A/ Mục đích yêu cầu:
- Củng cố, nâng cao kiến thức và kĩ năng làm bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng.
-Biết trình bày thuyết minh một thứ đồ dùng bằng ngôn ngữ nói.
1. Kiến thức:
- Cách tìm hiểu, quan sát và nắm được đặc điểm cấu tạo, công dụng, của những vật dụng gần gũi với bản thân.
- Cách xây dựng trình tự các nội dung cần trình bày bằng ngôn ngữ nói về một thứ đồ dùng trước lớp.
2. Kĩ năng:
- Tạo lập một văn bản thuyết minh.
- Sử dụng ngôn ngữ dạng nói trình bày chủ động một thứ đồ dùng trước tập thể lớp.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh sự tự tin khi nói trước tập thể: biết nói với âm lượng đủ nghe, ngữ điệu hấp dẫn.
B/ Chuẩn bị:
- Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, chuẩn kiến thức và các tài liệu liên quan.
- Học sinh: Chuẩn bị theo hướng dẫn SGK và gợi ý của thầy
C/ Tiến trình các hoạt động:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra :Kết hợp trong giờ
3. Bài mới: Những vật dụng trong gia đình, trong lớp học, nơi công cộng Nếu chúng ta biết dùng và bảo quản thì vật dụng đó sẽ bền. Muốn được như thế ta phải biết cấu tạo của chúng ra sao và đem lại lợi ích gì để bảo quản cho tốt thì hôm nay chúng ta sẽ thực hành giới thiệu về một vật dụng hết sức gần gũi với mỗi gia đình chúng ta qua một tiết luyện nói.
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 7237 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Bài 14 Tiết 54 Luyện nói: thuyết minh về một thứ đồ dùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/11/2013
Ngày dạy: 30 /11/2013
Giáo án Ngữ Văn 8
Bài 14- Tiết 54
LUYỆN NÓI: THUYẾT MINH VỀ
MỘT THỨ ĐỒ DÙNG
A/ Mục đích yêu cầu:
- Củng cố, nâng cao kiến thức và kĩ năng làm bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng.
-Biết trình bày thuyết minh một thứ đồ dùng bằng ngôn ngữ nói.
1. Kiến thức:
- Cách tìm hiểu, quan sát và nắm được đặc điểm cấu tạo, công dụng,…của những vật dụng gần gũi với bản thân.
- Cách xây dựng trình tự các nội dung cần trình bày bằng ngôn ngữ nói về một thứ đồ dùng trước lớp.
2. Kĩ năng:
- Tạo lập một văn bản thuyết minh.
- Sử dụng ngôn ngữ dạng nói trình bày chủ động một thứ đồ dùng trước tập thể lớp.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh sự tự tin khi nói trước tập thể: biết nói với âm lượng đủ nghe, ngữ điệu hấp dẫn.
B/ Chuẩn bị:
- Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, chuẩn kiến thức và các tài liệu liên quan.
- Học sinh: Chuẩn bị theo hướng dẫn SGK và gợi ý của thầy
C/ Tiến trình các hoạt động:
Ổn định:
Kiểm tra :Kết hợp trong giờ
3. Bài mới: Những vật dụng trong gia đình, trong lớp học, nơi công cộng… Nếu chúng ta biết dùng và bảo quản thì vật dụng đó sẽ bền. Muốn được như thế ta phải biết cấu tạo của chúng ra sao và đem lại lợi ích gì để bảo quản cho tốt thì hôm nay chúng ta sẽ thực hành giới thiệu về một vật dụng hết sức gần gũi với mỗi gia đình chúng ta qua một tiết luyện nói.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Gv kiểm tra phần chuẩn bị bài của HS
Nhận xét phần chuẩn bị bài của học sinh.
? Thế nào là văn thuyết minh.
Là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức về đặc điểm tính chất, nguyên nhân…của các sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
? Trình bày các phương pháp thuyết minh đã học .
-Nêu định nghĩa, giải thích
-Liệt kê
-Nêu ví dụ;
-Dùng số liệu
- So sánh
- Phân loại, phân tích.
? Nêu bố cục của một bài văn thuyết minh trong nhà trường .
MB: Giới thiệu đối tượng thuyết minh
TB: Trình bày cấu tạo, các đặc điểm, lợi ích của đối tượng
KB: Bày tỏ thái độ đối với đối tượng.
? Khi thuyết minh cần chú ý điều gì.
- Cần quan sát kỹ đồ dùng cần thuyết minh
- Tìm hiểu cấu tạo, nguyên lí hoạt động, công dụng của đối tượng thuyết minh.
? Đề văn trên thuộc thể loại nào.
Hs: Văn thuyết minh
? Đối tượng thuyết minh của đề bài này là gì.
Hs: Đối tượng là cái phích nước.
? Yêu cầu của đề bài trên là gì ( Phạm vi kiến thức ).
Hs:Trình bày công dụng, cấu tạo, nguyên lí giữ nhiệt và cách bảo quản.
? Để thuyết minh về cái phích nước. Cần vận dụng phương pháp thuyết minh nào .
Hs: Đối tượng là cái phích nước. Cần vận dụng phương pháp nêu định nghĩa, giải thích và phương pháp phân loại phân tích.
? Mục đích của bài văn này là gì.
- Mục đích: Giúp người nghe có hiểu biết tương đối đầy đủ về cái phích nước
? Để có được tri thức thuyết minh cho đối tượng này ta cần làm gì.
Tìm hiểu, quan sát, ghi chép
? Ta cần tìm hiểu quan sát những gì.
Hình dáng, cấu tạo, chất liệu vỏ, ruột, màu sắc. Công dụng và cách bảo quản.
Hs quan sát trên hình
? Phích nước có cấu tạo gồm mấy phần . Nêu cụ thể từng phần.
Cấu tạo bên ngoài
+ Hình dáng: là hình trụ cao khoảng ( 20, 30 hoặc 40cm), gồm: Vỏ,quai xách, nắp, thân và đáy.
+ Vỏ của phích nước được làm bằng sắt hoặc bằng nhựa, màu sắc, trang trí đẹp mắt -> Bảo vệ ruột phích khỏi vỡ.
+ Nắp làm bằng nhôm họăc bằng nhựa.
+ Quai…,đế…, miệng phích…
+ Nút phích thường bằng bấc hoặc bằng nhựa
- Cấu tạo trong:
Ruột : Làm bằng hai lớp thủy tinh có tráng bạc ;ở giữa là chân không để ngăn cản sự truyền nhiệt ra ngoài , miệng nhỏ làm giảm khả năng truyền nhiệt .Giữ nhiệt độ của nước luôn nóng.
GV cho hs quan sát trên bảng phụ.
? Qua quan sát hình, em có nhận xét gì.
- Kích cỡ: có nhiều loại to 2 lít, loại vừa 1,2 -1,5 lít nước.
- Xuất xứ: Có nhiều hãng sản xuất phích nước khác nhau: Rạng Đông, Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc… Nhưng người Việt Nam ta ưa chuộng nhất là Rạng Đông vì đây là hàng trong nước.
? Phích nước có lợi ích, tác dụng gì.
Giữ nước nóng
Phục vụ nhu cầu của người dùng.
Giá thành rẻ
? Để bảo quản tốt ta lưu ý điều gì .
+ Khi chọn mua
+ Phích nước mới
+ Trong khi dùng
Gv: Trên cơ sở các ý các em đã quan sát, cô mời 1 em trình bày phần dàn bài của mình đã chuẩn bị ở nhà.
Gọi HS trình bày.
Gv nhận xét.
Để thuận tiện cho tiết luyện nói cô trò ta cùng hoàn thiện 1 dàn ý chung.
? Phần MB em cần giới thiệu như thế nào.
Hs: Giới thiệu chung về cái phích nước
? Em dùng phương pháp nào để giới thiệu.
Hs: Phương pháp nêu định nghĩa
? Em hãy trình bày phần thân bài.
Hs: Phần thân bài chúng ta thuyết minh cụ thể về cái phích nước.
Cấu tạo bên ngoài
+ Hình dáng: là hình trụ cao khoảng ( 20, 30 hoặc 40cm), gồm: Vỏ,quai xách, nắp, thân và đáy.
- Cấu tạo trong:
Ruột : Làm bằng hai lớp thủy tinh có tráng bạc ;ở giữa là chân không để ngăn cản sự truyền nhiệt ra ngoài , miệng nhỏ làm giảm khả năng truyền nhiệt .Giữ nhiệt độ của nước luôn nóng.
- Kích cỡ: có nhiều loại to 2 lít, loại vừa 1,2 -1,5 lít nước.
- Xuất xứ: Có nhiều hãng sản xuất phích nước khác nhau: Rạng Đông, Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc… Nhưng người Việt Nam ta ưa chuộng nhất là Rạng Đông vì đây là hàng trong nước.
Lợi ích, tác dụng.
Giữ nước nóng
Phục vụ nhu cầu của người dùng.
Giá thành rẻ
Bảo quản .
+ Khi chọn mua
+ Phích nước mới
+ Trong khi dùng
? Phần thân bài em sử dụng phương pháp thuyết minh nào.
- Phương pháp phân tích, giải thích, nêu số liệu
? Phần KB em phải trình bày như thế nào .
Gv phân nhóm:
Nhóm 1: giới thiệu phần mở bài,cấu tạo ngoài
Nhóm 2: giới thiệu phần cấu tạo trong .
Nhóm 3: giới thiệu phần phân loại, tác dụng.
Nhóm 4: cách bảo quản,kết bài
HS tập nói theo tổ, chọn HS đại diện để trình bày trước lớp.
Yêu cầu tập nói nghiêm túc, nói thành câu trọn vẹn, dùng từ đúng có mạch lạc, phát âm rõ ràng, âm lượng đủ nghe…
GV: Theo dõi các nhóm để uốn nắn kịp thời.
Đại diện các nhóm lên trình bày
Lời nói tự nhiên, rõ ràng, mạch lạc, hướng tới người nghe…
Phát âm chuẩn, giọng điệu diễn cảm.
Bài nói phải có tính liên kết.
Bài nói đủ 3 phần
+ Mở đầu: lời xưng hô
+ Nội dung chính được phân công.
+ Kết thúc: lời cảm ơn
Đích đạt đến: nói tự nhiên, lưu loát,
ngừng nghỉ đúng chỗ. Nói còn kết hợp
với ánh mắt,cử chỉ, thái độ, tình cảm
- Hs nhật xét – Sau đó giáo viên nhật xét chung.
Trên cơ sở nói từng phần đã được bổ sung, gv gọi 1 - 2 em khá, giỏi nói toàn bài trước lớp à gv nhận xét.
Nhận xét về kiểu bài:
I/Chuẩn bị bài ở nhà
Đề bài: Thuyết minh về cái phích nước ( bình thủy).
II. Luyện nói trên lớp.
1. Củng cố kiến thức:
- Khái niệm văn thuyết minh.
- Các phương pháp thuyết minh: 6 phương pháp.
- Bố cục bài văn thuyết minh trong nhà trường: Mở bài, thân bài, kết bài.
- Quan sát kỹ đồ dùng thuyết minh
- Tìm hiểu cấu tạo, nguyên lí hoạt động, công dụng của đối tượng thuyết minh.
2. Luyện tập
a. Tìm hiểu đề :
b. Quan sát, tìm hiểu:
c. Lập dàn ý .
*. MB:Giới thiệu chung về cái phích nước.
*.TB: Thuyết minh cụ thể về phích nước:
- Cấu tạo gồm 2 phần:
+ Cấu tạo bên ngoài: Phích nước hình trụ có vỏ,quai xách, nắp, thân và đáy
+ Cấu tạo bên trong: ruột phích gồm hai lớp thuỷ tinh, ở giữa là khoảng chân không.
- Phân loại phích nước
+ Kích cỡ: có loại to, loại vừa, loại cao, loại thấp .
+ Xuất xứ: Có nhiều hãng :Rạng Đông, Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc…
-Lợi ích, tác dụng
- Cách bảo quản, sử dụng.
*. KB:
- Giá trị của phích
- Thái độ của bản thân khi sử dụng phích.
III. Nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm:
4. Củng cố: Khi muốn thuyết minh một thứ đồ dùng ta phải làm như thế nào.
Hướng dẫn học bài, soạn bài ở nhà:
- Về nhà luyện nói: nói trước kính …
- Chuẩn bị cho bài: Viết bài tập làm văn số 3 – văn thuyết minh.
+Ôn tập lại toàn bộ những kiến thức về TLV phần văn thuyết minh.
D. Rút kinh nghiệm:
Kí duyệt ngày tháng 11 năm 2013
File đính kèm:
- Van 8 tuan 14 tiet 54.doc