I . Mục tiêu :
1. Kiến thức :
- Kiễm tra lại toàn bộ kiến thức đã học
2. Kỹ năng:
- Làm bài trắc nghiệm –làm bài tự luận .
3. Thái độ :
- Chăm chỉ học tập ,tự giác làm bài .
- Trọng tâm:Giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức tư duy độc lập để trả lời trên giấy .
II. CHUẨN BỊ :
1. Chuẩn bị của GV : Photo đề sau khi đã soạn và thống nhất đề .
2. Chuẩn bị của HS : Học bài theo nội dung đã ôn tập .
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG :
1. Ổn định lớp:7a 1 .7à .7a 3 .
2. Bài mới:
a . Mở bài: Dặn dò hướng dẫn học sinh làm bài
b . Các hoạt động học tập
Hoạt động 1:Phát đề-Giải đáp thắc mắc.
4 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 12/07/2022 | Lượt xem: 325 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 35: Kiểm tra học kì 1 - Liêng Jrang Ha Chú, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :18 Ngày soạn :26/11/2009
Tiết : 35 Ngày giảng :30/11/2009
KIỂM TRA HỌC KÌ I
I . Mục tiêu :
1. Kiến thức :
- Kiễm tra lại toàn bộ kiến thức đã học
2. Kỹ năng:
- Làm bài trắc nghiệm –làm bài tự luận .
3. Thái độ :
- Chăm chỉ học tập ,tự giác làm bài .
- Trọng tâm:Giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức tư duy độc lập để trả lời trên giấy .
II. CHUẨN BỊ :
1. Chuẩn bị của GV : Photo đề sau khi đã soạn và thống nhất đề .
2. Chuẩn bị của HS : Học bài theo nội dung đã ôn tập .
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG :
1. Ổn định lớp:7a 1.7à.7a 3.
2. Bài mới:
a . Mở bài: Dặn dò hướng dẫn học sinh làm bài
b . Các hoạt động học tập
Hoạt động 1:Phát đề-Giải đáp thắc mắc.
ĐỀ THI HK I :
A.Trắc nghiệm:
Câu 1:Khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng nhất:(2,5 điểm)
1.Động vật nguyên sinh nào có khả năng sống tự dưỡng và dị dưỡng?
A.Trùng giày B.Trùng biến hình
C.Trùng sốt rét D.Trùng roi xanh
2.Đặc điểm không có ở san hô là:
A.Cơ thể đối xứng tỏa tròn. B.Sống di chuyyển thường xuyên.
C.Kiểu ruột hình túi. D.Sống tập đoàn
3. Nơi kí sinh của giun đũa là:
A. Ruột non. B. Ruột già.
C. Ruộ thẳng. D. Tá tràng
4. Những đặc điem63 chỉ có ở mực là:
A. Bò chậm chạm,có mai. B. Bò nhanh,có hai mảnh vỏ.
C. Bơi nhanh,có mai. D. Bơi chậm,có 1 mảnh vỏ.
5. Người ta thường câu tôm sông vào thời gian nào trong ngày?
A. Sáng sớm. B. Buổi trưa.
C. Chậm tối. D. Ban chiều.
6.Các động vật nguyên sinh sống tự do là:
A. Trùng giày,trùng kiết lị,trùng biến hình.
B.Trùng biến hình,trùng sốt rét,trùng giày.
C.Trùng sốt rét ,trùng kiết lị,trùng biến hình.
D.Trùng roi xanh,trùng giày,trùng biến hình.
7. Đặc điểm nào dưới đây không có ở sán lá gan và sán dây?
A.Giác bám phát triển B.Cơ thể dẹp và đối xứng hai bên
C.Mắt và lông bơi phát triển D.Ruột phân nhánh chưa có hậu môn
8. Đặc điểm nào dưới đây không có ở thủy tức ?
A.Hình trụ B. Miệng ở dưới
C. Đối xứng tỏa tròn D.Di chuyển bằng tua miệng
9. Đặc điểm nào dưới đây không có ở mực ?
A. Vỏ có 1 lớp đá vôi. B. Có 2 mắt.
C. Có nhiều giác bám. D. Có lông trên tấm miệng.
10. Nhẹn hoạt động chủ yếu vào thời gian nào dưới đây?
A. Buổi sáng. B. Buổi chiều.
C. Buổi trưa. D. Buổi tối.
Câu 2: Hãy ghép các câu ở cột A sao cho phù hợp với câu ở cột B (1,5điểm)
STT
Cột A
A ghép B
Cột B
1
Đôi kìm có tuyến độc
1 .............
a. Hô hấp
2
Chân xúc giác
2..............
b. Sinh sản
3
Chân bò
3..............
c. Cảm giác xúc giác và khứu giác
4
Khe hở
4..............
d. Tiết ra tơ
5
Lỗ sinh dục
5..............
e. Bắt mồi và tự vệ
6
Núm tuyến tơ
6..............
f. Di chuyển và chăng lưới
B.Tự luận:
Câu 1:Nêu tập tính bắt và tiêu hóa mồi của nhẹn.(1 điểm)
Câu 2: Vì sao san hô sống tập đoàn?Người ta làm thế nào để có cành san hô làm vật trang trí?(2 điểm)
Câu 3:Đặc điểm cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống chui luồn trong đất như thế nào?Nêu lợi ích của giun đất đối với trồng trọt?(3 điểm)
Bài làm
Hoạt động 2: Học sinh đọc kỹđề – độc lập làm bài .
Hoạt động 3: Thu bài sau 45phút .
Chấm bài theo đáp án :Thống kê
3. Củng cố -dặn dò :Xem trước bài Lớp lưỡng cư ếch đồng
ĐÁP ÁN
A.Trắc nghiệm:
Câu 1: 1 . D 2 .B 3 .A 4 .C 5 .C
6 .D 7 .C 8 B 9 .D 10 .D
Câu 2: 1 .e 2 .c 3 .f
4 .a 5 .b 6 .d
B.Tự luận:
Câu 1:
* Nhệïn chăng lưới để bắt mồi,một số loài nhện còn dùng tơ nhện để di chuyển và trói mồi
* Nhện tiết dịch tiêu hóa vào cơ thể mồi,để chờ một thời gian cho phần thịt của con mồi dưới tác động của enzim biến đổi hoàn toàn thành chất lỏng,nhện mới hút dịch lỏng đó để sinh sống.
Câu 2:
* Vì ở san hô khi chồi mọc ra vẫn tiếp tục dính vào cơ thể mẹ để tạo thành tập đoàn.
* Người ta thường bể cành san hô ngâm vào nước vôi nhằm hủy hoại phần thịt của san hô,làm trơ ra bộ xương bằng đá vôi,được dùng làm vật trang trí.
Câu 3:
*Sự thích nghi của giun đất với đời sống trong đất thể hiện ở cấu tạo ngoài:
-Cơ thể hình giun,các đốt phần đầu có thành cơ phát triển
-Chi bên tiêu giảm nhưng vẫn giữ các vòng tơ làm chỗ dựa khi chui rúc trong đất
* Lợi ích của giun đất đối với trồng trọt
-Làm tơi xốp đất,tạo điều kiện cho không khí thấm vào đất
-Làm tăng độ màu mỡ cho đất do phân và chất bài tiết ở cơ thể giun thải ra
MA TRẬN ĐỀ:
Các chủ đề
Các mức độ nhận thức
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Chương I
Câu 1.1
Câu 1.6
0.5đ
0.5
Chương II
Câu 1.2
Câu 1.8
0.5đ
Câu 2
2đ
2.5đ
Chương III
Câu 1.3
0.25
Câu 1.7
0.25đ
Câu 3
3đ
3.5đ
Chương IV
Câu 1.4
Câu 1.9
Câu 2
2đ
2
Chương V
Câu 1.10
0.25đ
Câu 1
1đ
Câu 1.5
0.25đ
1.5đ
Tổng
3.25đ
0.5đ
4đ
0.25đ
2đ
10đ
BẢNG THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG KIỂM TRA.
Lớp
Tổng số HS
Điểm 0,1,2,3,4
Điểm dưới 5
Điểm
5
Điểm trên 5
Điểm
8,9,10
7a 1
36
11
11
6
19
13
7a 2
34
9
9
2
22
10
7a 3
35
9
9
0
26
16
* Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_7_tiet_35_kiem_tra_hoc_ki_1_lieng_jrang.doc