Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 20 Trả bài tập làm văn số 1

A. MỤC TIÊU:

- Củng số kiến thức về văn tự sự

- Nêu bạt những ưu điểm, khuyết điểm của HS về việc xây dựng đoạn văn, tổ chức bài văn.

B. CHUẨN BỊ: - GV : Chấm bài – tập hợp ưu, nhược điểm – Phân loại

 Soạn giáo án

 - HS : Ôn tập KT văn tự sự

C. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

Bước 1. Ổn định tổ chức lớp

Bước 2 . Kiểm tra : Không

Bước 3 . Trả bài

* Đề bài : Kể lại kỷ niệm ngày đầu tiên đi học của em

1. Giáo viên nhận xét:

 * Ưu điểm:

- Đa số bài làm đã kể lại được đúng theo yêu cầu của đề bài

- Một số bài biết kết hợp giữa mô tả - tự sự – bảo đảm tương đối tốt

- 2/3 số h/s đã diễn đạt khá lưu loát những suy nghĩ của bản thân.

- Các bài đã được tổ chức đúng bố cục 3 phần

- Một số bài cảm xúc khá tốt: Chi, Mai, Thuý, Phương, Hồng phần cảm xúc về cảnh trường, bạn bè trong ngày khai trường.

- Nhiều bài miêu tả khá tốt hình ảnh phụ huynh quan tâm tới h/s, kể những việc làm của phụ huynh

* Nhược điểm:

- Một số em chữ quá xấu : Sĩ, Phong, T. Dũng

- Câu quá dài, sử dụng dấu câu không thích hợp.

- Một số em còn nặng về kể lể sự việc

 

doc23 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1297 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 20 Trả bài tập làm văn số 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: Ngày soạn: Tiết 20 : trả bài tập làm văn số 1 A. Mục tiêu: - Củng số kiến thức về văn tự sự - Nêu bạt những ưu điểm, khuyết điểm của HS về việc xây dựng đoạn văn, tổ chức bài văn. B. Chuẩn bị: - GV : Chấm bài – tập hợp ưu, nhược điểm – Phân loại Soạn giáo án - HS : Ôn tập KT văn tự sự C. Tiến trình Dạy – Học Bước 1. ổn định tổ chức lớp Bước 2 . Kiểm tra : Không Bước 3 . Trả bài * Đề bài : Kể lại kỷ niệm ngày đầu tiên đi học của em 1. Giáo viên nhận xét: * Ưu điểm: - Đa số bài làm đã kể lại được đúng theo yêu cầu của đề bài - Một số bài biết kết hợp giữa mô tả - tự sự – bảo đảm tương đối tốt - 2/3 số h/s đã diễn đạt khá lưu loát những suy nghĩ của bản thân. - Các bài đã được tổ chức đúng bố cục 3 phần - Một số bài cảm xúc khá tốt: Chi, Mai, Thuý, Phương, Hồng… phần cảm xúc về cảnh trường, bạn bè trong ngày khai trường. - Nhiều bài miêu tả khá tốt hình ảnh phụ huynh quan tâm tới h/s, kể những việc làm của phụ huynh… * Nhược điểm: - Một số em chữ quá xấu : Sĩ, Phong, T. Dũng… - Câu quá dài, sử dụng dấu câu không thích hợp. - Một số em còn nặng về kể lể sự việc - Lỗi chính tả phổ biến: không biết hoa danh từ riêng, lẫn lộn giữ l –n, ch- tr, s – x, d – gi.. - Nhiều em phần TB chỉ viết 1 đoạn không tách thành các đv nhỏ. 2. Chữa lỗi ô 2. GV trả bài cho h/s a. Lỗi diễn đạt : lỗi câu, lỗi sử dụng dấu câu… GV gọi HS chữa chung trên bảng VD: Sai : Khi đến cổng trường. Em thấy các bác phụ huynh đã đứng đầy cổng, chắn hết cả lối đi. Chữa: Đến cổng trường, em thấy sân trường đã đông vui nhộn nhịp. Các bác phụ huynh đứng chật cả lối đi… b. Lỗi từ – lỗi chính tả: GV yêu cầu h/s tự chữa trong bài KT (lề bài) VD : Sai : Mẹ rắt em đi trên con đường làng… Chữa : dắt Sai:...màu cờ đỏ tượng chưng cho máu của các anh liệt sĩ đã ngã xuống Chữa : tượng trưng 3. GV đọc bài tốt nhất để h/s tham khảo và 1 bài kém nhất để h/s tránh lỗi, rút kinh nghiệm. 4. GV gọi điểm vào sổ điểm cá nhân Tổng hợp điểm : Điểm 9 – 10 : 0 điểm Điểm 7 – 8 : 14 bài Điểm 5 – 6 : 20 bài Điểm 3 – 4 : 5 bài Điểm 1 – 2 : 0 điểm Điểm 0 : 0 điểm Bước 4 : Củng cố: Tổng hợp KT về văn tự sự Bước 5 : HDVN : ôn tập văn TS Chuẩn bị bài mới : Bài 6 * Rút kinh nghiệm: Ngày dạy: Ngày soạn: Tiết 21 : Cô bé bán diêm (An - đéc – xen) A. Mục tiêu cần đạt: Giáo viên giúp h/s khám phá NT kể chuyện hấp dẫn, có sự đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng với các tình tiết diễn biến hợp lý của truyện. Qua đó An-đéc – xen truyền cho người đọc lòng thương cảm của ông đối với em bé bất hạnh. B. Chuẩn bị: - GV : Soạn giáo án + Chân dung An - đéc – xen - HS : Tìm hiểu bài C. Tiến trình Dạy – Học Bước 1. ổn định tổ chức lớp Bước 2 . Kiểm tra bài cũ: Thế nào là tóm tắt VBTS? Các bước tóm tắt VBTS? Bước 3 . Bài mới * Hoạt động 1: I. Giới thiệu t/giả - tác phẩm G. Gọi 1 h/s đọc phần chú thích * sgk / 67 đ Trình bày hiểu biết của em về t/g Anđecxen? H. Đọc – trả lời G. chốt nội dung chính 1. Tác giả (1805 – 1875) là nhà văn vĩ đại của ĐM thế kỷ XIX, là danh nhân văn hoá TG. - Sinh ra trong một gia đình nghèo, từ nhỏ đã tự lập kiếm sống, lưu lạc nhiều nơi. - Truyện của ông nhẹ nhàng, toát lên lòng yêu thương con người, đượm màu sắc hư ảo và thơ mộng, thể hiện niềm tin vào sự thắng lợi cuối cùng của cái tốt đẹp trên t.gian. G. Hãy giới thiệu xuất xứ của đoạn trích “Cô bé bán diêm” H. Trích trong “Cô bé bán diêm” … 2. Tác phẩm: Trích trong “Cô bé bán diêm” – một trong những truyện ngắn hay nổi tiếng, giàu chất nhân văn. * Hoạt động 2: II. Đọc – Tìm hiểu bố cục G. Hướng dẫn h/s đọc: chậm, dũng cảm, thể hiện sự cảm thông, xót xa với nv. G. Gọi 1 – 3 em đọc nhận xét H. Cả lớp theo dõi sgk G. Kể tóm tắt nd truyện ngắn này? H. 2 HS kể tóm tắt G. bổ sung, nhận xét G. Đoạn trích có thể chia làm mấy phần? H. Xác định bố cục * Bố cục : 3 phần - Từ đầu đ cứng đờ ra: H/cảnh của cô bé bán diêm - Tiếp đ t.đế : Các lần quẹt diêm và những mộng tưởng - Còn lại : Một cảnh thương tâm * Hoạt động 3: III. Đọc – Tìm hiểu VB G. Gọi 1 h/s đọc “Đêm giao thừa… đờ ra”” đ H/c của cô bé được giới thiệu qua những chi tiết nào? H. Đọc – dựa vào sgk tả lời… (Đó là h/c ntn?) - Nhà nghèo, mồ côi mẹ, 2 cha con sống chui rúc trong một xó tối tăm, luôn luôn nghe những lời mắng nhiếc chửi rủa. Phải đi bán diêm kiếm sống 1. Hoàn cảnh của cô bé bán diêm: - ở trên gác, sát mái nhà, mặc dầu đã nhét giẻ rách vào các lỗ hở lớn trên vách, gió vẫn thổi tít vào trong nhà. G. Em bé phải đi bán diêm trong t/g, h/c ntn? đ Đó là thời điểm ntn? H… Đi bán diêm trong đêm giao thừa, trời rét mướt đ một thời điểm khắc nghiệt nhất của tự nhiên, đêm tối mịt mù, rét dữ dội… là lúc mọi người đang vui vẻ chuẩn bị để đón tết. G. Cảnh cô bé đi bán diêm được miêu tả bằng những h/ả nào? H… - Đầu trần, chân đất, bụng đói, đang dò dẫm trong bóng tối. -Suốt ngày không bán được bao diêm nào, không ai bố thí cho 1 đồng xu nào, cha sẽ đánh em. - Nép vào một góc tường, mỗi lúc càng thấy rét buốt hơn, đôi bàn thay em đã cứng đờ ra. đ Một cuộc sống nghèo khổ, bất hạnh thật tội nghiệp. H. Em nx gì về t/cảnh của em bé lúc này và thời điểm em bé phải đi bán diêm? T/g sử dụng biện pháp NT gì khi đưa ra cùng một lúc 2 chi tiết đêm giao thừa rét buốc – cô bé đầu trần, chân đất, bụng đói, dò dẫm trong đêm tối? H. Suy nghĩ – nhận xét đ T/g đã s/d b/p tương phản giữa cái giá lạnh thấu xương, quãng không gian mênh mông, tối tăm với thân hình nhỏ bé cô đơn lủi thủi, đầu trần chân đất, bụng đói cồn cào của em bé. G. đ biện pháp NT đó giúp em cảm nhận về t/cảnh của em bé lúc này ra sao? H. Nhận xét G. Em bé sống với bố nhưng đó lại là 1 ông bố thô lỗ, cục cằn…đ Một c/s thật cô đơn, buồn tủi G… Cảnh trong các nhà lúc này ntn? Biện pháp NT t/g sử dụng và t/d của nó? H. Dựa vào sgk TL… đ T/c khốn khổ, éo le. - Cảnh trong các nhà: Cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn. Trong phố sực nức mùi ngỗng quay G. Lúc này, em bé đang có suy nghĩ ntn? Em nhớ đến ai? Nhớ về điều gì? Đó là một c/s ntn? H… - năm xưa, bà nội hiền hậu còn sống, em đón giao thừa ở nhà - ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh, sống những ngày đầm ấm đ Một c/s vô cùng đầm ấm, h/p tràn ngập tình yêu thương. G. Em hãy so ánh c/s lúc này và c/s trước kia của em bé? H. So sánh : hoàn toàn khác nhau, tương phản về mọi mặt. đ NT tương phản khắc hoạ sâu sắc hơn t/cảnh vô cùng khốn khổ của cô bé. G. Điều đó giúp em cảm nhận thêm điều gì về t/cảnh của bé? H. Nhận xét, nêu cảm nhận… đ Cô bé khổ không chỉ về vật chất mà cả sự mất mát chỗ dựa Bé hoàn toàn cô đơn * Hoạt động 4: Bước 4. Củng cố G. Suy nghĩ của em sau khi đọc đoạn truyện trên? H. Nêu suy nghĩ của bản thân… * Hoạt động 5 : Bước 5. HDVN - Học bài - Tìm hiểu tiếp VB * Rút kinh nghiệm: Ngày dạy: Ngày soạn: Tiết 22 : cô bé bán diêm (An - đéc – xen) A. Mục tiêu bài học: (Giống tiết 21) B. Chuẩn bị: - GV : Soạn giáo án - HS : Tìm hiểu bài C. Tiến trình Dạy – Học Bước 1. ổn định tổ chức lớp Bước 2 . Kiểm tra bài cũ: Hoàn cảnh của cô bé bám diêm? Những suy nghĩ của em về hoàn cảnh đó? Bước 3 . Bài mới * Hoạt động 1: G. Gọi h/s đọc “Chà giá quẹt đ bị cha mắng” đ Giữa trời khuya tăm tối giá lạnh, trong nỗi cô đơn đói khát em bé đã làm gì? Trong con mắt em, ngọn lửa hiện lên ntn? Em bé tưởng tượng thấy gì? H. Đọc – suy nghĩ – Trả lời 2. Các lần quẹt diêm và những mộng tưởng . a. Lần thứ nhất : - Giá quẹt một que diêm và sưởi cho đỡ rét nhỉ? - Em đánh liều quẹt một que G. Que diêm t1 bật lên gợi cho em cảm giác gì? Vì sao em bé lại tưởng tượng như vậy? đ ngọn lửa trông đến vui mắt đ lò sưởi – toả hơi ấm dịu dàng H. Suy nghĩ trả lời: Gợi cảm giác nồng ấm… đ Lúc này cô bé đang giá rét đ chỉ cần được sưởi ấm, dù nhỏ nhoi G. Khi que diêm tắt, điều gì đã xảy ra? Em thấy mộng tưởng khi que diêm cháy và thực tại lúc que diêm tắt có liên quan với nhau ntn? H. Khi que diêm tắt: lò sưởi biến mất, nghĩ đến thực tại. đ Đó là những h/ả tương phảm. Mộng tưởng ấm áp đẹp đẽ bao nhiêu thực tế lại buồn khổ bấy nhiêu. Mỗi nỗi đau tinh thần luôn luôn bị giày vò ám ảnh đ Gọi cảm giác nồng ấm xua tan giá buốt, đem đến cho bé niềm vui nho nhỏ. - Que diêm tắt: lò sưởi biến mất – nghĩa đến thực tế đ Những h/ả tương phản G. Gọi h/s đọc “Em quẹt que thứ hai… của em bé bán diêm” đ Lần quẹt diêm t2, h/ả nào hiện ra trước mắt em bé? H/ả đó có ý nghĩa ntn? b. Lần thứ hai - Bàn ăn đ Em bé đang quá đói rét – ước mơ được một bữa ngon lành H. đ Bàn ăn, khăn trải trắng tinh, bát đĩa bằng sứ quý giá, cả con ngỗng quay, con ngỗng tiến về phía em đ ước mơ lúc này cảu em bé là được ăn một bữa ngon lành vì đang quá đói rét. Đó là nhu cầu cần thiết của con người. Ta càng thấy được tình cảnh tội nghiệp của em bé. G. Cùng với ánh lửa vụt tắt là điêu gì xảy ra? Trước mắt em bé là thực tại thế nào? H. Những bức tường dầy đặc, lạnh lẽo – Phố xá vắng teo, lạnh buốt, tuyết phủ trắng xoá, gió bốc vi vu- Khách qua đường quần áo ấm áp, hoàn toàn lãnh đạm với cảnh nghèo khổ của em đ Một thực tại phũ phàng: em chỉ cô đơn một mình, từ con người đến TN đều câm lặng vô hồn không ai quan tâm đoái hoài đến sự khốn khổ của cô bé… G. Y/c h/s theo dõi bằng mắt: “Em quẹt que diêm t3 đ thượng đế” đ Hiện ra trước mắt em bé lúc này là gì? Vì sao sau khi tưởng tượng thấy lò sưởi, bàn ăn, giờ em lại tưởng tượng ra vật đó? đ Từ con người đến TN đều lạnh lùng nhẫn tâm trước nỗi khổ của em c. Lần thứ 3: H… cây thông Noel trang trí lộng lẫy, hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi đ Sau khi tưởng tượng thấy lò sưởi, bàn ăn, giờ lại tưởng tượng thấy cây thông bởi vì trong mộng tưởng em đã được tận hưởng sự ấm áp của lò sưởi, vị ngọt ngào của thức ăn xua tan cái đói cồn cào; giờ đây trong đêm gt em ước ao được đón tết với 1 cây thông rực rỡ sáng màu gợi cảm giác tưng bừng vui tươi của ngày tết . G. Điều gì xảy ra khi que diêm tắt? Lúc này em bé nghĩ gì? - Cây thông Noel trang trí lộng lẫy. H. Khi que diêm tắt: các ngọn nến bay lên mãi mãi biến thành những ngôi sao đ em bé nghĩ: Khi có 1 vì sao đổi ngôi là có 1 linh hồn bay lên trời với thượng đế - Khi diêm tắt: các ngọn nến bay lên mãi biến thành những ngôi sao G. Theo đạo Thiên Chúa thì được bay lên với T.đế là được đến một nơi vô cùng thiêng liêng cao cả, không còn những nỗi khổ trên đời. G. Theo em, so với 2 lần quẹt diêm trước, lần này khi ngọn lửa tắt, có điều gì khác? G. Suy nghĩ TL… (nếu như ở 2 lần trước, mộng tưởng đều bị thực tế phũ phàng xoá nhoà ngay khi ngọn lửa tắt thì ở lần này dường như mộng tưởng đã vươn dậy cố vượt lên trên thực tế, hoà nhập cảnh thực và cảnh ảo trong ý nghĩ của bé. đ hoà nhập cảnh thực và cảnh ảo G. Gọi h/s đọc “Em quẹt que diêm… biến mất” đ Khi em bé quẹt diêm thì h/ả ai xuất hiện? Vì sao h/ả đó lại hiện về trong tưởng tượng của em? d. Lần thứ tư: H. H/ả bà nội đ vì mẹ và bà là những người yêu thương em nhất G. Cô bé nói gì với bà? Câu nói đó thể hiện ước ao nào của cô bé? H. Em bé reo lên “cho cháu đi với, xin bà đừng bỏ cháu ở nơi này. Cháu van bà cho cháu về với bà” đ Khao khát được yêu thương, chăm sóc, được sống h/p, được bà nâng niu… - Bà nội đang cười với em - “Cháu van bà cho cháu về với bà” G. Mộng tưởng gặp lại bà đem lại cảm giác thế nào cho bé? Bé sợ như các lần trước, khi diêm tắt là ảo ảnh biến mất nên lần này cô bé hành động thế nào? Vì sao cô bé làm như thế? đ Khao khát được y/t, chăm sóc, được sống trong h/p gia đình, được bà nâng nui, chiều chuộng. H. Mộng tưởng gặp lại bà đem lại cho cô bé cảm giác ấm áp, sung sướng và vô cùng h/p đ Bé quẹt toả những que diêm còn lại trong hộp vì muốn níu bà ở lại. G. Đến lúc này h/ả người bà hiện ra trong trí tưởng của cô bé ntn? Em cảm nhận gì về tâm trnạg của bé lúc đó? - Quẹt tất cả diêm trong hộp vì muốn níu bà ở lại. H. Bà to lớn, đẹp lão, cầm tay em, hai bà cháu bay vụt lên cao … đ Một giấc mơ huy hoàng vì ở đó vừa có bà người y/t em nhất vừa không còn đói rét buồn đau, nơi đó chỉ có thể là thiên đường là về với thượng đế. G. T/g miêu tả những lần em bé quẹt diêm với những mộng tưởng tươi đẹp đan xen, thực tại đau thương có ý nghĩ gì? H… (Mỗi lần quẹt diêm là 1 lần cô bé đói khổ ước mơ có c/s h/p no đủ trong tình y/t của mái ấm gđ. Ngọn lửa y/t trong trái tim nhà văn thắp sáng lên trong lòng những người nghèo khổ mong họ vượt qua thực tại phũ phàng vươn tới c/s ấm no, h/p…) đ Hai bà cháu bay vụt lên cao, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe doạ họ nữa. đ Cô bé thực sự h/p mãn nguyện. * Hoạt động 2: 3. Một cảnh thương tâm: G. Y/c h/s theo dõi “Sáng hôm sau…” đến hết đ Cảnh TN sáng mồng một được gt bằng chi tiết nào? H/ả cô bé bán diêm hiện lên qua những TN nào? H. Tuyết phủ kín mặt đất, mặt trời trong sáng cói chan trên bầu trời xanh nhợt – ở một xó tường một em gái có đôi má hồng, đôi môi mỉm cười, em đã chết vì giá rét trong đêm gt giữa những bao diêm. G. Thái độ của mọi người trước cái chết của em bé? Trong đv này t/g đã sử dụng NT gì? Điều đó có ý nghĩa ntn? H. Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà, bảo nhau “Chắc nó muốn sưởi cho ấm” đ NT tương phản G. Em bé chết vì giá rét từ đêm qua mà đến sáng má vẫn hồng, môi vẫn mỉm cười có ý nghĩa gì? (ẩn chứa t/c ntn của t/g?) H. (Niềm cảm thông, thương yêu của t/g dành cho cô bé bán diêm) đ H/ả tương phản đ người đời thật vô tâm, lạnh lùng G. Cái chết của em lúc gợi cảm xúc thế nào cho em? Qua cái chết của em bé bán diêm, em hiểu gì về XH đương thời? H. Nêu suy nghĩ bản thân… đ Một XH thiếu tình thương với những con người có trái tim băng giá lạnh lùng trước nỗi đau, cái chết của đồng loại * Hoạt động 3: G. Kết quả NT tiêu biểu của đoạn trích H. Kết quả NT… G. Chốt, ghi những NT tiêu biểu. IV. Tổng kết: 1. NT : Lối kể chuyện hấp dẫn, tài hoa, tinh tế. B.pháp tương phản s/d nhuần nhị, đanm xen giữa hiện thực và mộng tưởng. - Các tình tiết d.biến hợp lý G. Qua câu chuyện, t/g muốn gửi gắm điều gì? Câu chuyện còn khuyên chúng ta điều gì? H. Trả lời… Ước mơ của tuổi thơ về mái ấm gia đình ấm no hạnh phúc, được ăn ngon và vui chơi, ước mơ về tình yêu thương của bản thân. đ Phải biết yêu thương, đồng cảm với nỗi đau của người khác, đặc biệt là của các em nhỏ. G. Em cảm nhận được gì về t/c của t/g dành cho em bé bán diêm? 2. ND: Ước mơ của tuổi thơ về mái ấm gia đình ấm no h.phúc H. Tình thương yêu, nỗi xót xa, niềm cảm thông sâu sắc của t/g dành cho em bé bất hạnh. Tình cảm đó xuất phát từ trái tim giầu tình nhân ái. đ T/y thương, nỗi xót xa, niềm cảm thông sau sắc của t/g dành cho em bé bất hạnh . * Hoạt động 4: Bước 4. Củng cố Hãy nêu tóm tắt VB trên ? IV. Luyện tập : Tóm tắt VB * Hoạt động 5 : Bước 5. HDVN - Học bài - CB bài mới : Trợ từ – thán từ * Rút kinh nghiệm: Ngày dạy: Ngày soạn: Tiết 23 : trợ từ – thán từ A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh hiểu được thế nào là trợ từ – thán từ, biết cách sử dụng trợ từ, thán từ hợp lý… Tích hợp với VB Cô bé bán diêm, miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự. B. Chuẩn bị: - GV : Soạn giáo án + Bảng phụ - HS : Tìm hiểu bài C. Tiến trình Dạy – Học Bước 1. ổn định tổ chức lớp Bước 2 . Kiểm tra bài cũ: Tóm tắt VB “Cô bé bán diêm”? Nêu ý nghĩa của truyện Bước 3 . Bài mới * Hoạt động 1: G. Treo bảng phụ đã ghi VD: - Nó ăn hai bát cơm (1) - Nó ăn những hai bát cơm (2) - Nó ăn có hai bát cơm (3) đ Cả 3 câu tren cùng thông báo sự việc gì? Xét về cấu tạo của câu, em thấy cdâu 2,3 có gì khác với câu 1? H. Theo dõi VD – nhận xét I. Thế nào là trợ từ? 1. VD: Cả 3 câu cùng thông báo “nó ăn số lượng 2 bát cơm” . Câu 2 thêm từ “những”, câu 3 thêm từ “có” G. Từ “những” và “có” đi kèm với từ ngữ nào trong câu? Khi đi kèm với từ ngữ đó thì theo em người nói ngoài việc thông báo sự việc ra còn biểu thị ý nghĩa gì? đ câu 2 thêm từ “những” Câu 3 thêm từ “có” H. Suy nghĩ TL: “có” , “những” đi kèm với “hai bát cơm”… đ nhấn mạnh, đánh giá việc ăn 2 bát cơm là nhiều quá mức bình thường hoặc là ít, không đạt mức độ bình thường. V. Tởy theo em, từ “những”, “có” trong cau 2,3 dùng để biểu thị ý nghĩa gì? H… biểu thị thái độ, nhấn mạnh đánh giá của người nói đối với s.vật, sự việc được nói đến trong câu G. Những từ đó được coi là trợ từ đ Em hiểu thế nào là trợ từ? H. Nêu kn… G. Đó chính là nd ghi nhớ / 69 2. Ghi nhớ sgk / 69 * Hoạt động 2: II. Thán từ: G. Gọi H đọc VD / sgk G. Từ “này” trong VD a, b biểu thị ý nghĩa gì? Từ “A” trong VD a biểu thị thái độ? H. nhận xét 1. Thế nào là thán từ? a. VD : sgk / 69 - “này” đ là tiếng thốt ra gây sự chú ý của người đối thoại - “A” đ thốt ra biểu thị sự tức giận khi nhận ra một điều gì đó không tốt. G. Trong câu “A! Mẹ đã về” đ từ “A” có biểu thị sự tức giận không? H. đ biểu thị sự vui mừng, sung sướng G. Câu “Vâng… cái đã” là lời người hỏi hay người nghe? Khi có từ “vâng” trong câu thì lời nói đó có sắc thái ntn? Hđ lời đáp lại lời người khác đ lễ phép, tỏ ý nghe theo. G. Theo em, các từ “này, a, vâng” trong 2 vd trên biểu thị điều gì? H… bộc lộ t/c cảm xúc giữ người nói hay dùng để gọi đáp - “A! Mẹ đã về” đ vui mừng, sung sướng đ “Vâng” đ thái độ lễ phép, tỏ ý nghe theo. G. Đó là những T.từ. Em hiểu thế nào là thán từ? H. Nêu khái niệm b. Thán từ là những từ dùng để bộc lộ t/c cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp G. Y/c h/s theo dõi 2 vd a, b sgk đ Thán từ đứng ở vị trí nào trong 2 vd đó? H. Đứng ở đầu câu G. Thán từ “này”, “A” trong VD a có là 1 lời không? Nếu là 1 câu thì thuộc loại câu nào? H. Là 1 câu đặc biệt 2. Cách dùng thán từ: a. VD : ab / sgk - Thán từ : đứng ở đầu câu - “A” đ là 1 câu đơn đặc biệt G. Trong VDb, “này” và “vâng” có tách thành 1 câu không? Hai từ đó có thuộc tp nào trong câu? H. Không tách thành câu mà đứng ở đầu câu, là thành phần biệt lập của câu, không có quan hệ ngữ pháp với các thành phần khác. - “Này”, “vâng” đ là thành phần biệt lập, không có quan hệ NO với các thành phần khác. G. Vậy theo em, tính từ đứng ở vị trí nào của câu và có thể dùng ntn? H. nhận xét G. Đó là nội dung ghi nhớ 1/SGK b. Thán từ thường đứng ở đầu câu, có thể được tách ra thành 1 câu đặc biệt (ghi nhớ 1 sgk / 70) 3. Các loại thán từ: G. Treo bảng phụ có ghi VD : - Ôi! con đường xưa, Những mùa trút lá Cành bàng mồ côi Cổng cũ rêu phong a. VD: - Ôi! Tổ quốc .. hai mươi - Ô kìa! Bên cõi trời đông Ngựa ai còn ruổi dặm hồng xa xa đ Những thán từ trên biểu thị ý nghĩa nào? H. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc G. Thán từ “ơi” biểu thị điều gì? H. Dùng để gọi đáp G. Vậy có mấy loại thán từ? H. Có 2 loại thán từ: bộc lộc tình cảm cảm xúc, dùng gọi đáp. - Ôi, Ô kìa đ Bộc lộ tình cảm, cảm xúc b. Ghi nhớ 2 / sgk / 70 * Hoạt động 3: III. Luyện tập : G. Đọc BT 1? đ lên bảng làm BT ? H. Lên bảng làm BT G. Nhận xét, chấm điểm BT 1 : - Ngay cả tôi cũng không biết đến việc này - Cô ấy đẹp ơi là đẹp! - Tôi nhắc những ba bốn lần mà anh vẫn quên G. Y/c h/s đọc BT 2 đ nói rõ ý nghĩa biểu thị của từng từ? H. Nêu ý nghĩa của từng từ H. Nhận xét bổ xung, sửa chữa G. Chấm điểm BT 2 : - Lấy : không có một chút gì (thư, quà, lời nhắn) - Nguyên : nghĩa là chỉ riêng tiền thách cưới đã quá cao -Đến:Nghĩa là quá cao, quá vô lý - cả: nhấn mạnh việc ăn quá mức bình thường - cứ : nhấn mạnh 1 việc lặp lại nhàm chán. * Hoạt động 4: Bước 4. Củng cố - Đặt 1 câu có trợ từ ? - Đặt 1 câu có thán từ? * Hoạt động 5 : Bước 5. HDVN - Học bài - Làm BT 3 đ 5 SGK - CB bài mới : Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự * Rút kinh nghiệm: Ngày dạy: Ngày soạn: Tiết 24 : miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự A. Mục tiêu cần đạt : Nhận biết được sự kết hợp và tác động qua lại giữa các yếu tố miêu tả và biểu lộ tình cảm của người viết trong một VBTS. Nắm được cách thức vận dụng các yếu tố này trong một văn bản tự sự. Tích hợp với các VB và kiến thức TV đã học. B. Chuẩn bị: - GV : Soạn giáo án + bảng phụ - HS : Tìm hiểu bài C. Tiến trình Dạy – Học Bước 1. ổn định tổ chức lớp Bước 2 . Kiểm tra bài cũ: Thế nào là trợ từ – thán tờ ? Cho VD? Có mấy loại thán từ ? Đặt câu với từng loại Bước 3 . Bài mới * Hoạt động 1: G. Treo bảng phụ đã ghi VD sgk/ 72 đ gọi h/s đọc VD G. Tự sự, miêu tả, biểu cảm các em đã được học ở lớp 6, 7. Em nào nhắc lại mục đích g.tiếp của 3 kiểu p.thức biểu đạt đó? H - Tự sự: trình bày diễn biến sự việc - Miêu tả: tái hiện trạng thái, s,vật, con người - Biểu cảm: bày tỏ tình cảm, cảm xúc… G. Ba p.thức tren được thể hiện cụ thể ở những phương tiện nào? H. Tự sự: tập trung nêu sự việc, hành động, nvật - Miêu tả: tập trung chỉ ra tính chất, màu sắc, mức độ cảu sự việc, nhân vật, hành động - Biểu cảm thể hiện ở các chi tiết bày tỏ cảm xúc của người viết trước sự việc, nhân vật, h.động. I. Sự kết hợp các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm trong VBTSL 1. VD : sgk / 72 G. Từ việc xác định trên, cho h/s thảo luận: (4 nhóm – 4 tổ) (1) Đoạn trích kể lại sự việc nào? Sự việc đó được kể lại bàng những chi tiết nào? (2) Tìm các yếu tố miêu tả trong đoạn trích? (3) Tìm các chi tiết bày tỏ cảm xúc, thái độ của người viết về sv, nv, hđ? (4) Các yếu tố trên đứng riêng hay đan xen vào nhau? H. Thảo luận nhóm - đại diện nhóm TL (lần lượt từ 1 đ 4) H/s các nhóm khác theo dõi, nx, bổ sung G. Kết luận … (1) ND đoạn trích… (2) Yếu tố miêu tả: + Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, ríu cả chân + Mẹ tôi không còm cõi… gương mặt vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của đôi má. - Đoạn trích kể lại cuộc gặp gỡ đầy xúc động của nv “tôi” với người mẹ sau bao ngày xa cách + yếu tố miêu tả (3) – Cảm nhận : “Tôi thấy… lạ thường” - Suy nghĩ : “Hay tại sự… sung túc?” - PB cảm tưởng: “Phải bé lại… vô cùng” (4) đ Các yếu tố trên không đứng tách riêng mà đan xen vào nhau vừa kể vừa tả và biểu cảm một cách hài hoà tạo nên mạch văn nhất quán G. Nếu bỏ các yếu tố miêu tả, biểu cảm, đv chỉ còn lại yếu tố kể đ em thấy đv thế nào? đ theo em, yếu tố miêu tả giúp gì cho đv kể trên? Còn yếu tố biểu cảm giúp cho đv thành công về p.diện nào? H. suy nghĩ TL… (Thiếu các yếu tố miêu tả, biểu cảm đv trở nên khó khăn không gây xúc động cho người đọc. – Yếu tố mô tả giúp cho đv thêm sinh động tả cả màu sắc, hương vị, hình dáng diện mạo của nv như hiện ra trước mắt người đọc. – Yếu tố biểu cảm thể hiện tình mẫu tử sâu nặng đ người đọc xúc động, trăn trở, suy nghĩ trước những nhân vật và sự việc) G. Các yếu tố miêu tả và biểu cảm làm cho ý nghĩ của truyện càng thêm thấm thía và sâu sắc. Nó cũng giúp t/g thể hiện được thái độ trân trọng và tình cảm yêu mến của mình đối với nv, sự việc. G. Nếu bỏ hết các yếu tố kể trong đv thì sẽ ra sao? đ yếu tố kể có vai trò ntn trong đv? H… (nếu bỏ yếu tố kể thì không có chuyện bởi vì cốt truyện là do sự việc và nhân vật cùng với những hành động chính tạo nên. Các yếu tố mt + b.c chỉ có thể bám vào sự việc và nv mới phát triển được. + Cảm nhận + Suy nghĩ + PB cảm tưởng đ Đan xen hài hoà vừa kể vừa tả và biểu cảm đ đoạn văn sinh động đ làm xúc động người đọc G. Vậy trong 1 VBTS các nhân vật thường dùng các phương thức nào? H. TL G. Các yếu tố mt + bc giúp cho việc kể chuyện ntn? H. Sôi động và sâu sắc hơn G. Gọi 1 h.s đọc ghi nhớ sgk đ Y/c về nhà học thuộc đ Trong VBTS rất ít khi các t/g chỉ thuần kể việc mà khi kể thường đan xen các yếu tố m/t 2. Ghi nhớ : sgk / 74 * Hoạt động 2 : II. Luyện tập * VB “Tôi đi học”: “Sau một hồi trống… các lớp” G. Tìm các yếu tố miêu tả, kể, biểu cảm trong đv? H. 2 h/s lên bảng làm BT - Miêu tả: Sau một hồi trống thúc… sắp hàng… đi vào lớp không đi… không đứng lại, co lên một chân… duỗi mạnh như đá một quả ban tưởng tượng - Biểu cảm: vang dội cả lòng tôi, cảm thấy mình chơ vơ, vụng về lúng tún, run run theo nhịp bướ rộng ràng của các lớp. G. Y/c h/s xác định yếu tố miêu tả, biểu cảm trong đv đ nhận xét, bổ xung đ chấm điểm * Đv “Tức nước vỡ bờ” : “Tha này… ra thềm” - Miêu tả: vừa nói hằn vừa… anh Dậu Cai lệ tát… vào cạnh anh Dậu Chị nghiến hai hàm răng Rồi chị … ra cửa Người nhà lý trưởng .. vật nhau - Kể + biểu cảm : Sức lẻo khoẻ … sưu +Kể+miêu tả: Kết cục… ra thềm * Hoạt động 3: Bước 4. Củng cố Y/cầu nhắc lại sự kết hợp các yếu tố trong VBTS * Hoạt động 5 : Bước 5. HDVN - Học bài - Làm BT - CB bài mới : Đánh nhau với cối xay gió * Rút kinh nghiệm: Ngày dạy: Ngày soạn: Tiết 25 : đánh nhau với cối xay gió (Xéc- van – tét) A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh thấy rõ tài nghệ của Xéc – van – tét trong việc xây dựng cặp nhân vật bất hủ Đôn- ki-hô-tê và Xan–chô Pan–xa tương phản về mọi mặt. Đánh giá đúng đắn các mặt tốt xấu của 2 nv ấy. Từ đó rút ra bài học thực tiễn. Tích hợp với miêu tả và biểu cảm trong

File đính kèm:

  • docngu van 8Tiet 2025.doc
Giáo án liên quan