Hướng dẫn học sinh học từ vựng Tiếng Anh

Từ vựng là một trong những phần quan trọng nhất của việc học ngoại ngữ. Học từ vựng đồng nghĩa với việc đặt viên gạch đầu tiên xây nên lâu đài ngôn ngữ. Nếu muốn học tốt tiếng Anh thì dù ở bất cứ kỹ năng nào: nghe, nói, đọc hay viết ta cũng cần một vốn từ nhất định. Vốn từ này không phải tự dưng hay ngày một ngày hai mà có, nó phải là cả quá trình tích luỹ lâu dài “ mưa dầm thấm lâu". Nhưng nói như thế không có nghĩa là ngày dài tháng rộng, học ngày học đêm thì lượng từ mới sẽ tăng lên. Vấn đề không chỉ ở sự chuyên cần mà mỗi học sinh phải biết tìm cho mình một cách học riêng, cách ghi nhớ có hiệu quả nhất. Cao hơn nữa là làm thế nào để các em biết sử dụng từ một cách khoa học và chính xác. Đây là một thử thách không nhỏ đối với cả thầy lẫn trò.

Dựa trên cơ sở các thủ thuật dạy từ vựng (visual, realia, mime, synonym, antonym, explaination, translation), thêm vào đó là sự trải nghiệm thực tế qua quá trình công tác cũng như học hỏi từ bạn bè đồng nghiệp, tôi đã tìm được cách giải quyết và hướng đi cho mình. Đó cũng chính là đáp án của câu hỏi. "Hướng dẫn học sinh học từ vựng tiếng Anh như thế nào?".

 

doc8 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2962 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn học sinh học từ vựng Tiếng Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hướng dẫn học sinh học từ vựng tiếng anh A. Đặt vấn đề: I, Cơ sở lý luận: Từ vựng là một trong những phần quan trọng nhất của việc học ngoại ngữ. Học từ vựng đồng nghĩa với việc đặt viên gạch đầu tiên xây nên lâu đài ngôn ngữ. Nếu muốn học tốt tiếng Anh thì dù ở bất cứ kỹ năng nào: nghe, nói, đọc hay viết ta cũng cần một vốn từ nhất định. Vốn từ này không phải tự dưng hay ngày một ngày hai mà có, nó phải là cả quá trình tích luỹ lâu dài “ mưa dầm thấm lâu". Nhưng nói như thế không có nghĩa là ngày dài tháng rộng, học ngày học đêm thì lượng từ mới sẽ tăng lên. Vấn đề không chỉ ở sự chuyên cần mà mỗi học sinh phải biết tìm cho mình một cách học riêng, cách ghi nhớ có hiệu quả nhất. Cao hơn nữa là làm thế nào để các em biết sử dụng từ một cách khoa học và chính xác. Đây là một thử thách không nhỏ đối với cả thầy lẫn trò. Dựa trên cơ sở các thủ thuật dạy từ vựng (visual, realia, mime, synonym, antonym, explaination, translation), thêm vào đó là sự trải nghiệm thực tế qua quá trình công tác cũng như học hỏi từ bạn bè đồng nghiệp, tôi đã tìm được cách giải quyết và hướng đi cho mình. Đó cũng chính là đáp án của câu hỏi. "Hướng dẫn học sinh học từ vựng tiếng Anh như thế nào?". II. Cơ sở thực tiễn: Với chương trình đổi mới sách giáo khoa, chương trình tiếng Anh hiện đại, mục tiêu của Bộ giáo dục đặt ra là học tiếng Anh giao tiếp, kết quả cuối cùng của buổi học là các em biết giao tiếp. Vì vậy mỗi học sinh phải nhận thức được rằng từ vựng là công cụ quan trọng hàng đầu trong giao tiếp. Có thể các em nói sai ngữ pháp nhưng nhiều khi chỉ cần nghe được một từ thông tin chính thì ngươi nghe hiểu được nội dung người nói muốn diễn đạt. Ví dụ: khi giao tiếp với người nước ngoài chúng ta định hỏi: “ where are you going now ?” nhưng chúng ta nói sai ngữ pháp: “where you go now ?” thì người nghe vẫn hiểu được nội dung chính của câu hỏi. Tuy nhiên học từ vựng không chỉ đơn thuần để nghe và hỏi thông thường đó chỉ mới là những từ cần hiểu trong khi nghe hoặc khi đọc. Đối với những từ mà ta cần phải sử dụng được thì phải học một cách bài bản và có hệ thống. Những năm gần đây thực tế cho thấy việc dạy và học tiếng Anh đang từng bước chuyển mình phù hợp với yêu cầu cải cách giáo dục mà Bộ giáo dục đã đề ra. Song song với việc đổi mới phương pháp giảng dạy các kỹ năng tiếng Anh việc dạy từ vựng đang dần được hoàn thiện. Hình thức đổi mới phương pháp dạy từ vựng đã được vận dụng thích hợp vào các tiết học chính khoá cũng như các tiết học ngoại khoá - Đã giúp học sinh tự tin và ham muốn đến với môn học một cách hứng thú. Tuy vậy bên cạnh những cái đạt được thì việc học từ vựng còn nhiều mặt hạn chế như: Vẫn còn một số ít giáo viên chỉ dạy nghĩa của từ và hướng dẫn học sinh đọc một cách sơ sài dẫn đến học sinh chỉ "học vẹt" và luôn có nguyện vọng được viết từ và nghĩa tiếng Việt lên bảng khi nghe giáo viên gọi bài cũ. Vả lại học từ vựng Tiếng Việt cho tốt đã là một vấn đề không dễ huống gì nói đến học từ vựng tiếng Anh lại càng nan giải và càng khó khăn hơn nhiều. Đó là chưa nói đến sự khác biệt về đặc điểm ngôn ngữ của người bản xứ. Ví dụ: trong Tiếng Việt chúng ta nói “ một chiếc máy giặt “ thì trong tiếng Anh lại nói “a washing machine”. Nghĩa là vị trí của từ được sắp xếp ngược lại. Học sinh của chúng ta thường có thói quen liên tưởng từ tiếng Việt sang tiếng Anh nên dẫn đến dùng từ sai, nhất là đối với những cum từ ghép. Vậy làm thế nào để việc học từ vựng tiếng Anh ngày càng được cải thiện. Tôi xin nêu ra một số kinh nghiệm tham khảo về việc hướng dẫn học sinh học từ vựng mà tôi đã tích luỹ trong quá trình học tập và giảng dạy. b. giải quyết vấn đề: I. Tình hình thực tế trước khi thực hiện đề tài: 1. Những thuận lợi a . Về phía phụ huynh học sinh Hầu hết phụ huynh và học sinh đều nhận thức được tầm quan trong của việc học tiếng Anh. Vì vậy việc đầu tư các phương tiện học tập cũng như các tài liệu tham khảo của các em tương đối đầy đủ. Nhiều gia đình phụ huynh có đủ các phương tiện nghe nhìn như đài, video và cả máy vi tính để phục vụ cho việc học. b. Về phía nhà trường Nhà trường có đủ các loại tranh đẹp, có chất lượng tạo sự hấp dẫn cho học sinh khi học từ vựng. Bên cạnh những thuận lợi đó các giáo viên dạy tiếng Anh trong nhà trường còn trẻ trung, không sợ khó, sợ khổ, nhiệt huyết, tận tuỵ với công việc tạo cho các em niềm tin khi tiếp xúc với bộ môn này 2. Những mặt hạn chế Cơ sở vật chất của nhà trường đã có nhưng chưa đầy đủ, biên chế lớp học khá đông (so với môn học đặc thù này) vì vậy số học sinh được gọi đọc, kiểm tra trước lớp không đảm bảo một em ít nhất một lần trong một tiết học. Về phía phụ huynh học sinh, một số gia đình điều kiện còn khó khăn hoặc là do nhận thức còn hạn chế nên chưa quan tâm đúng mực đến việc học của con em mình. Bởi vậy một cuốn từ điển – cẩm nang tối thiểu của việc học tiếng anh nói chung và việc học từ vựng nói riêng cũng không có. Học sinh, nhìn chung các em “ sợ “ và “ngại” học từ mới, việc sử dụng từ còn rất nhiều hạn chế như : viết sai chính tả, phát âm sai, sử dụng từ không chinh xác, không phù hợp với ngữ cảnh. Đa số các em chỉ học nghĩa của từ một cách thụ động. Nhiều học sinh biết đọc nhưng không biết viết hoặc là phát âm sai dẫn đến viết sai từ ví dụ học sinh quen phát âm chữ “ have” và “ help” tương tự nhau nên khi giáo viên phát âm “ " thì các em ghi là “have”. Nhiều em thậm chí cả một từ cơ bản nhất cũng không biết đọc biết viết, trong khi đó lượng từ mới và phức tạp xuất hiện ngày càng nhiều hơn dẫn đến các em chỉ học để đối phó khi giáo viên gọi lên bảng viết từ, rồi sau đó lại quên mất hoặc không biết sử dụng nó như thế nào Tất cả những nguyên nhân trên là do các em chưa biết cách học từ vựng, chưa tìm ra cho mình phương pháp học từ vựng thích hợp II. Biện pháp thực hiện: 1 / Học ở lớp: a / Tạo không khí học tập Tạo không khí học tập nghĩa là tạo ra môi trường học thu hút hấp dẫn học sinh. Tạo cho học sinh một cách tích cực, sôi nổi, mà không gò bó, áp đặt. Hiểu như thế nên ở phần này tôi luôn tìm ra những biện pháp gây hứng thú và sự thu hút nhất. Có thể dùng các hình ảnh trực quan, hoặc các trò chơi, cộng thêm tác phong nhanh nhen của giáo viên để hâm nóng không khí học tập trong lớp. Ví dụ: ở tiết 61, bài 10 của tiếng Anh 6. hủ điểm về các loại thức ăn và nước uống, tôi đã tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Kim's game”. Tôi cho học sinh quan sát ít phút sau đó gấp sách lại và học sinh lần lượt ghi lại những từ có ở trong tranh liên quan đến chủ đề đang học. Hoặc giáo viên có thể tổ chức một số trò chơi khác (như Wordsquare, bingo, noughts and crosses...) tuỳ thuộc vào mỗi bài học. b, Phần phát âm Thông thường học sinh chỉ biết phát âm một cách thụ đông hoặc lặp lại sau giáo viên. Nên khi những từ phức tạp xuất hiện các em không thể nhớ được mặc dầu giáo viên đã làm mẫu vài ba lần. Bởi vậy các em cần phải biết phiên âm quốc tế. Ví dụ: từ “Difference” có phiên âm / / giáo viên hướng dẫn học sinh chữ "d” tương đương với chữ “đ” trong tiếng Việt, chữ " " tương đương với chữ “ơ” trong tiếng Việt v.v… Qua nhiều lần như thế các em sẽ rút ra được cách đọc như thế nào là đúng. Tuyệt đối cấm các em phiên âm các từ bằng tiếng việt. Ví dụ giáo viên phát âm " " các em không được ghi phiên âm “gâud” . c, Phân biệt từ loại Hướng dẫn học sinh phân biệt các từ loại như danh từ ( noun ), động từ (verb), tính tư ( adjective ), trạng từ ( adverb ) v.v … Từ chổ phân biệt được từ loại các em sẻ có thể sử dụng đúng được từ. Ví dụ: khi chúng ta nói bằng tiếng Việt “một chiếc áo sơ mi đẹp” thì trong tiếng Anh phải là “a beautiful shirt” học sinh hiểu được từ “beautiful” phải đứng trước từ “shirt” bởi vì nó là tính từ Ngoài ra khi học sinh chép từ vào vở yêu cầu các em viết kí hiệu của các từ loại một cách rõ ràng. Ví dụ : learn (v); present (n, v ). 2 / Hướng dẫn tự học ở nhà: Như chúng ta đã biết với 45 phút/ tiết, giáo viên chỉ có thể đủ thời gian để truyền thụ những kiến thức cơ bản. Học sinh chưa hẳn đã lĩnh hội được tất cả những gì đã được học. Các em không thể một lúc vừa ghi nhớ nghĩa của từ, vừa hoàn thiện cách đánh vần, phiên âm. Đó là chưa kể đến việc phân loại từ v.v. Vì vậy ngoài việc hướng dẫn học sinh học ở trên lớp tôi còn hướng dẫn học sinh cách tự học ở nhà mà không cần phụ thuộc vào sự giúp đỡ của người khác. a, Các cách ghi nhớ: + Học thuộc lòng: Để có vốn từ tiếng Anh đầu tiên cần phải ghi nhớ thuộc lòng trong đó bao gồm cả phát âm nghĩa tiếng việt, cách sử dụng và viết trầm. Tôi đã hướng dẫn học sinh ghi nhớ từ bằng cách chép đi, chép lại nhiều lần vào giấy nháp. Vừa viết tiếng Anh, vừa ghi nhớ tiếng việt và đồng thời phát âm to. Ví dụ : khi học từ “ important” các em viết từ này liên tục trên trang giấy, đọc to rõ ràng / / cho đến khi đọc thông, viết thạo mới thôi. Đây là cách học tưởng chừng như máy móc và thụ động nhưng đưa lại hiệu quả cao. Với phương pháp học này các em có thể ghi nhớ từ vựng sâu sắc và biết viết, phát âm một cách thành thạo + Phân loại từ theo chủ điểm - Ví dụ: FOOD Meat Vegetable Fruit Pork beef spinach cucumber durian papaya Những cặp từ đồng nghĩa, trái nghĩa: Ví dụ: cold >< hate Kind = outgoing; Việc phân loại theo chủ điểm hoặc theo nhóm từ giúp học sinh nhớ từ một cách dễ dàng. Hơn nữa, mỗi khi nhắc đến một từ trong số các từ đó thì các em sẽ nhớ lại tất cả các từ trong nhóm + Phân biệt từ loại - Đối với học sinh trung bình trở xuống chỉ yêu cầu các em nắm được đâu là danh từ, tính từ hay động từ v.v. - Đối với học sinh từ trung bình khá trở lên giáo viên cần hướng dẫn các em phân biệt từ loại và cách dùng của các từ đó. Khi tra một từ nào đó trong từ điển các em nên xem cách sử dụng và các dạng biến đổi của từ đó như thế nào Ví dụ: Noun Verb Adjective Difference Differ Different Importance Import Important - Hướng dẫn học sinh vị trí của các từ loại trong câu. Ví dụ: vị trí của trạng từ nằm sau tân ngữ của động từ - He speaks English quickly Nắm bắt được quy tắc đó cộng thêm việc biết phân loại từ thì những dạng bài tập như “cho dạng đúng của từ trong ngoặc” không có gì khó khăn đối với các em + Tự tạo môi trường học -Khi học từ mới các em phải hình dung như đang ở nước ngoài, không cho phép bản thân dùng tiếng Việt đến mức có thê Ví dụ: khi vào bàn học các em nghĩ ngay tới những từ liên quan đến học tập như : learn; book; ruler v.v. - Lúc học từ phải phát âm to hoặc ghi vào băng đĩa sau đó nghe lại để sữa âm cho chính xác. Dù ở trong phòng một mình cũng phải nói to như đang giao tiếp với người khác. Ví dụ: thấy một bông hoa đẹp các em thốt lên: “oh! Lovely!” + Học mọi lúc mọi nơi Ngoài việc viết từ vào vở ghi, ta hãy viết từ, nghĩa của chúng hoặc câu có sử dụng các từ đó vào mảnh giấy, tấm bìa và dán chúng ở bất cứ nơi nào mà chúng ta có thể nhìn thấy như tường nhà, cánh cữa, bếp … Như vậy ta có thể học từ ở mọi lúc mọi nơi. Ví dụ Live (v) He lives in Duc Tho Beautiful(a) Beautifully(ad) + Đặt câu với từ Việc đặt câu không chỉ giúp các em luyện ngữ pháp mà còn giúp các em nhớ nghĩa của từ và cách sử dụng từ một cách sâu sắc. Ví dụ: đặt câu với từ “ Interesting” This film is interesting It is an interesting film It is interesting to watch this film +Tái tạo từ Tôi luôn nhắc nhở học sinh tái tạo lại từ đã học. Chẳng hạn ngày hôm nay đã học thuộc những từ như : decorate ; celebrate ; collection v.v.... Ngày hôm sau học thêm ba từ mới khác, nhưng không quên tái tạo lại ba từ hôm qua đã học. Với quy trình học như vậy lượng từ mới của các em không những được tăng dần lên mà còn ngày càng nhuần nhuyễn và vững vàng hơn. Ngoài những phương pháp trên tôi còn hướng dẫn học sinh đọc những bài báo, những mẫu chuyện ngắn hài hước đơn giản bằng tiếng Anh như : My clever dog; A funny day of mime … Buổi sáng dành 15 phút nghe băng đài hoặc nghe các bản tin tiếng Anh vào buổi trưa. Không nhất thiết các em phải nghe hết các từ ở trong câu mà chỉ cần nghe một số từ thông dụng hoặc nghe được bất cứ từ nào cũng tốt. III/ Kết quả đạt được: Với cách phổ biến phương pháp học từ vựng như trên tôi đã thu được một kết quả nhất định. Cấc em học sinh hăng hái học từ, từ vựng không còn là nỗi kinh hoàng của nhiều học sinh, các em không còn sợ và ngại học từ nữa. Học sinh phát âm từ tốt hơn, kỹ năng nói và nghe tốt hơn, ngay cả việc sử dụng từ cũng chính xác hơn. Nhờ đó qua đợt thi học sinh giỏi vừa rồi các em làm bài tập biến đổi từ rất tốt. Một điều đáng mừng hơn nữa các em đã biết cách tự học và tự phát hiện ra những lỗi sai của bản thân cũng như lỗi sai của giáo viên ( có thể là lỗi vô tình hoặc là cố ý ) - điều mà trước đây các em chưa có được + Kết quả đối chứng: Kết quả học từ vựng Trước thực hiện Sau thực hiện Số học sinh phát âm tốt 45% - 55% 70% - 85% Số học sinh viết từ thành thạo 40% - 50% 75% - 88% Số học sinh biết sử dụng từ 45% - 50% 70% - 85% Số học sinh biết cách học từ 50% - 55% 85% - 95% IV / ý kiến đề xuất: Để tạo cơ hội cho học sinh được nói trước lớp nhiều hơn, mỗi lớp học không quá 25 em. Vì vậy tôi mong muốn có phòng học riêng dành cho học sinh học ngoại ngữ. Ngoài ra đối với học sinh lớp 9 nên có 1 – 2 tiết kiểm tra vấn đáp trong một năm đúng như mục tiêu của Bộ giáo dục đặt ra học tiếng Anh giao tiếp và chắc chắn một điều vốn từ vựng trong các em ngày càng hoàn thiện hơn. C, Kết luận: Sau một thời gian, trên cơ sở đã tìm ra được những phương pháp cụ thể áp dụng vào thực tiễn trong quá trình giảng dạy nâng cao chất lượng học từ vựng tiếng Anh ở bậc THCS, tôi rút ra là: - Muốn học giỏi môn tiếng Anh nói chung và từ vựng tiếng Anh nói riêng các em phải biết tìm cho mình một cách học riêng phù hợp với khả năng và sức lực của bản thân. - Bên cạnh đó các em phải có tính chuyên cần thường xuyên và biết tạo môi trường học. - Giáo viên hơn ai hết hiểu và sâu sát học trò để từ đó hướng dẫn các em chọn cách học từ vựng có hiệu quả và luôn nhắc nhở học sinh học cái mới nhưng không quyên tái tạo những kiến thức đã học. Có thể còn nhiều phương pháp, kinh nghiệm học từ hay hơn, tốt hơn. Nhưng để đạt được kết quả cao nhất, người học cần phải thử các phương pháp học khác nhau để tìm ra phương pháp học từ tốt nhất cho mình. Không thể dừng lại đây, bản thân tôi cũng ý thức được rằng mình phải nỗ lực hơn nữa, cùng với bạn bè đồng nghiệp tiếp tục nghiên cứu, đưa ra những sáng kiến mới nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học từ vựng ngày một tốt hơn./.

File đính kèm:

  • docHuong dan HS hoc tu vung English.doc