Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 6: Trùng kiết lị và trùng sốt rét - Võ Thị Luyến

I. Mục tiêu

 - HS hiểu được trong số các loài động vật nguyên sinh, có nhiều loài gây bệnh nguy hiểm, trong số đó có trùng kiết lị và trùng sốt rét.

 - Nhận biết được nơi ký sinh, cách gây hại, từ đó rút ra các biện pháp phòng chống chúng.Riêng trùng sốt rét gây ra một bệnh nguy hiểm đến nay vẫn còn tái phát do muỗi Anôphen truyền bệnh, nên cần phân biệt được muỗi Anôphen với các loài muỗi khác và các biện pháp phòng chống bệnh đó ở nước ta.

 - Tiếp nhận thông tin qua kênh hình, kênh chữ.

 - Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh,thảo luận nhóm.

 - Tích cực trong công tác bảo vệ môi trường và phòng bệnh.

 II. Chuẩn bị

 *GV: Tranh vẽ cấu tạo và vòng đời của trùng kiết lị và trùng sốt rét.

 III. Tiến trình dạy học:

 * Kiểm tra: - Cơ thể trùng giày có cấu tạo phức tạp hơn trùng biến hình như thế nào?

 - Trùng giày di chuyển, lấy thức ăn, tiêu hoá và thải bã như thế nào?

 * Mở bài: Động vật nguyên sinh tuy nhỏ nhưng gây cho người nhiều bệnh rất nguy hiểm. Hai bệnh thường gạp ở nước ta là bệnh kiết lị và bệnh sốt rét.Chúng ta cần biết về hai loại thủ phạm này để có cách phòng chống tích cực.

*Hoạt động 1: Tìm hiểu về Trùng kiết lị

 +Mục tiêu: - HS nắm được cấu tạo của trùng kiết lị, so sánh chúng với trùng biến hình.

 - Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh lị.

 

doc2 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 16/07/2022 | Lượt xem: 277 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 6: Trùng kiết lị và trùng sốt rét - Võ Thị Luyến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3 NS: 4/9/09 Tiết 6 Trùng kiết lị và trùng sốt rét ND: 7/9/09 I. Mục tiêu - HS hiểu được trong số các loài động vật nguyên sinh, có nhiều loài gây bệnh nguy hiểm, trong số đó có trùng kiết lị và trùng sốt rét. - Nhận biết được nơi ký sinh, cách gây hại, từ đó rút ra các biện pháp phòng chống chúng.Riêng trùng sốt rét gây ra một bệnh nguy hiểm đến nay vẫn còn tái phát do muỗi Anôphen truyền bệnh, nên cần phân biệt được muỗi Anôphen với các loài muỗi khác và các biện pháp phòng chống bệnh đó ở nước ta. - Tiếp nhận thông tin qua kênh hình, kênh chữ. - Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh,thảo luận nhóm. - Tích cực trong công tác bảo vệ môi trường và phòng bệnh. II. Chuẩn bị *GV: Tranh vẽ cấu tạo và vòng đời của trùng kiết lị và trùng sốt rét. III. Tiến trình dạy học: * Kiểm tra: - Cơ thể trùng giày có cấu tạo phức tạp hơn trùng biến hình như thế nào? - Trùng giày di chuyển, lấy thức ăn, tiêu hoá và thải bã như thế nào? * Mở bài: Động vật nguyên sinh tuy nhỏ nhưng gây cho người nhiều bệnh rất nguy hiểm. Hai bệnh thường gạp ở nước ta là bệnh kiết lị và bệnh sốt rét.Chúng ta cần biết về hai loại thủ phạm này để có cách phòng chống tích cực. *Hoạt động 1: Tìm hiểu về Trùng kiết lị +Mục tiêu: - HS nắm được cấu tạo của trùng kiết lị, so sánh chúng với trùng biến hình. - Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh lị. +Tiến hành hoạt động: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, quan sát H.6.1; 6.2, hoàn thành bài tập phần I. - GV đi các nhóm quan sát và giải đáp các thắc mắc. -GV kết luận, nêu ý đúng: + Có chân giả và hình thành bào xác. + Chỉ ăn hồng cầu, có chân giả ngắn. - HS làm theo yêu cầu của GV. - Đại diện nhóm đọc kết quả - các nhóm khác nhận xét và bổ sung. Tiểu kết : Trùng kiết lị sống kí sinh ở thành ruột, ăn hồng cầu và gây bệnh kiết lị. * Hoạt động 2: Tìm hiểu trùng sốt rét. + Mục tiêu: - HS nắm được cấu tạo, dinh dưỡng và vòng đời của trùng sốt rét. - Phân biệt muỗi Anôphen và muỗi thường. - Hiểu được nguyên nhân bệnh sốt rét và cách phòng tránh. +Tiến hành hoạt động: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - GV: hướng dẫn các nhóm quan sát H.6.3; 6.4, tiến hành thảo luận nhóm theo bảng ở cuối phần II - GV quan sát các nhóm và hướng dẫn hoặc giải đáp thắc mắc. - GV yêu cầu HS rút ra kết luận. - Các nhóm nghiên cứu H.6.3; 6.4 và tiến hành thảo luận. - Đại diện nhóm đọc kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét và bổ sung. Tiểu kết : 1.Cấu tạo và dinh dưỡng: - Kích thước nhỏ, không có bộ phận di chuyển và các không bào. - Kí sinh trong máu người và thành ruột, tuyến nước bọt của muỗi Anôphen. 2.Vòng đời: Trùng sốt rét do muỗi Anôphen truyền vào máu người, chui vào hồng cầu và sinh sản rất nhanh, phá vỡ hồng cầu ra ngoài, sau đó lại chui vào kí sinh trong các hồng cầu khác. 3. Bệnh sốt rét ở nước ta: Xem SGK *Nội dung bảng so sánh trùng kiết lị và trùng sốt rét: Các đặc điêm Cần so Sánh Đối Tượng so sánh Kích thước (so với hồng cầu) Con đường truyền dịch bệnh Nơi kí sinh Tác hại Tên bệnh Trùng kiết lị Lớn hơn hồng cầu Qua ăn uống ở thành ruột Làm suy nhược cơ thể Bệnh kiết lị Trùng sốt rét Nhỏ hơn hồng cầu Qua muỗi Anôphen Trong hồng cầu người. Phá huỷ hồng cầu, gây sốt rét cách nhật Bệnh sốt rét *Kết luận chung: HS đọc kết luận cuối bài trong SGK. IV.Kiểm tra đánh giá 1. Dinh dưỡng của trùng sốt rét và trùng kiết lị giống và khác nhau như thế nào? 2.Trùng kiết lị có hại như thế nào với sức khỏe con người? 3.Vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi? V. Hướng dẫn học ở nhà - Trả lời các câu hỏi cuối bài vào vở bài tập và học thuộc. - Đọc: “ Em có biết?’’ - Ôn lại bài cũ, tìm hiểu đặc điểm chung và vai trò của ĐVNS. ............................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_7_tiet_6_trung_kiet_li_va_trung_sot_ret.doc