A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. Giúp HS:
* Hiểu về giá trị của những tác phẩm nói trên.
* Qua những tác phẩm này, giúp HS hiểu thêm về thơ Đường.
B- CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
I- ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC
II- KIỂM TRA BÀI CŨ. Kiểm tra 15 phút:
Nghệ thuật miêu tả tiếng đàn của nhà thơ Bạch Cư Dị trong bài thơ “Tì bà hành”.
III- GIỚI THIỆU BÀI MỚI.
2 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5250 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn tiết 60- Nỗi oán của người phòng khuê, lầu hoàng hạc, khe chim kêu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 16 tháng 12 năm 2006
Ngữ văn. Tiết 60
Đọc thêm:
Nỗi oán của người phòng khuê, Lầu Hoàng Hạc, Khe chim kêu.
a- Mục tiêu cần đạt. Giúp HS:
* Hiểu về giá trị của những tác phẩm nói trên.
* Qua những tác phẩm này, giúp HS hiểu thêm về thơ Đường.
b- Các bước tiến hành
i- ổn định tổ chức
ii- kiểm tra bài cũ. Kiểm tra 15 phút:
Nghệ thuật miêu tả tiếng đàn của nhà thơ Bạch Cư Dị trong bài thơ “Tì bà hành”.
iii- Giới thiệu bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
(GV chia nhóm cho HS tìm hiểu lần lượt từng bài theo các gợi y).
- Nhóm 1: xác định những nét chính về tác giả Vương Xương Linh, Thôi Hiệu, Vương Duy. Xác định thể loại, bố cục.
- Nhóm 2: Xác định các vấn đề sau:
+ Bài thơ được mở đầu bằng hình ảnh người thiếu phụ không biết sầu ngày xuân trang điểm lộng lẫy bước lên lầu thúy, ngắm nhìn cây dương liễu. Hình ảnh cây dương liễu có y nghĩa gì?
+ Kết thúc bài thơ là hình ảnh người thiếu phụ thấy hối hận vì để chồng đi kiếm tước hầu. Theo em kết cấu đó thể hiện điều gì?
- Nhóm 3: Xác định các vấn đề sau:
+ Phân tích giá trị nghệ thuật của việc sử dụng điệp từ Hoàng Hạc
+ Nhận xét về luật bằng trắc của bài thơ.
+ Bài thơ kết lại bằng hai câu nói về cảm xúc của nhà thơ. Phân tích cảm xúc của tác giả trong hai câu cuối bài thơ.
- Hai câu thơ đầu miêu tả điều gì?
- Hai câu thơ sau, cảnh tĩnh hay động, tối hay sáng?
- Ba bài thơ giúp em cảm nhận thêm được điều gì về thơ Đường?
I- Nỗi oán của người phòng khuê.
1- Tác giả:
SGK…
2- Tác phẩm.
Cây dương liễu có y nghĩa tượng trưng cho mùa xuân, và tượng trưng cho sự li biệt. Sự xuất hiện bạt ngàn dương liễu làm dấy lên bao cảm xúc liên tưởng ở người thiếu phụ gợi nhắc cho nàng bao ngày tháng cô đơn.
Kết cấu bài thơ hợp lí diễn tả cảm xúc của người chinh phụ. Nàng đang vui, trang điểm lộng lẫy bước lên lầu chợt thấy hàng dương liễu mà nhớ chồng hối hận để chồng đi, để nàng bao đêm vò võ tuổi xuân qua mau.
Đồng thời thể hiện tiếng nói phê phán chiến tranh phong kiến phi nghĩa.
2- Lầu Hoàng Hạc.
a- Tác giả:
….SGK
b- Tác phẩm.
- Hoàng Hạc được nhắc tới 3 lần làm nổi bật sự đối lập giữa cái đã ra đi mãi mãi với cái còn lại, cái vô cùng với cái hữu hạn, cái hư và cái thực...
Bài thơ có sự phá luật một cách tài tình.
+ Hai câu đầu có sử dụng nghệ thuật đối giữa xưa- nay ( tích- thử): Cái giá trị ngày xưa không còn, cái hồn của lầu Hoàng Hạc bay đi mất rồi, chỉ còn lại nơi đây lầu Hoàng Hạc.
+ Câu 3 toàn thanh trắc, gợi cảm giác nặng nề
+ Câu 4 toàn thanh bằng thể hiện cảm giác nhẹ nhàng diễn tả hình ảnh đám mây trắng nhởn nhơ…
Hai câu thơ hay, thể hiện nỗi băn khoăn tự hỏi của nhà thơ. Đó là tình cảm của nhà thơ đối với đất nước. Nhìn thấy lầu Hoàng Hạc, suy ngẫm về sự mất còn của cuộc đời mà tự hỏi- câu thơ càng trở nên thấm thía.
3- Khe chim kêu.
a- Tác giả.
SGK
b- Tác phẩm.
- Hai câu thơ miêu tả tâm thế của nhà thơ: ông đang sống trong một tâm trạng thanh nhàn.
Đồng thời miêu tả cảnh đẹp thiên.
Hai câu thơ thể hiện mối quan hệ của nhà thơ với thiên nhiên.
- Cảnh trong hai câu thơ thật ra là tĩnh, là sáng.
+ Nhà thơ dùng tiếng động của tiếng chim để miêu tả sự tĩnh lặng của núi rừng. Trong yên lặng, một tiếng chim cất lên làm cho không gian như bừng tỉnh. Cảnh có yên tĩnh, nhà thơ mới lắng nghe được tiếng chim.
Trong yên lặng ánh trăng làm cho cảnh thật đẹp, nhà thơ đắm trong cảnh đẹp.
4- Tổng kết
Ba bài thơ giúp ta nhận thấy bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, ngôn ngữ thơ trong sáng, hàm súc. Đồng thời giúp ta nhận thấy những sự sáng tạo nghệ thuật trong sáng tác của các nhà thơ đời Đường.
IV- Rút kinh nghiệm.
File đính kèm:
- Khue oan, Hoang Hac Lau, Khe chim keu.doc