu cần đạt:
a.Kiến thức:
Giúp học sinh
Hiểu được và cảm nhận thế nào là điệp ngữ và giá trị của điệp ngữ.
b. Kĩ năng:
Rèn kĩ năng sử dụng điệp ngữ khi cần thiết, rèn kĩ năng viết đoạn có phép điệp ngữ nhằm nhấn mạnh ý, gây ấn tượng sâu sắc hoặc gợi cảm xúc.
c. Thái độ:
Giáo dục ý thức viết đoạn có phép điệp ngữ, tránh nhằm lẫn với lỗi lặp từ.
2. Chuẩn bị:
Giáo viên: Bài soạn, sách giáo khoa, sách giáo viên, bảng phụ.
Học sinh: Soạn bài, sách giáo khoa, vở bài tập.
3. phương pháp:
Thảo luận nhóm, nêu vấn đề, gợi mở.
4. Tiến trình giảng dạy:
4.1) Ổn định: Kiểm diện học sinh
7A2 7A3 7A7
4.2) Kiểm tra bài cũ:
Không kiểm tra bài cũ.
Kiểm tra việc chuẩn bị bài của các em.
4.3) Bài mới:
@ Giới thiệu bài:
Trong những văn bản mà ta đã học, có những từ ngữ được lặp đi lặp lại với một dụng ý nào đó. Điều đó sẽ gây sự chú ý, một ấn tượng sâu sắc về tác phẩm. Những từ ngữ được lặp lại đó có phải là lỗi lặp không? Hôm nay, chúng ta tìm hiểu vấn đề này.
Hoạt động 1:
*Đọc khổ thơ đầu và cuối của bài thơ Tiếng gà trưa.
- Trong khổ thơ có từ ngữ nào được lặp đi lặp lại?
-> Từ “nghe” và từ “Vì”.
- Việc lặp lại như vậy có tác dụng gì?
-> Nhấn mạnh cảm giác khi nghe tiếng gà trưa. Từ “Vì” nhấn mạnh nguyên nhân chiến đấu của người chiến sĩ (vì kỉ niệm những ngày thơ ấu, vì bà vì quê hương tổ quốc)
- Tìm hiểu thêm một ví dụ có những từ ngữ được lặp lại trong các văn bản đã học?
-> Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín …
Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt trên vai …
- Phân tích các từ ngữ được lặp lại?
@Chốt lại: lặp lại nhằm nhấn mạnh ý, gây ấn tượng sâu sắc gợi cảm xúc.
- Em hiểu thế nào là điệp ngữ?
Trả lời theo ghi nhớ SGK
@Có thể cho ví dụ về lỗi lặp hoặc đem bài tập 3 lên cho HS làm, xác định lỗi lặp, không có tác dụng gây ấn tượng, chú ý, không có dụng ý. HS so sánh với phép điệp ngữ.
@Củng cố về điệp ngữ cho HS tránh nhằm lẫn với lỗi lặp.
*Ghi nhớ SGK/152
Hoạt động 2:
@Dùng bảng phụ ghi ví dụ a và b SGK/152.
*Đọc ví dụ.
- So sánh điệp ngữ trong khổ thơ đầu của bài tiếng gà trưa với điệp ngữ trong hai ví dụ trên bảng. Tìm đặc điểm của mỗi dạng?
-> Trong khổ thơ đầu bài tiếng gà trưa từ “ nghe” lặp lại các tiếng đầu trong mội dòng thơ. Đó là điệp ngữ cách quãng.
Khổ thơ ví dụ a : Lặp các từ nối tiếp nhau trong dòng thơ, như thế là điệp ngữ nối tiếp.
Khổ thơ b : các từ ngữ cuối câu trước được lặp lại ở đầu của câu thơ sau. Đó là cách điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng)
- Có mấy dạng điệp ngữ? Nêu đặc điểm của mỗi dạng?
*Tìm thêm một số ví dụ điệp ngữ và nhận dạng điệp ngữ.
*Đọc ghi nhớ 2
Hoạt động 3: luyện tập
@Chia bài tập cho tổ thảo luận, giới hạn thời gian.
Nhóm1 : bài tập 1
å Nhóm 2: bài tập 2
Nhóm 3: bài tập 3
Nhóm 4: bài tập 4
*Đại diện tổ lên trình bày, nhận xét góp ý, chữa lỗi.
@Chú ý cách diễn đạt của HS
I/ Điệp ngữ và tác dụng điệp ngữ
- Điệp ngữ là một từ ngữ được lặp di lặp lại trong một đoạn văn, thơ.
*Ghi nhớ SGK/152.
II/ Các dạng điệp ngữ:
- Điệp ngữ có nhiều dạng: Cách quảng, nối tiếp, vòng…
*Ghi nhớ SGK/152
III/ Luyện tập:
Bài tập 1/153
Dự kiến câu trả lời:
-Một dân tộc, dân tộc đó phải được, năm nay.-> Nhấn mạnh dân tộc rất anh dũng đứng lên chống Pháp xâm lược, khẳng định đất nước Việt Nam phải được độc lập, tự do, chủ quyền.
-Trông : sự lo lắng của người nông dân, mong thời tiết thuận lợi cho việc cày cấy.
Bài tập 2 :
-Xa nhau : điệp ngữ cách quãng.
-Một giấc mơ : điệp ngữ nối tiếp.
Bài tập 3 :
Việc lặp lại một số từ ngữ không có tác dụng biểu cảm mà chỉ làm cho ý của câu bị trùng lặp.
HS tự chữa GV sửa lại:
Phía sau nhà em có một mảnh vườn. Em trồng rất nhiều hoa: Nào cúc, thược dược, đồng tiền, hồng và cả Lay ơn. Ngày quốc tế phụ nữ, em hái hoa sau vườn tặng mẹ.
Bài tập 4 :
Viết đoạn có dùng điệp ngữ.
( Bài tham khảo)
Tre xung phong vào xe tăng, đại bát. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh bảo vệ con người. Tre! Anh hùng lao động. Tre! Anh hùng chiến đấu.
4.4) Củng cố, luyện tập:
Kiểu điệp ngữ nào được dung trong đoạn thơ sau?
Hoa dãi nguyệt nguyệt in một tấm
Nguyệt lồng hoa hoa thắm từng bông
Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng
Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đâu.
Điệp ngữ cách quảng.
Điệp ngữ nối tiếp.
Điệp ngữ chuyển tiếp.
Hai kiểu A và B.
4.5) Hướng dẫn tự học ở nhà:
Đọc văn bản có phép điệp ngữ
Học bài : ghi nhớ. Hoàn chỉnh vở bài tập. Viết đoạn có dùng điệp ngữ.
Chuẩn bị bài : Luyện nói: PBCN về tác phẩm văn học.Chuẩn bị câu trả lời trong vở bài tập.
Soạn kĩ đề: PBCN về hai bài thơ của Hồ Chí Minh.
Nắm kĩ bài tiết sau nói trước lớp.
5. Rút kinh nghiệm:
Luyện Nói Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Tác Phẩm Văn Học
Truền
Tiết: 56
Ngày dạy:4/12/2007
1. Mục tiêu cần đạt:
a.Kiến thức: Giúp học sinh
Củng cố kiến thức về cách làm bài phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học.
b. Kĩ năng:
Rèn kĩ năng phát biểu miệng trước tập thể, bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ về tác phẩm văn học.
c. Thái độ:
Giáo dục ý thức về các tác phẩm văn học.
2. Chuẩn bị:
Giáo viên: Bài soạn, sách giáo khoa, sách giáo viên, bảng phụ.
Học sinh: Soạn bài, sách giáo khoa, vở bài tập.
3. Phương pháp:
Thảo luận nhóm, thuyết trình.
4. Tiến trình giảng dạy:
4.1) Ổn định: Kiểm diện học sinh
7A2: 7A3: 7A7:
4.2) Kiểm tra bài cũ: ( Tiết trước viết bài viết số 3).
KT việc chuẩn bị bài của HS.
4.3) Bài mới:
@ Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: GV ghi đề.
Gọi HS đọc đề SGK/154.
GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề, tìm ý.
Đọc bài thơ em hình dung, tưởng tượng khung cảnh thiên nhiên và tình cảm của tác giả Hồ Chí Minh như thế nào?
Chi tiết nào em thấy hứng thú nhất vì sao?
@Nhắc lại yêu cầu của tiết tập nói.
-Nói to, rõ ràng, mạch lạc, tự tin, diễn cảm.
-Nói đúng nội dung: phát biểu cảm nghĩ về hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng.
@Phân bài tập theo nhóm.
-Tổ 1 : Phát biểu phần mở bài Rằm tháng giêng.
-Tổ 2 : Phát biểu phần kết bài.
-Tổ 3 : Phát biểu hai câu đầu của bài thơ Cảnh khuya.
-Tổ 4 : Phát biểu hai câu cuối của bài Cảnh khuya.
GV chia tổ cho HS lần lượt tự phát biểu với nhau trong tổ.
GV gọi một số HS lên phát biểu trước lớp và nhận xét cho điểm.
1/ Đề: Phát biểu cảm nghĩ về một trong hai bài thơ của chủ tịch Hồ Chí Minh: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng.
2/ Dàn bài:
a) Mở bài:
- Giới thiệu tác phẩm:
+ Cảnh khuya là một bài thơ …
+ Cảnh khuya được Bác Hồ sáng tác vào thới kì …
- Giới thiệu ấn tượng cảm xúc của mình:
+ Đọc bài Cảnh khuya em thấy một bức tranh thiên nhiên hiện ra trong tâm trí …
+ Bài Cảnh khuya thật thú vị …
b) Thân bài:
- Chuẩn bị đoạn văn nêu cảm nhận chung về hình ảnh trong bài ( Phong cảnh, tâm hồn).
- Chuẩn bị đoạn văn nêu cảm nghĩ theo từng câu thơ. Ở đây nên vận dụng các biện pháp liên tưởng, tưởng tượng, so sánh …
c) Kết bài:
Có thể kết bài theo những cách sau đây:
- Bài thơ cho ta thấy Bác Hồ là một nhà cách mạng, một nhà thơ …
- Qua bài thơ, ta thấy Bác Hồ là một con người lạc quan, yêu đời …
- Đọc bài thơ, ta thấy Bác Hồ là một nghệ sĩ biết yêu cái đẹp và sáng tạo cái đẹp cho đời …
4.4) Củng cố, luyện tập:
Bài cảm nghĩ về tác phẩm văn học có mấy phần?
Có 3 phần:
MB: Giới thiệu tác phẩm, tác giả và hoàn cảnh tiếp xúc.
TB: Những cảm xúc suy nghĩ do tác phẩm gợi lên.
KB: Aán tượng chung về tác phẩm.
4.5) Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
Học bài và xem lại bài.
Thế nào là phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học?
Làm bài tập hoàn chỉnh.
Ôn tập về bài văn biểu cảm.
Soạn bài: Một thứ quà của lúa non: Cốm.
+ Đọc văn bản. Tìm hiểu tác phẩm, tác giả.
+ Tìm bố cục bài văn
+ Đọc và trả lời câu hỏi SGK/162.
5. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- tuan 14.doc