I/ SỐ TỰ NHIÊN
Trong hệ thập phân :
10 đơn vị = 1 chục ; 10 chục = 1 trăm ; 10 trăm = 1 nghìn
10 nghìn bằng chục nghìn (hay một vạn) ; 10 chục nghìn bằng 1 trăm nghìn.
1/ Thứ tự số tự nhiên :
22 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1342 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kiến thức cơ bản và mở rộng lớp 4, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIẾN THỨC CƠ BẢN VÀ MỞ RỘNG
LỚP 4 :
I/ SỐ TỰ NHIÊN
Trong hệ thập phân :
10 đơn vị = 1 chục ; 10 chục = 1 trăm ; 10 trăm = 1 nghìn
10 nghìn bằng chục nghìn (hay một vạn) ; 10 chục nghìn bằng 1 trăm nghìn.
1/ Thứ tự số tự nhiên :
Để viết số tự nhiên ta dùng 10 chữ số là : 0 ; 1 ; 2 ; 3 ; 4 ; 5 ; 6 ; 7 ; 8 ; 9
0 là số tự nhiên nhỏ nhất.
Không có số tự nhiên lớn nhất.
các số lẻ có chữ số hàng đơn vị là : 1 ; 3 ; 5 ; 7 ; 9
các số chẵn có chữ số hàng đơn vị là : 0 ; 2 ; 4 ; 6 ; 8.
Hai số tự nhiên liên tiếp hơn (kém) nhau 1 đơn vị.
hai số chẵn (hoặc hai số lẻ) liên tiếp hơn (kém) nhau 2 đơn vị.
Có 10 số có một chữ số là các số : 0 ; 1 ; 2 ; 3 ; 4 ; 5 ; 6 ; 7 ; 8 ; 9.
Có 90 số có hai chữ số là các số từ 10 đến 99.
Có 900 số có ba chữ số là các số từ 100 đến 999.
Có 9000 số có bốn chữ số là các số từ 1000 đến 9999.
Có 90 000 số có năm chữ số là các số từ 10 000 đến 99 999.
2/ Cấu tạo thập phân số tự nhiên :
Một đơn vị ở hàng liền trước có giá trị gấp 10 lần một đơn vị ở hàng liền sau. Nghĩa là : Cứ 10 đơn vị ở hàng thấp lập thành 1 đơn vị ở hàng cao liền nó.
3/ Viết, phân tích số tự nhiên
Người ta còn dùng các chữ cái :a ; b ; c ; d ;...để viết các số tự nhiên, mỗi chữ cái thay cho một số. (Khi dùng các chữ cái để viết số tự nhiên cần nhớ “gạch ngang” phía trên số cần viết.)
Ví dụ :
biểu thị cho một số có 3 chữ số. Đọc là a trăm ; b chục ; c đơn vị
biểu thị cho số có 4 chữ số. Đọc là : a nghìn ; b trăm ; c chục ; d đơn vị.
Số được phân tích như sau :
= a x 1000 + b x 100 + c x 10 + d.
= + + + d
= + d
= +
= +
4/ Dãy số tự nhiên
-Trong dãy số tự nhiên liên tiếp, nếu :
Dãy số bắt đầu từ số lẻ và kết thúc là số chẵn thì số các số chẵn bằng số các số lẻ. Ví dụ : 1 ; 2 ; 3 ; 4 ; 5 ; 6. (gồm có : 3 số chẵn và 3 số lẻ)
Dãy số bắt đầu từ số chẵn và kết thúc là số lẻ thì số các số lẻ bằng số các số chẵn. Ví dụ : 4 ; 5 ; 6 ; 7 ; 8 ; 9 ; 10 ; 11. (gồm có : 4 số lẻ và 4 số chẵn)
Dãy số bắt đầu từ số lẻ và kết thúc là số lẻ thì số các số lẻ nhiều hơn số các số chẵn là 1 số. Ví dụ : 1 ; 2 ; 3 ; 4 ; 5 ; 6 ; 7. (gồm có : 4 số lẻ và 3 số chẵn)
Dãy số bắt đầu từ số chẵn và kết thúc là số chẵn thì số các số chẵn nhiều hơn số các số lẻ là 1 số. Ví dụ : 2 ; 3 ; 4 ; 5 ; 6. (gồm có : 3 số chẵn và 2 số lẻ)
6/ DÃY SỐ CÁCH ĐỀU (các dãy số cách đều ở tiểu học)
v SỐ CÁC SỐ HẠNG CỦA DÃY SỐ CÁCH ĐỀU
MỘT SỐ ĐIỀU LƯU Ý :
6.1/- Có thể coi việc tìm số các số hạng của một dãy số cách đều như việc tìm số cây trồng cách đều trên một đoạn đường thẳng mà ở hai đầu đường đều có cây.
5
4
3
2
1
Số cây = số khoảng cách + 1
Khoảng cách
1
4
3
2
Ví dụ theo hình vẽ :
Số cây
Số khoảng cách là : 4 khoảng cách
Số cây là : 4 + 1 = 5 cây
Số các số hạng = (số lớn nhất – số bé nhất) : khoảng cách + 1
6.2/- Công thức tìm các số hạng của dãy số cách đều :
(khoảng cách được hiểu là hiệu của hai số liền nhau bất kỳ trong dãy số. Trong dãy số cách đều thì khoảng cách là một số không đổi).
Ví dụ : có bao nhiêu số tự nhiên liên tiếp từ 187 đến 718 ?
a/ Cách 1 :
Từ 1 đến 186 có 186 số tự nhiên liên tiếp.
Từ 1 đến 718 có 718 số tự nhiên liên tiếp.
Vậy từ 187 đến 718 có số các số tự nhiên liên tiếp là :
718 – 186 = 532 (số)
b/ Cách 2 : (áp dụng công thức)
Từ 187 đến 718 có số các số tự nhiên liên tiếp là :
(718 – 187) : 1 + 1 = 532 (số)
Chú ý :
+Nếu dãy số tăng thì có thể tính như sau :
Số các số hạng = (số cuối – số đầu) : khoảng cách + 1
Ví dụ 1 : có bao nhiêu số tự nhiên liên tiếp từ 187 đến 718 ?
Từ 187 đến 718 có số các số tự nhiên liên tiếp là :
(718 – 187) : 1 + 1 = 532 (số)
+Nếu dãy số giảm thì có thể tính như sau :
Số các số hạng = (số đầu – số cuối) : khoảng cách + 1
Ví dụ 1 : có bao nhiêu số tự nhiên liên tiếp từ 718 đến 187 ?
Từ 718 đến 187 có số các số tự nhiên liên tiếp là :
(718 – 187) : 1 + 1 = 532 (số)
6.3/- Dãy các số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến n thì có n số hạng.
- Dãy các số tự nhiên liên tiếp từ 0 đến n thì có n + 1 số hạng
7/ TỔNG CÁC SỐ HẠNG CỦA DÃY SỐ CÁCH ĐỀU
v MỘT SỐ ĐIỀU LƯU Ý :
7.1/- Để tính tổng các số hạng cách đều, ta làm như sau :
Tổng = (số lớn nhất + số bé nhất) x số các số hạng : 2
7.2/- Trong cách trình bày, có thể ghi một trong những cách sau :
a/ Ghép thành từng cặp hai số hạng cách đều số đầu tiên và số cuối cùng của dãy số; rồi nhân với số cặp.
b/ Vận dụng công thức
c/ Tìm số trung bình cộng của số đầu và số cuối; rồi nhân với các số hạng của dãy.
Số đầu + số cuối
Tổng = x số các số hạng
2
Ví dụ : Tính tổng các số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến 2000
Cách 1 : Ghép từng cặp hai số, bắt đầu từ hai số đầu và cuối.
Ta có :
A = 1 + 2 + 3 +....+ 1998 + 1999 + 2000
= (1 +2000) + (2 + 1999) + (3 + 1998) + .....+ ( 1000 + 1001)
= 2001 + 2001 + 2001 +......+ 2001
Từ 1 đến 2000 có 2000 số tự nhiên liên tiếp nên có :
2000 : 2 = 1000 (cặp)
Vậy : A = 2001 x 1000 = 2001000
Cách 2 : áp dụng công thức :
A = 1 + 2 + 3 +......+ 1998 + 1999 + 2000
= (2000 + 1) x 2000 : 2
= 2001 x 2000 : 2
= 2001000
Cách 3 : Tìm số trung bình cộng của số đầu và số cuối; rồi nhân với các số hạng của dãy.
Tổng =
1 + 2000
x 2000 = 200100
2
8/ SỐ HẠNG BẤT KÌ CỦA DÃY SỐ CÁCH ĐỀU
*Với dãy số tăng :
Số hạng thứ n = số đầu + (n – 1) x khoảng cách.
*Với dãy số giảm
Số hạng thứ n = số đầu – (n – 1) x khoảng cách.
Ví dụ : Người ta viết các số tự nhiên liên tiếp từ 1945. Hỏi số hạng thứ 2008 của dãy số là số nào ?
Giải :
Gọi x là số hạng ở vị trí thứ 2008 của dãy số đã cho :
1945 ; 1946 ; 1947 ;... ; ... ; x ; ...
Từ số hạng đầu tiên đến số hạng thứ 2008 có số khoảng cách là :
2008 – 1 = 2007 (khoảng cách) 2008 – 1 nghĩa là (n – 1)
Vì mỗi khoảng cách là 1 (hiệu hai số tự nhiên liên tiếp) nên số x hơn số 1945 là :
1 x 2007 = 2007
Vậy số x phải tìm là : 1945 + 2007 = 3952. (1945 là số đầu + kết quả (n – 1) x khoảng cách)
9/ BỐN PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN :
9.1 / Phép cộng
a + b = c
Số hạng Số hạng Tổng
X + b = c a + X = c
X = c – b X = c – a
¯Muốn tìm số hạng, ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết
¯Bất kì số nào cộng với 0 cũng bằng chính số đó
¯ Tính chất giao hoán :
Khi đổi vị trí các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi
♦ a + b = b + a
¯Tính chất Kết hợp:
a + b + c = (a+b) + c = a +(b + c)
Muốn cộng 3 số hạng ta có thể cộng số hạng thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba hoặc lấy tổng của số thứ nhất và số thứ 2 cộng với số thứ 3
a + b = (a + x) + (b – x)
= (a – x) + (b + x)
¯Tổng không đổi : Nếu ta thêm vào số hạng này bao nhiêu đơn vị đồng thời bớt ở số hạng kia bấy nhiêu đơn vị
a + b = c
(a + m ) + b = c + m
A + (b – n) = c - n
¯Trong một tổng nếu ta thêm (hoặc bớt) một số hạng bao nhiêu đơn vị và giữ nguyên số hạng còn lại thì tổng số tăng (hoặc giảm) bấy nhiêu đơn vị
(a – m) + (b – n) = (a + b) – (m + n)
¯Tổng hai hiệu : Muốn tính tổng hai hiệu ta có thể lấy tổng hai số bị trừ trừ đi tổng hai số trừ.
9.2 / Phép trừ
a – b = c
Số bị trừ Số trừ Hiệu
X – b = c
X = c + b
¯Muốn tìm số bị trừ, ta lấy hiệu cộng với số trừ.
¯Muốn tìm số trừ, ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu.
a – X = c
X = a – c
¯Bất kì số nào trừ đi 0 cũng bằng chính số đó
¯ Trừ đi một tổng :
a – (b + c) = a – b – c = a – c - b
Muốn trừ một số đi một tổng, ta có thể lấy số đó trừ đi số hạng thứ nhất, được kết quả trừ tiếp đi số hạng thứ hai hoặc lấy số đó trừ đi số hạng thứ hai, được kết quả trừ tiếp đi số hạng thứ nhất.
¯ Trừ đi một hiệu:
a – (b – c) = a + c – b
Muốn trừ một số đi một hiệu, ta có thể lấy số đó cộng với số trừ rồi trừ đi số bị trừ.
a – b = c
(a + m ) – (b + m) = c
(a – n) – (b – n) = c
¯Hiệu không đổi : Nếu ta cùng thêm (hoặc bớt) ở số bị trừ và số trừ đi cùng một số
¯ nếu ta thêm (hoặc bớt) ở số bị trừ đi bao nhiêu đơn vị và giữ nguyên số trừ thì hiệu tăng thêm hoặc giảm đi bấy nhiêu đơn vị.
a – b = c
(a + m ) – b = c + m
(a – n) – b = c – n (n a)
¯ nếu ta thêm (hoặc bớt) ở số trừ đi bao nhiêu đơn vị và giữ nguyên số bị trừ thì hiệu giảm (hoặc tăng thêm) bấy nhiêu đơn vị.
a – b = c
a – (b + m ) = c – m
a – (b – m ) = c + m
a x b = c
Thừa số Thừa số Tích
9.3 / Phép nhân
¯ Tính chất giao hoán :
Khi ta đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi
a x b = b x a
¯Tính chất Kết hợp:
a x b x c = a x (b x c)
Muốn nhân 3 thừa số, ta có thể nhân tích của thừa số thứ nhất và thừa số thứ hai với thừa số thứ ba (hoặc có thể nhân thừa số thứ nhất với tích thừa số thứ hai và thừa số thứ ba)
¯Bất kì số nào nhân với 0 cũng bằng 0. a x 0 = 0
¯Bất kì số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó a x 1 = a
¯ Nhân với một tổng:
a x (b + c) = a x b + a x c
Muốn nhân một số với một tổng ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng rồi cộng các kết quả lại.
¯ Nhân với một hiệu:
a x (b – c) = a x b – a x c
Muốn nhân một số với một hiệu ta có thể nhân số đó với số bị trừ, nhân số đó với số trừ, rồi trừ các kết quả cho nhau.
a x b = c
(a x m) x b = c x m
¯ Nếu gấp thừa số lên bao nhiêu lần thì tích gấp lên bấy nhiêu lần.
a x X = c
X = c : a
¯ Muốn tìm thừa số, ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
9.4 / Phép chia
Ký hiệu
Tính chất
Tìm số bị chia, số chia chưa biết
a : b = c
♦ a : 1 = a ; a : a = 1
♦ X : b = c
Số bị chia
Số chia
Thương
♦ a : b x c = (a : b) : c = (a : c) : b
X = c x b
♦ a : b : c = (a : c) : b = a : (b x c)
♦ (a x b) : c = a : c x b = a x (b : c)
♦ (a : c) : (b : c) = a : b
♦ a : X = c
X = a : c
¯Bất kì số nào chia cho 0 cũng bằng 0. a x 0 = 0
¯Bất kì số nào chia cho 1 cũng bằng chính số đó a x 1 = a
¯ Chia cho một tích:
a : (b x c) = (a : b) : c = (a : c) : b (với b, c khác 0)
Muốn chia một số cho một tích hai thừa số, ta có thể lấy số đó chia cho một thừa số, rồi lấy kết quả tìm được chia cho thừa số kia.
¯ Một tích chia cho một số:
Muốn chia một tích hai thừa số cho một số, ta có thể lấy một thừa số chia cho số đó (nếu chia hết) rồi nhân kết quả với số kia
(a x b) : c = (a : c) x b = a x (b : c) (với c khác 0)
a : b = c (với b khác 0)
(a x m) : (b x m) = c (với m khác 0)
¯ Nếu gấp số bị chia và số chia lên cùng một số lần thì thương không thay đổi.
¯ Trong phép chia nếu tăng (hoặc giảm) số chia đi bao nhiêu lần và giữ nguyên số bị chia thì thương sẽ giảm (hoặc tăng) bấy nhiêu lần.
a : b = c (b khác 0)
a : (b x n) = c : n (n khác 0)
a : (b : m) = c x m (m khác 0)
¯ Trong phép chia nếu tăng (hoặc giảm) số bị chia đi bao nhiêu lần và giữ nguyên số chia thì thương sẽ tăng (hoặc giảm) bấy nhiêu lần.
a : b = c (b khác 0)
(a x n) : b = c x n (n khác 0)
(a : m) : b = c : m (m khác 0)
X : a = c
X = c x a (a khác 0)
¯ Muốn tìm số bị chia, ta lấy thương nhân với số chia.
a : X = c
X = a : c (X khác 0)
¯ Muốn tìm số chia, ta lấy số bị chia chia cho thương.
a : b = c (dư r) (b > 0, số dư r < b)
Phép chia có dư :
¯ Tìm số bị chia phép chia có dư :
a = ( c x b) + r
Muốn tìm số bị chia trong phép chia có dư, ta lấy thương nhân với số chia rồi cộng với số dư.
Ví dụ : X : 7 = 6 dư 2 X = 6 x 7 + 2
X = 44 Thử lại : 44 : 7 = 6 dư 2
¯ Tìm số chia phép chia có dư :
b = ( a – r) : c
Muốn tìm số chia trong phép chia có dư, ta lấy số bị chia trừ cho số dư rồi chia cho thương.
Ví dụ : 57 : X = 8 dư 1 X = (57 – 1) : 8
X = 7 Thử lại : 57 : 7 = 8 dư 1
¯ Trong phép chia có dư, số dư lớn nhất kém số chia 1 đơn vị
r + 1 = b
II/ BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG :
Lớn hơn ki-lô-gam
ki-lô-gam
Bé hơn ki-lô-gam
Tấn
Tạ
Yến
kg
hg
dag
gam
1 tấn
1 tạ
1 yến
1 kg
1 hg
1 dag
1 gam
1 tấn
= 10 tạ
= 1000kg
1 tạ
= 10 yến
= 100kg
1 yến
= 10 kg
1 kg
= 10 hg
= 1000g
1 hg
= 10 dag
= 100g
1 dag
= 10 g
1g
* Hướng dẫn học sinh lập bảng: Trên bìa cứng 4cm x 20cm
a. Độ dài: (Mỗi đơn vị ứng với 1 chữ số)
km
hm
dam
m
dm
cm
mm
Ví dụ 1: 8,43 m = ? dm
Ví dụ 2: 159,6 cm = ? m
Ta viết số 8,43 m vào ngay đơn vị đề bài đã cho là m, sau đó xác định đơn vị cần đổi là dm, đặt dấu phẩy ngay sau khe nhỏ đơn vị dm.
km
hm
dam
m
dm
cm
mm
8
,
4
,
3
1
,
5
9
,
6
Vậy: 8,43m = 84,3dm
159,6cm = 1,596m
b. Khối lượng: (Mỗi đơn vị ứng với 1 chữ số)
tấn
tạ
yến
kg
hg
dag
g
Ví dụ 1: 5 tấn 3yến = ? kg
Ví dụ 2: 5kg 36g = ? yến
Ta viết 5 tấn 3 yến và 5 kg 36g vào đơn vị đề bài cho, sau đó xác định đơn vị cần đổi, dời dấu phẩy, đơn vị nào thiếu ta thay vào 1 chữ số 0, đánh dấu phẩy vào khe nhỏ sau đơn vị cần đổi.
Ta có:
tấn
tạ
yến
kg
hg
dag
g
5
0
3
0
,
0
,
5
0
3
6
c. Diện tích: (Mỗi đơn vị ứng với 2 chữ số)
Lưu ý học sinh: “Số mũ 2” đặt ở trên góc phải tên đơn vị, thì mỗi đơn vị 2 chữ số
km2
hm2
dam2
m2
dm2
cm2
mm2
Ví dụ1: 5m2 7 dm2 = ? dm2
Ví dụ 2: 5,7m2 = ? dm2
Ví dụ 3: 5dm2 8cm2 = ? m2
Ta viết 5m 2 7dm2 ; 5,7m2 ; 5dm2 8cm2 vào đơn vị đề bài cho , sau đó xác định đơn vị cần đổi, dời dấu phẩy, đơn vị nào thiếu ta thay vào chữ số 0 cho đủ 2 chữ số, đánh dấu phẩy vào khe nhỏ sau đơn vị cần đổi.
Ta có:
km2
hm2
dam2
m2
dm2
cm2
mm2
5
0
7
,
5
,
7
0
,
0
,
0
5
0
8
* Vậy:
5m2 7 dm2 = 507dm2
* Chú ý cách đọc
5,7m2 = 570dm2
5dm2 8cm2 = 0,0508m2
III
I
II
III/ Trung bình cộng
TBC =
?
?
?
Trung bình cộng = Tổng các số hạng : Số số hạng
Trung bình cộng =
Tổng các số hạng
Số số hạng
Lưu ý :
-Lấy trung bình cộng của số a số nhân với a ta được tổng của a số đó.
-Trung bình cộng của một số chẵn các số cách đều nhau thì bằng tổng của một cặp số cách đều hai đầu dãy số chia 2.
-Trung bình cộng của một số lẻ các số cách đều nhau chính là số ở chính giữa.
VD1 : Tìm trung bình cộng của các số sau : 97 ; 92 ; 132 ; 399
Trung bình cộng của các số sau : 97 ; 92 ; 132 ; 399 là :
(97 ; 92 ; 132 ; 399) : 4 = 180
VD2 : Tìm trung bình cộng của các số sau : 52 ; 54 ; 56 ; 58; 60; 62, 64, 66.
Phân tích : Đây là bình cộng của một số chẵn các số cách đều nhau ta áp dụng công thức.
Trung bình cộng của các số sau : 52 ; 54 ; 56 ; 58; 60; 62, 64, 66 là :
(52 + 66) : 2 = 59
VD3 : Tìm trung bình cộng của các số sau : 43 ; 45 ; 47 ; 49; 51; 53, 55.
Phân tích : Đây là bình cộng của một số lẻ các số cách đều nhau chính là số ở giữa.
Trung bình cộng của các số sau : 43 ; 45 ; 47 ; 49; 51; 53, 55 là :
43 ; 45 ; 47 ; 49 ; 51; 53, 55
Hoặc áp dụng công thức : (43 + 55) : 2 = 49
?
IV/ TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU CỦA HAI SỐ ĐÓ :
Tổng
Số lớn
Số bé
hiệu
?
Cách 1 : Tìm số lớn trước Cách 2 : Tìm số bé trước
Số lớn = (Tổng + Hiệu) : 2 Số bé = (Tổng – Hiệu) : 2
Số bé : = Tổng – số lớn Số lớn = Tổng trừ số bé
V/ Các phép tính về phân số :
1/ Phép cộng phân số :
a/ Muốn cộng hai phân số cùng mẫu số, ta cộng tử số của phân số thứ nhất với tử số phân số thứ hai và giữ nguyên mẫu số.
Ví dụ :
b/ Muốn cộng hai phân số khác mẫu số, ta quy đồng mẫu số hai phân số, rồi cộng hai phân số cùng mẫu số
Ví dụ :
c/ Tổng của hai phân số không thay đổi nếu ta thêm vào phân số thứ nhất và bớt đi ở phân số thứ hai cùng một số.
Ví dụ :
2/ Phép trừ phân số :
a/ Muốn trừ hai phân số cùng mẫu số, ta trừ tử số của phân số thứ nhất cho tử số phân số thứ hai và giữ nguyên mẫu số.
Ví dụ :
b/ Muốn trừ hai phân số khác mẫu số, ta quy đồng mẫu số hai phân số, rồi trừ hai phân số cùng mẫu số.
Ví dụ :
c/ Hiệu của hai phân số không thay đối nếu ta cùng thêm vào phân số bị trừ và phân số trừ cùng một số.
Ví dụ :
3/ Phép nhân phân số :
Muốn nhân hai phân số, ta lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số.
Ví dụ :
4/ Phép chia phân số :
Muốn chia một phân số cho một phân số, ta lấy phân số thứ nhất nhân phân số thứ hai đảo ngược.
Ví dụ :
5/ Tìm phân số của một số.
145 cây
Ví dụ : Một vườn cây có 145 cây ăn quả, trong đó có số cây là cây táo. Hỏi trong vườn có bao nhiêu cây táo
? táo
Giải :
Số cây táo trong vườn là :
145 x = 58 (cây táo)
hay 145 x 2 : 5 = 58(cây táo) Đáp số : 58 cây táo
Muốn tìm của 145 ta lấy 145 nhân với
(Muốn tìm phân số của một số ta lấy số đó nhân với phân số)
6/ Tìm một số khi biết giá trị phân số của số đó.
Ví dụ : Trong tủ lớn của thư viện có 720 quyển sách toán và bằng số quyển sách trong thư viên. Hỏi trong thư viện có bao nhiêu quyển sách ?
720 quyển sách toán
? quyển sách
720 là số sách trong tủ. Có giá trị bằng số sách trong thư viện. Có nghĩa là số sách trong tủ 2 phần thì số sách trong thư viện 5 phần.
Giải :
Số quyển sách trong thư viện có là :
720 : = 1800 1800(quyển sách)
hay 720 x 5 : 2 = 1800(quyển sách)
Đáp số : 1800quyển sách
Muốn tìm một số khi biết của nó là 720 ta lấy 720 chia cho
(Muốn tìm một số khi biết giá trị phân số của số đó, ta đem giá trị ấy chia phân số)
7/ Các cách so sánh phân số :
Cách 1 : Quy đồng mẫu số để so sánh.
Ví dụ : so sánh các phân số :
a/ và b/ và
Đối với cách này học sinh vận dụng kiến thức đã học trong sách giáo khoa dễ dàng so sánh được.
Cách 2: Quy đồng tử số để so sánh trong một số trường hợp có thể tiến hành quy đồng tử số hai phân số rồi so sánh hai phân số có cùng tử số.
Cách làm :
-Nhân cả tử số và mẩu số của phấn số thứ nhất với tử số phân số thứ hai.
-Nhân cả tử số và mẩu số của phấn số thứ hai với tử số phân số thứ nhất.
Ví dụ : so sánh các phân số
Ta có : ;
Vì .
Cách 3 :So sánh qua phần bù đến 1. (hai phân số đều bé hơn 1)
Nhận dạng để so sánh : Nếu 2 phân số bé hơn 1 mà hiệu giữa mẫu số và tử số của hai phân số bằng nhau thì so sánh phần bù.
Ví dụ : so sánh hai phân số a/ b/
Nhận xét : là hai phân số bé hơn 1 và hai phân số hiệu giữa mẫu số và tử số của hai phân số bằng nhau (7 – 5 = 2 ; 11 – 9 = 2 và bài b : 2010 – 2009 = 1 và 2011 – 2010 = 1)
Bài giải :
a/
Vì (phân số nào có phần bù đến 1 mà lớn thì phân số đó nhỏ)
b/ Tương tự ta có
Cách 4 :So sánh qua phần hơn so với 1. (hai phân số đều lớn hơn 1)
Nhận dạng để so sánh : Nếu 2 phân số lớn hơn 1 mà hiệu giữa mẫu số và tử số của hai phân số bằng nhau thì so sánh phần hơn so với 1.
Ví dụ : so sánh hai phân số a/ b/
Nhận xét : là hai phân số lớn hơn 1 và hai phân số hiệu giữa mẫu số và tử số của hai phân số bằng nhau ( 2002 – 1997 = 5 và 2006 – 2001 = 5)
Bài giải :
a/
Vì (phân số nào có phần hơn so với 1 mà lớn thì phân số đó lớn)
Cách 5 :So sánh qua trung gian.
Nhận dạng để so sánh : Nếu 2 phân số có tử số của phân số này lớn hơn tử số của phân số kia đồng thời mẫu số phân số này bé hớn mẫu số của phân số kia hoặc ngược lại thì ta chọn cách so sánh qua trung gian.
*Trường hợp 1 : Chọn 1 làm số trung gian.
Ví dụ : so sánh hai phân số a/ b/
Nhận xét : phân số có tử số bé hơn tử số phân số thứ hai và có mẫu số lớn hơn mẫu số phân số thứ hai ( tử số 2010 20120)
Bài giải :
1
vậy <
*Trường hợp 2 : Chọn phân số trung gian.
Cách chọn phân số trung gian :
+Chọn tử số phân số thứ nhất làm tử số của phân số trung gian và mẫu số của phân số thứ hai làm mẫu số của phân số trung gian.
+Chọn tử số phân số thứ hai làm tử số của phân số trung gian và mẫu số của phân số thứ nhất làm mẫu số của phân số trung gian.
Ví dụ : so sánh hai phân số a/ b/
Bài giải :
a/ Chọn phân số trung gian hoặc
Cách 1 : Vì < < nên <
Cách 2 : Vì < < nên <
Cách 6 : Đổi ra hỗn số để so sánh.
Nhận dạng để so sánh :
+Thương giữa tử số và mẫu số của hai phân số khác nhau.
+Thương giữa tử số và mẫu số của hai phân số bằng nhau và có cùng số dư.
Ví dụ : so sánh hai phân số a/ b/
Bài giải :
a/ Ta có : Vì
b/ Ta có :
Cách 7 : Sử dụng kết quả của phép chia để so sánh.
Nhận xét : Thương của hai số lớn hơn 1 thì số bị chia lớn hơn số chia và ngược lại.
Thường sử dụng trong
dạng toán trắc nghiệm
Ví dụ : so sánh hai phân số a/
Bài giải : Ta có
VI/ Tỉ số :
1/ Tỉ số là sự so sánh hai đại lượng cùng một loại.
Tỉ số của a và b là a : b hay (b khác 0)
2/ Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó
các bước giải toán “tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”
- Vẽ sơ đồ
- Tìm tổng số phần bằng nhau
- Tính giá trị một phần : Lấy tổng của hai số chia cho tổng phần bằng nhau
-Tìm số thứ nhất : Lấy giá trị một phần nhân với số phần số thứ nhất.
-Tìm số thứ hai : Lấy giá trị một phần nhân với số phần của số thứ hai (hoặc lấy tổng hai số trừ đi số thứ nhất).
3/ Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số đó
các bước giải toán “tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”
-Vẽ sơ đồ đoạn thẳng biểu diễn hai số đó.
-Tìm hiệu số phần bằng nhau của hai số.
- Tính giá trị một phần : Lấy hiệu của hai số chia cho hiệu số phần bằng nhau
-Tìm số thứ nhất : Lấy giá trị một phần nhân với số phần số thứ nhất.
-Tìm số thứ hai : Lấy giá trị một phần nhân với số phần số thứ hai.
Ví dụ : Chu vi hình chữ nhật gấp 6 lần chiều rộng của nó. Tìm chu vi và diện tích hình chữ nhật đó, biết chiều dài hơn chiều rộng 12cm.
Giải :
Chu vi gấp 6 lần chiều rộng nên nữa chu vi gấp chiều rộng số lần là :
6 : 2 = 3 (lần)
Nếu coi chiều rộng là một phần thì nữa chu vi là 3 phần như thế hay chiều dài là 2 phần như thế, ta có sơ đồ :
Chiều rộng
12cm
Chiều dài
Chiều rộng của hình chữ nhật đó là :
12 : (2 – 1) = 12 (cm)
Chiều dài hình chữ nhật đó là :
12 x 2 = 24 (cm) hoặc 12 + 12 = 24 (cm)
Chu vi hình chữ nhật đó là :
(12 + 24) x 2 = 72 (cm)
Diện tích hình chữ nhật đó là :
12 x 24 = 288 (cm2)
Đáp số : 72cm ; 288cm2
VII/ HÌNH HỌC :
B
A
1/ Hình chữ nhật : là hình có hai cạnh dài bằng nhau, hai cạnh ngắn bằng nhau và có bốn góc vuông
D
C
VD : Hình chữ nhật ABCD có :
-Hai chiều dài : AB ; DC và AB = DC
-Hai chiều rộng : AD ; BC và AD = BC
-Bốn góc vuông là : góc A ; góc B ; góc C ; góc D
a/ Chu vi hình chữ nhật : Muốn tính chu vi hình chữ nhật, ta lấy chiều dài cộng với chiều rộng rồi nhân với 2 ( cùng một đơn vị đo)
12cm
A
B
VD : Tính chu vi hình chữ nhật ABCD theo hình vẽ :
8cm
Giải
D
C
Chu vi hình chữ nhật ABCD là :
(12 + 8 ) x 2 = 40 (cm)
Đáp số : 12cm
b/ Diện tích hình chữ nhật : Muốn tính diện tích hình chữ nhật, ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng (cùng một đơn vị đo)
12cm
A
B
VD : Tính diện tích hình chữ nhật ABCD theo hình vẽ :
8cm
Giải
D
C
Diện tích hình chữ nhật ABCD là :
12 x 8 = 96 (cm2)
Đáp số : 96cm2
c/ Quy tắc tính ngược :
+Nữa chu vi hình chữ nhật bằng tổng chiều dài và chiều rộng.
+Muốn tính chiều dài hình chữ nhật ta lấy nữa chu vi trừ đi chiều rộng.
+Muốn tính chiều rộng hình chữ nhật ta lấy nữa chu vi trừ đi chiều dài.
N
M
2/ Hình vuông: là hình có bốn cạnh bằng nhau và có 4 góc vuông
VD : Hình vuông MNPQ có :
-Bốn cạnh bằng nhau MN = NP = PQ = QM
-Bốn góc vuông là : góc M ; góc N ; góc P ; góc Q
P
Q
a/ Chu vi hình vuông: Muốn tính chu vi hình vuông ta lấy độ dài một cạnh nhân với 4.
b/ Diện tích hình vuông: Muốn tính diện tích hình vuông ta lấy độ dài một cạnh nhân với chính nó.
c/ Quy tắc tính ngược : Muốn tính độ dài một cạnh ta lấy chu vi chia cho 4.
3/ Hình bình hành: là hình có 2 cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.
B
A
Ví dụ : Hình bình hành ABCD có :
b
h
-AB // DC và AB = DC
a
C
D
-AD // BC và AD = BC
H
Trong hình bình hành ABCD thì DC còn gọi là đáy hình bình hành, độ dài AH là chiều cao của hình bình hành
a/ Chu vi hình bình hành : Muốn tính chu vi hình bình hành ta lấy cạnh dài cộng với cạnh ngắn (cùng một đơn vị đo) rồi nhận với 2
P = (a + b) x 2
P là chu vi, a là cạnh dài, b là cạnh ngắn
b/ Diện tích hình bình hành : Muốn tính diện tích hình bình hành ta lấy độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo)
S = a x h
S là diện tích , a là cạnh đáy, h là chiều cao
a
n
2
B
4/ Hình thoi: là hình có 2 cặp cạnh đối diện song song và bốn cạnh bằng nhau.
C
A
Ví dụ : Hình thoi ABCD có :
n
0
-Cạnh AB song song với cạnh DC
n
2
D
-Cạnh BC song song với cạnh AD
m
P là chu vi; a là số đo của một cạnh
P = a x 4
a/ Chu vi hình thoi : Muốn tính chu vi hình thoi ta lấy số đo của một cạnh nhân với 4.
S diện tích hình thoi; m, n là độ dài 2 đường chéo
S = (m x n) : 2
b/ Diện tích hình thoi : Muốn tính diện tích hình thoi ta lấy tích độ dài h
File đính kèm:
- cong thuc toan 4.doc