Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 12: Một số giun dẹp khác - Hoàng Phương Thảo

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học này, học sinh phải:

1. Kiến thức:

- Phân biết được hình thái, cấu tạo, phương thức sống của một số đại diện của ngành Giun dẹp.

- Nêu được những nét cơ bản về tác hại và cách phòng chống một số loài Giun dẹp kí sinh.

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh, làm việc với SGK

- Kỹ năng hoạt động nhóm

3. Thái độ:

- Có ý thức giữ gìn vệ sinh, phòng chống bệnh tật.

III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên:

- Tranh phóng to H12.1-12.3.

- Bảng phụ.

2. Học sinh: tìm hiểu đặc điểm cấu tạo, đời sống, nơi kí sinh, biện pháp phòng, trừ một số giun dẹp kí sinh, giải thích vì sao người ta dùng từ dẹp để đặt tên ngành.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. On định, kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra bài cũ: Mô tả hình thái, cấu tạo, đặc điểm sinh lí của Sán lá gan? Thiết lập vòng đời của sán lá gan?

3. Hoạt động dạy học:

Giun dẹp có khoảng 4 nghìn loài, mỗi loài sống kí sinh ở một môi trường sống khác nhau. Vậy chúng gồm những loài nào? Chúng có những đặc điểm gì? Kí sinh ở những đâu và gây tác hại gì đối với con người, động vật? Để phòng chống Giun dẹp kí sinh chúng ta cần phải làm gì?

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 13/07/2022 | Lượt xem: 305 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 12: Một số giun dẹp khác - Hoàng Phương Thảo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 6 Tiết: 12 Bài 12: MỘT SỐ GIUN DẸP KHÁC Ngày soạn: 24.09.2013 Ngày dạy: 26.09.2013 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học này, học sinh phải: 1. Kiến thức: - Phân biết được hình thái, cấu tạo, phương thức sống của một số đại diện của ngành Giun dẹp. - Nêu được những nét cơ bản về tác hại và cách phòng chống một số loài Giun dẹp kí sinh. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh, làm việc với SGK - Kỹ năng hoạt động nhóm 3. Thái độ: - Có ý thức giữ gìn vệ sinh, phòng chống bệnh tật. III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Giáo viên: - Tranh phóng to H12.1-12.3. - Bảng phụ. 2. Học sinh: tìm hiểu đặc điểm cấu tạo, đời sống, nơi kí sinh, biện pháp phòng, trừ một số giun dẹp kí sinh, giải thích vì sao người ta dùng từ dẹp để đặt tên ngành. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Oån định, kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: Mô tả hình thái, cấu tạo, đặc điểm sinh lí của Sán lá gan? Thiết lập vòng đời của sán lá gan? 3. Hoạt động dạy học: Giun dẹp có khoảng 4 nghìn loài, mỗi loài sống kí sinh ở một môi trường sống khác nhau. Vậy chúng gồm những loài nào? Chúng có những đặc điểm gì? Kí sinh ở những đâu và gây tác hại gì đối với con người, động vật? Để phòng chống Giun dẹp kí sinh chúng ta cần phải làm gì? a. Một số Giun dẹp khác. Hoạt động 1: Tìm hiểu một số Giun dẹp: * Tiến hành: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Yêu cầu HS quan sát H12.1, 12.2, 12.3, nghiên cứu thông tin SGK/44 + Kể tên một số giun dẹp kí sinh em biết? + Giun dẹp thường kí sinh ở bộ phận nào trong cơ thể người và động vật? Vì sao? + Sán lá máu có đặc điểm gì? + Sán bã trầu có đặc điểm gì? + Sán sây có đặc điểm gì? + Sán kí sinh gây tác hại như thế nào? + Em làm gì để giúp mọi người tránh nhiễm giun sán ? - Yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành bảng: đặc điểm của một số giun dẹp - Yêu cầu HS báo cáo, các nhóm khác nhận xét, bổ sung - Chốt lại + Ngoài ra còn có những Giun dẹp nào em biết? - Giới thiệu thêm một số sán kí sinh: sán lá song chủ, sán mép, sán chó - Yêu cầu HS rút ra kết luận. - HS quan sát H12.1, 12.2, 12.3, nghiên cứu thông tin SGK/44 + Sán lá máu, sán dây, sán bã trầu + Sán lá máu: Kí sinh trong máu, sán bã trầu kí sinh trong cơ của động vật, sán dây kí sinh trong ruột non người và cơ động vật. Vì những cơ quan này có nhiều chất dinh dưỡng. + Cơ thể phân tính, con cái nhỏ, con đực to, thường cặp đôi. + Sán bã trầu giống sán lá gan nhưng có màu bã trầu. + Sán dây có đầu nhỏ, thân có nhiều đốt, các đốt cuối chứa đầy trứng, ruột tiêu giảm. + Sán kí sinh lấy chất dinh dưỡng của vật chủ làm cho vật chủ gầy yếu. + Tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm. Không ăn thịt lợn, bò gạo. - HS thảo luận nhóm hoàn thành bảng - HS báo cáo, nhận xét, bổ sung + HS tự liên hệ * Kết luận: Tên động vật Sán lá máu Sán bã trầu Sán dây Hình dạng Hình lá dẹp Hình bã trầu Hình dây Kích thước Con đực nhỏ, con cái to 2- 5 cm 8 – 9m Cấu tạo Cơ thể phân tính Giống sán lá gan Thân gồm nhiều đốt, ruột tiêu giảm, cơ quan sinh dục lưỡng tính Nơi sống Máu người Ruột lợn Ruột non người và cơ bắp trâu bò Khả năng xâm nhập Aáu trùng chui qua da người Thức ăn Thức ăn Biện pháp phòng chống Giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân và vệ sinh ăn uống Tẩy giun định kì b. Vai trò của ngành Giun dẹp: Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của ngành Giun dẹp: * Tiến hành: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Yêu cầu HS dựa vào những kiến thức đã học, và những hiểu biết của bản thân: Trình bày các vai trò của ngành Giun Dẹp mà em biết - Yêu cầu HS báo cáo, nhận xét, bổ sung - Yêu cầu HS kể tên các bệnh do Giun dẹp gây ra? - Yêu cầu HS liên hệ tình hình nhiễm giun Dẹp ở địa phương? + Để đề phòng giun dẹp kí sinh cần phải ăn uống giữ vệ sinh như thế nào cho người và gia súc? + Nếu người và động vật đã bị nhiễm Giun dẹp thì phải làm gì? - Chốt lại - HS dựa vào những kiến thức đã học, và những hiểu biết của bản thân: Đa số Giun Dẹp kí sinh gây bệnh cho người và động vật - HS báo cáo, nhận cét, bổ sung - Bệnh sán não do sán dây, bệnh sán bã trầu - HS liên hệ + Giữ vệ sinh ăn uống cho người và động vật, giữ vệ sinh môi trường + Sử dụng thuốc để tiêu diệt triệt để giun dẹp kí sinh. * Kết luận: Đa số Giun Dẹp kí sinh gây bệnh cho người, động vật IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: 1. Củng cố: - Yêu cầu HS đọc to ghi nhớ. - GV nêu câu hỏi: Sán lá máu, sán dây, sán bã trầu xâm nhập vào cơ thể bằng con đường nào? Làm thế nào để phòng, tránh chúng? - Yêu cầu HS hoàn thành các bài tập sau: Chọn câu trả lời đúng: 1. Các đại diện của ngành Giun dẹp là: a. Sán lá gan, giun đất b. Sán lá máu, sán lông c. Sán bã trầu, giun đũa d. Giun đất, giun đũa 2. Nang sán là: a. Aáu trùng b. Kén sán c. Sán dây trưởng thành d. Đốt chứa trứng 2. Dặn dò: - Ý thức, tinh thần học tập - Đọc mục “Em có biết” - Học thuộc bài theo câu hỏi SGK/46, chuẩn bị bài “Giun đũa”, tìm một số con giun đũa lợn. Vì sao gọi là Giun tròn? Tìm hiểu các đặc điểm hình thái, cấu tạo ngoài, cấu tạo trong, dinh dưỡng và sinh sản của Giun đũa, tìm hiểu các biện pháp phòng chống Giun đũa kí sinh

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_7_tiet_12_mot_so_giun_dep_khac_hoang_ph.doc