Ngày nay trên thế giới có từ 5000 đến 6000 sinh ngữ, trong đó tiếng Anh được sử dụng rộng rãi nhất vượt qua các ngôn ngữ khác. Nghề nào cũng cần ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng, vì nó là chìa khóa vàng mở ra kho tàng tri thức qúy báu của nhân loại phục vụ cho sự nghiệp của mỗi chúng ta. Vì vậy việc đưa môn tiếng Anh vào giảng dạy một cách đầy đủ, bài bản và có hệ thốngtrong nhà trường là một yêu cầu tất yếu khách quan của công tác giáo dục và là một công cụ giao tiếp để tư duy. Việc giảng dạy tốt môn tiếng Anh trong nhà trường không những giúp học sinh nắm vững tri thức môn học này mà còn tạo tiền đề vững chắc cho các em tiếp thu môn học khác.
Muốn đạt được kết quả tốt trong giảng dạy người thầy phải luôn suy nghĩ để tìm ra phương pháp tốt, phù hợp với đối tượng học sinh của mình. Trong phần dạy ngôn ngữ nước ngoài “Tiếng Anh” thì ngoài dạy từ vựng phát âm, dạy đọc, dạy ngữ pháp, dạy nói, dạy nghe, dạy viết ra thì dạy phần luyện tập rất quan trọng. Trong tiếng Anh có câu ngạn ngữ “Practice makes perfect”.
Muốn dạy được phần “Luyện tập” tốt ta phải trải qua một số khâu như: Nghe, Nói, Đọc, Viết.
21 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2890 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kinh nghiệm giảng dạy luyện tập theo cặp và theo nhóm môn: Tiếng Anh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở giáo dục đào tạo Hòa Bình
trường THPT Nam Lương Sơn
------------------&-----------------
Kinh nghiệm giảng dạy
Luyện tập theo cặp và theo nhóm
Môn: Tiếng Anh
Người thực hiện: Nguyễn Phúc Hiệp
Tổ khoa học xã hội
Tháng 02 năm 2004
Phần mở đầu
I/ Đối tượng nghiên cứu:
Nội dung và phương pháp phần luyện tập: “Theo cặp và theo nhóm”
II/ Lý do chọn đề tài:
Ngày nay trên thế giới có từ 5000 đến 6000 sinh ngữ, trong đó tiếng Anh được sử dụng rộng rãi nhất vượt qua các ngôn ngữ khác. Nghề nào cũng cần ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng, vì nó là chìa khóa vàng mở ra kho tàng tri thức qúy báu của nhân loại phục vụ cho sự nghiệp của mỗi chúng ta. Vì vậy việc đưa môn tiếng Anh vào giảng dạy một cách đầy đủ, bài bản và có hệ thốngtrong nhà trường là một yêu cầu tất yếu khách quan của công tác giáo dục và là một công cụ giao tiếp để tư duy. Việc giảng dạy tốt môn tiếng Anh trong nhà trường không những giúp học sinh nắm vững tri thức môn học này mà còn tạo tiền đề vững chắc cho các em tiếp thu môn học khác.
Muốn đạt được kết quả tốt trong giảng dạy người thầy phải luôn suy nghĩ để tìm ra phương pháp tốt, phù hợp với đối tượng học sinh của mình. Trong phần dạy ngôn ngữ nước ngoài “Tiếng Anh” thì ngoài dạy từ vựng phát âm, dạy đọc, dạy ngữ pháp, dạy nói, dạy nghe, dạy viết ra thì dạy phần luyện tập rất quan trọng. Trong tiếng Anh có câu ngạn ngữ “Practice makes perfect”.
Muốn dạy được phần “Luyện tập” tốt ta phải trải qua một số khâu như: Nghe, Nói, Đọc, Viết.
Vì muốn đánh giá được quá trình tiếp thu ngôn ngữ của học sinh phải dựa vào phần “luyện tập”. Chính vì thế qua phần luyện tập này học sinh có thể diễn đạt được cái mà mình đã học được. Giáo viên cũng có thể kiểm soát và đánh giá được cái mà mình truyền đạt đến học sinh, phần nào đã đạt được và phần nào còn khiếm khuyết.
Bộ môn tiếng Anh không những là một bộ môn khoa học mà còn là phương tiện để giao tiếp với người nước ngoài. Vậy muốn biến nó thành phương tiện giao tiếp thì việc dạy tiếng Anh phải tuân theo phương pháp hoạt động. Xuất phát từ thực tiễn dạy học, các hoạt động phải luôn đổi mới.
Việc trang bị cho học sinh một số vốn từ vựng phong phú là vô cùng quan trọng và cần thiết. Trong thực tế khái niệm về sự vật hiện tượng về hoạt động, tính chất... có nhiều sắc thái phong phú, đa dạng. Cho nên vốn từ của các em càng được sử dụng nhiều thì càng có khả năng chính xác, độ biểu cảm cao.
Như vậy việc giảng dạy phần “Luyện tập theo cặp, theo nhóm” trong chương trình THPT là rất quan trọng và có hiệu quả cao, giúp cho học sinh có nhiều cách diễn đạt hay, các sắc thái diễn đạt khác nhau, sự khác nhau đó tạo nên các tình huống giao tiếp mới lạ.
Chính vì vậy muốn giúp cho học sinh biểu đạt được ý mình muốn nói thì phải biết cách diễn đạt các mẫu câu đã học biểu đạt được điều đó. Để làm được điều này, không phải là dễ dàng đối với học sinh. Nó phải đòi hỏi cả một quá trình học hỏi, luyện tập.
Với ý nghĩa quan trọng như vậy, muốn đề đạt ra là phải làm sao có một phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong việc học tiếng Anh và phần “Luyện tập theo cặp ,theo nhóm” nói riêng trong thực tế hiện nay.
III. Nhiệm vụ:
- Với kinh nghiệm này tôi không nghiên cứu về việc giảng dạy nói chung mà tôi chỉ nhầm giải quyết một số nhiệm vụ cơ bản sau:
1. Xây dựng các cơ sở lý thuyết, thực hành thực tế triển khai.
2. Chỉ rõ các yêu cầu, nội dung phương pháp và cách thức phần “luyện tập theo cặp theo nhóm’’ trong chương trình sách giáo khoa THPT.
3. Tổ chức thể nghiệm, kiểm tra, chứng minh những điều trình bày.
IV. Những phương pháp áp dụng dạy phần “Luyện tập theo cặp, theo nhóm” trong chương trình sách giáo khoa trung học phổ thông hệ ba năm:
Để hoàn thành kế hoạch nội dung bài giảng trong quá trình dạy học tôi đã áp dụng những phương pháp sau:
1/ Phương pháp khảo sát điều tra
2/ Phương pháp vấn đáp, đàm thoại.
3/ Phương pháp trực quan.
4/ Phương pháp nhóm.
5/ Phương pháp thể nghiệm.
6/ Phương pháp thực hành có hướng dẫn.
7/ Phương pháp dự đoán.
&
phần nội dung
“Luyện tập theo cặp ,theo nhóm”
I/ Tổ chức luyện tập theo cặp:
Nhiều hoạt động luyện tập từ, cấu trúc hay ngữ pháp được mô tả rất thích hợp với việc luyện tập theo cặp ,theo nhóm.
Tổ chức “Luyện tập theo cặp ,theo nhóm” không khó nhưng lại rất cần thiết để đạt được mục tiêu của chương trình dạy tiếng Anh là trang bị cho người học khả năng giao tiếp, trao đổi dễ dàng và trôi chảy bằng ngoại ngữ.
Lợi thế của loại hình luyện tập này là tạo cho học sinh nhiều cơ hội để luyện nói và giao tiếp gần giống như thực tế.
ở Việt Nam chúng ta, lớp học ngoại ngữ thường đông, thời gian một tiết học ngắn. Do vậy nhiều học sinh không được tham gia đóng góp vào bài học. Muốn tăng thời gian cho học sinh được luyện nói đòi hỏi người thầy phải tổ chức các hoạt động để tất cả học sinh đều được tham gia vào các hoạt động nói, bàn bạc.
Những người theo quan điểm lấy người dạy làm trung tâm thường cho rằng nếu tất cả học sinh trong lớp cùng tham gia nói một lúc thì sẽ trở nên hết sức ồn ào, mất trật tự, khó kiểm soát. Nhưng thực tế không hẳn là như vậy, với sự hướng dẫn và kiểm soát của giáo viên và việc thiết lập những quy định làm việc ở nhóm, tổ, thì tiếng ồn ào bằng ngoại ngữ là tiếng ồn ào tích cực (good noise).
Vai trò của giáo viên khi học sinh luyện tập theo cặp là người hướng dẫn học sinh luyện tập (các lời nói, mẫu câu)
Tổ chức cho học sinh luyện tập.
Đi lại để kiểm tra giúp học sinh trong quá trình luyện tập.
Sửa lỗi, đánh giá sau quá trình luyện tập.
* Giới thiệu cách thức luyện tập theo cặp:
Khi sử dụngloại hình luyện tập này lần đầu thì nên giải thích những ưu nhược điểm và lý do sử dụng nó. Thêm vào đó, cần thống nhất với học sinh những nguyên tắc sau:
1/ Làm bài tập luyện theo cặp không phải là thời gian để chuyện gẫu.
2/ Sau khi đã luyện tập được một lần, học sinh có thể đổi vai hước mở rộng hình thức.
3/ Nếu hết giờ mà học sinh vẫn chưa làm bài xong thì cũng không có gì đáng lo ngại, vì quan trọng hơn cả là là họ đã thực hành luyện tập chứ không nhất thiết là kết quả cụ thể của một nhiệm vụ nào đó.
4/ Họ có thể yêu cầu giáo viên giúp đỡ nếu cần.
5/ Sau khi hết thời gian luyện tập, giáo viên phải kiểm tra đánh giá kết quả của những công việc học sinh vừa luyện tập theo cặp.
Tất cả mọi học sinh phải tham gia vào hoạt động này trong một cặp nào đó. Khi bị lẻ học sinh nào đó có thể chuyển chỗ hoặc tham gia vào cặp ngồi gần chỗ mình nhất. Nếu yêu cầu bài tập là trao đổi giữa hai người thì người thứ ba ngồi theo dõi, sau đó tham gia trao đổi ở vòng luyện tập thứ hai với một trong hai người kia.
* Các bước tiến hành luyện tập theo cặp (Step in using pairwork):
Có sáu bước sau:
a/ Step 1: Preparation (chuẩn bị)
Cần phải chuẩn bị hết sức cẩn thận thông qua việc giới thiệu và thực hành ngữ liệu, sao cho tất cả học sinh đều tự tin khi sử dụng ngoại ngữ. Sau bước giới thiệu và thực hành ngữ liệu nên lưu lại tất cả các thông tin trên bảng.
b/ Step 2: Teacher – Pupil (Giáo viên làm mẫu với một học sinh)
Giáo viên làm mẫu với một học sinh khá trong lớp đóng vai làm mẫu trọn vẹn một bài luyện tập để cho tất cả học sinh hiểu được yêu cầu và biết cách thực hiện.
c/ Step 3: Pupil – Pupil (Học sinh làm mẫu)
Gọi hai học sinh khá / giỏi lên làm mẫu trước lớp một lần nữa. Nếu cho học sinh đứng tại chỗ thì yêu cầu học sinh nói đủ to cho cả lớp nghe được.
d/ Step 4: Set limited time (Quy định thời gian)
Báo cho học sinh biết họ sẽ có bao nhiêu thời gian để thực hiện bài tập này (thông thường chỉ khoảng từ 2 đến 3 phút)
e/ Step 5: Public pairs (Học sinh luyện tập theo cặp)
Ra hiệu lệnh cho tất cả học sinh bắt đầu cùng làm bài trong một thời gian nhất định. Trong khi học sinh làm bài giáo viên có thể di chuyển nhanh trong lớp để theo dõi, giúp đỡ học sinh luyện tập tránh can thiệp vào các hoạt động của học sinh dù có thể thấy họ có những chỗ sai.
f/ Step 6: Public check (Kiểm tra, đánh giá)
Hết giờ làm bài, ra hiệu cho tất cả học sinh dừng lại. Chọn một vài cặp bất kỳ và yêu cầu 2 học sinh đó trình bày lại bài trước lớp.
II/ Các loại hình luyện tập theo cặp:
1/ Hội thoại:
Sau khi học một số từ mới, giới thiệu một số cấu trúc ngữ pháp trong bài giáo viên có thể đọc mẫu. Sau đó yêu cầu một học sinh đóng một vai – Giáo viên đóng một vai. Tiếp theo là hai học sinh mỗi học sinh đóng một vai. Sau đó yêu cầu học sinh đọc bài hội thoại theo cặp.
Khi kiểm tra học sinh đã đạt yêu cầu Giáo viên có thể cho kịch hóa đoạn hội thoại hoặc yêu cầu từng cặp học sinh đóng thay thế một số chi tiết (tên , tuổi, nghề nghiệp, quê quán vv...) để biến lời thoại thành của họ, nói về chính bản thân họ hoặc những vấn đề mà họ quan tâm.
Ví dụ: Bài 22 (sách giáo khoa lớp 10 hệ 3 năm)
John: Hello! My name is ................
Maria: And my name is ..................., hello.
John: Where are you from..........................?
Maria: I’m from.................................., I’m....................... for holiday.
John: Oh, are you? But it’s very...........................here now, isn’t it?
Maria: Yes, but I like it.
John: Really? What’s the .....................like in...................now?
Maria: It’s................now. It’s ............................
John: I see............................................
2/ Bài luyện thay thế:
Sau khi đã giới thiệu mẫu câu và cho luyện tập, Giáo viên viết các từ gợi ý để thay thế lên bảng rồi yêu cầu học sinh luyện tập theo cặp.
Thí dụ: Thay thế câu trong câu điều kiện loại II:
If I were you , I would go out into fresh air.
If I were ..................................., I would ...................................
Mrs Mai study hard,
Tuan,
Your father, have arest
3/ Thực hành ngữ pháp:
Sau khi nắm được vấn đề ngữ pháp và được luyện tập thế (bằng các bài tập nhắc lại, hoặc chuyển đổi vv...) chia học sinh thành từng cặp và yêu cầu các em trao đổi với nhau (chú ý chọn các chủ điểm gần gũi, quen thuộc) Ví dụ: Nói về chính bản thân mình hoặc những điều có liên quan đến cuộc sống của học sinh , các từ gợi ý ở trên bảng vẫn là lý tưởng cho bài luyện này.
Thí dụ: Luyện tập cấu trúc đề nghị lịch sự:
Would you like to + V ?
have a cup of tea?
go out more often?
go to the cinema?
Ngoài ra học sinh cần bổ xung thêm một số động từ, cụm từ phù hợp vào vở của mình, nhưng không cho người cùng cặp biết để tạo ra tính bất ngờ khi nói.
Trong khi học sinh hỏi và trả lời Giáo viên theo dõi để tổng kết, đánh giá.
4/ Kiểm tra không chính thức:
Việc kiểm tra thường xuyên cũng có tác dụng như khi giảng dạy . Khi cho phép học sinh cùng cộng tác để làm bài kiểm tra, Giáo viên có thể khuyến khích được việc học tập của học sinh , vì những học sinh yếu sẽ được những học sinh khá giúp đỡ, Thỉnh thoảng nên có một bài kiểm tra ngắn cuối giờ. Bài kiểm tra đó không cần phải bao gồm toàn bộ những kiến thức học sinh vừa học trong bài mà có thể tập trung vào bất cứ khía cạnh nào của việc sử dụng ngôn ngữ. Yêu cầu của bài làm cần hết sức rõ ràng, viết mẫu câu lên bảng và khống chế thời gian để luyện cho học sinh phản ứng nhanh nhẹn, linh hoạt trong việc sử dụng ngôn ngữ. Bài làm xong có thể kiểm tra miệng hoặc các cặp đổi chéo bài kiển tra và chấm bài cho nhau.
5/ Tìm đầu đề cho bài đọc:
Trước khi vào một bài đọc, yêu cầu từng cặp học sinh đọc lướt sau đó đặt cho bài đọc một đầu đề. Tùy theo độ dài của bài mà ấn định thời gian, nhưng cần chú ý là thời gian dành cho hoạt động này không được quá nhiều vì thực chất đây là loại hình bài tập luyện kỹ năng đọc lướt lấy ý chính. Hơn thế nữa hoạt động này rất tuyệt vời vì nó cho học sinh một cơ hội để mục kích thực tế, đọc để lấy thông tin thực sự.
6/ Hỏi và trả lời:
Cuối các bài đọc thường có các câu hỏi. học sinh có thể luận tìm câu trả lời cho các câu hỏi này theo cặp. Đầu tiên học sinh làm miệng, sau đó Giáo viên gọi bất kỳ một vài cặp để kiểm tra. hoặc làm cho hoạt động này trở nên phong phú hơn bằng cách cho học sinh thảo luận bằng miệng rồi viết câu trả lời ra giấy, các câu được đổi chéo cho nhau và cặp nọ sẽ chấm câu của cặp kia.
7/ Viết câu minh họa:
Sau khi dạy và luyện từ mới, ở cuối buổi học vẫn để câu mới đó trên bảng, chỉ xóa câu minh họa đi rồi yêu cầu học sinh viết lại các cau minh họa khác cho các từ mới đó để kiểm tra xem học sinh đã thực sự hiểu nghĩa và cách sử dụng của câu mới đó không.
III/ Tổ chức luyện tập theo nhóm:
Trong các lớp học của chúng ta ghế ngồi không thể di chuyển quanh lớp học được vì vậy ở hoàn cảnh này có thể cho học sinh ở bàn trên quay xuống bàn dưới để luyện tập. Tốt nhất là tạo thành các nhóm bốn đến sáu người. Nhưng nhiều khi số lượng học sinh trong mỗi nhóm còn phụ thuộc vào học sinh ngồi ở mỗi bàn.
Sau khi nhóm xong nên chỉ định hoặc để mỗi nhóm tự bầu ra nhóm trưởng hoặc thư ký nhóm. Người trưởng nhóm trực tiếp liên hệ với Giáo viên khi nhóm gặp khó khăn trong việc thực hiện các yêu cầu của bài tập. Điều này sẽ giúp cho việc kiểm tra tất cả các nhóm trong lớp của Giáo viên nhẹ nhàng, dễ dàng. Nên chỉ định hoặc hướng dẫn những học sinh có khẩu khiếu và hoạt bát hơn để làm việc này. Nhưng đôi khi cũng cần đổi chọn một học sinh khá nhưng rụt rè để tạo điều kiện có thể các thành viên trong nhóm lần lượt làm nhóm trưởng. Điều quan trọng là công việc này cần phải làm nhanh, dứt khoát, phải thông báo ngay ai là người nhóm trưởng để họ bắt tay vàg việc được, không bị lãng phí thời gian.
Ví dụ: Đây là mô hình hai bàn học sinh khi cho học sinh bàn trên quay xuống bàn dưới để luyện tập theo nhóm:
K
K
K
K
6
7
8
9
K
K
K
K
K
1
2
3
4
5
Trong trường hợp này ta có thể cho học sinh chia làm hai nhóm:
+ Nhóm 1: Gồm các học sinh 1,2,3,6,7.
+ Nhóm 2: Gồm các học sinh 4,5,8,9.
Một vài lần dầu Giáo viên cần đưa ra hướng dẫn cụ thể , cẩn thận hơn và biết chính xác họ sẽ chia lớp học như thế nào. Khi học sinh đã quen với việc luyện tập này chỉ cần nói bằng tiếng Anh đơn giản: “Now get in to your groups”.
* Vai trò của Giáo viên (Teacher’s role)
Giáo viên là người quản lý, điều khiển mọi hoạt động của lớp học. Đó họ phải đặt kế hoạch, tổ chức theo dõi từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc họat động. Điều kiêng kỵ là sau khi yêu cầu học sinh vào làm việc theo nhóm, Giáo viên ngồi một chỗ hoặc làm việc riêng, coi như vậy là xong việc. Giáo viên phải quản lý, theo dõi, đôn đốc giúp đỡ các nhóm học sinh luyện tập. Giáo viên có thể đi lại trong lớp kiểm tra xem học sinh có thực hiện đúng theo yêu cầu của bài tập không. Giáo viên cần phải tích cực và nhạy cảm với bầu không khí của lớp học cũng như nhịp điệu làm việc của các nhóm, ghi nhớ lỗi lặp đi lặp lại trong học sinh để cuối hoạt động sửa lỗi chung.
* Các loại hình luyện tập theo nhóm:
Các học sinh được tổ chức theo nhóm có xu hướng tự do hơn và cũng mang tính giao tiếp tương hỗ nhiều hơn là các hoạt động theo cặp. Có nhiều hoạt động rất dễ thực hiện , ngay cả đối với những Giáo viên có ít kinh nghiệm nhất.
1/ Đặt câu hỏi (Questionaires)
Sau vài phút các nhóm gấp sách lại, lần lượt các trưởng nhóm hoặc thư ký đứng lên đặt một vài câu hỏi, các thành viên các nhóm khác có nhiệm vụ trả lời.
Để học sinh có hứng thú hơn trong học tập, nên tổ chức nó như một cuộc thi: Các câu trả lời được chấm điểm đựa vào độ chính xác về ngôn ngữ cũng như thông tin.
2/ Thực hành có hướng dẫn (Controlled and free practice)
Sau khi dùng bài luyện tập thay thế học sinh làm quen với cấu trúc và chức năng của nó nên tổ chức thêm bài luyện tập có ý nghĩa giao tiếp hơn bằng các hoạt động theo nhóm mang tính chất và trò chơi sáng tạo hơn.
Thí dụ: Sau khi dạy cấu trúc had better / had better not với ý nghĩa khuyên bảo nên hay không nên làm việc gì:
S + had better + V
S + had better not + V
Giáo viên cho một số từ gợi ý để học sinh làm việc theo nhóm. Một số người nêu lên vấn đề của mình và những người khác trong nhóm đưa ra các lời khuyên. Một vấn đề có nhiều lời khuyên khác nhau. Để học sinh ham học tham gia tích cực hơn nên biến hoạt động này thành một cuộc thi, xem nhóm nào đưa ra được nhiều lời khuyên nhất và lời khuyên có ý nghĩa nhất.
Thí dụ: Cho các từ gợi ý:
tired
bored
get bad marks
have to work hard
don’t understand the lesson
etc...........
Có thể dành một ít phút để học sinh tự nêu lên vấn đề thực sự mà họ gặp trong cuộc sống của mình và các bạn ở nhóm khác cho lơì khuyên, hoặc ngược lại, học sinh ở nhóm này đọc lời khuyêncủa mình còn nhóm khác phải cố gắng đoán xem đó là các lời khuyên về vấn đề gì.
3/ Đọc chính tả (Dictation)
Tại sao Giáo viên luôn luôn phải là người đọc chính tả? Công việc này có
thể giao cho một người trong nhóm đọc cho các thành viên khác trong nhóm. Tất nhiên là nên chọn những đoạn văn ngắn đã được học từ trước. Sau khi chép bài các thành viên trong nhóm đổi bài cho nhau để chấm dựa vào sách giáo khoa.
4/ Trò chơi đóng vai (Play roles):
Sau khi cả lớp đã luyện tập một cấu trúc với một chức năng nào đó, trò chơi đóng vai có tác dụng rất tốt để củng cố những hiểu biết của học sinh về chức năng của cấu trúc trong những hoàn cảnh tự nhiên hơn.
Thí dụ có thể yêu cầu các nhóm đóng vai trong ngữ cảnh: Một người phàn nàn muốn đổi một thứ quần áomới mua hôm trước hoặc muốn thu lượm thông tin cho một kỳ thi..vv.... Với trò đóng vai, các nhóm có thể dựng lên những vở kịch trong đó mỗi thành viên trong nhóm đóng kịch, thư ký nhóm ghi chép vấn đề các lời thoại để sau đó duyệt lại rồi cả nhóm sẽ trình bày trước lớp.
5/ Dự đoán (Predict)
Trước khi dạy vào các bài hội thoại, bài đọc Giáo viên đưa bức tranh của bài phóng to lên yêu cầu các nhóm dự đoán nội dung của bài. Sau đó yêu cầu các nhóm đưa ra sự lựa chọn của mình. Giáo viên có thể đưa ra bài hội thoại bỏ trống một vài thông tin, Giáo viên yêu cầu các nhóm đoán các thông tin đó và điền vào bài hội thoại.
Ví dụ: Lesson 12: With a Patient
(Sách giáo khoa 11 hệ 3 năm)
Nurse: How......................this morning, Mr B.
Mr B: Bad, I’m afraid. I’m feeling.........................and ............. all over.
Nurse: You’ll feel ...................................... if you.................................. and walk.................................alittle.
Mr B: I’m afraid I................even sit up.
Nurse: Well, don’t ................... too much. You’ll feel ............................if you go on..............................................
Mr B: But ............................... tired.
Nurse: Come on, hold ..................... and I’ll .................you round.
Sau đó Giáo viên đọc lại bài hội thoại cho học sinh đối chiếu hoặc cho các thành viên trong nhóm chấm bài cho nhau dựa vào sách giáo khoa.
6/ Thảo luận (Discussion)
Dùng cho học sinh đã có kiến thức khá cao kết luận cho phép học sinh tự do diễn đạt các quan điểm, ý kiến của mình, vì vậy tính hữu ích của thể loại bài tập này không cần phải tranh cãi nữa. Giáo viên đưa ra một chủ đề nào đó. Ví dụ: What do you think a bout computers? What would you do if you were in Tokyo? rồi để cho tất cả các nhóm bàn bạc, thảo luận, trao đổi ý kiến của mình trong vài phút. Sau đó mỗi thành viên trong nhóm sẽ báo cáo lại ý kiến chung của cả nhóm (nếu có sự thống nhất), hoặc tóm tắt các ý kiến (nếu có sự khác nhau), tiếp theo để cho học sinh cả lớp cùng thảo luận về vấn đề đó. Giáo viên không cần thiết phải bày tỏ quan điểm của mình, trừ khi có những ý kiến sai mà không có ai phản bác.
* Chú ý:
1/ Người thầy sẽ làm như thế nào nếu các nhóm có trình độ không đương đương nhau?
- Nếu các nhóm có trình độ khác nhau Giáo viên cần giao cho các nhóm những nhiệm vụ khác nhau với cùng một loại bài luyện tập, bỏ qua những lỗi mà học sinh mắc phải.
2/ Người thầy sẽ làm như thế nào nếu như học sinh không sử dụng tiếng Anh trong nhóm của họ?
Trong trường hợp này người thầy nên khuyến khích học sinh nói tiếng Anh, yêu cầu chỉ trả lời bằng tiếng Anh hoặc sử dụng băng đĩa để tạo ra môi trường tiếng Anh.
3/ Khi nào Giáo viên sử dụng tiếng Việt và tiếng Anh ?
Giáo viên sử dụng tiếng Việt đối với học sinh có trình độ thấp hơn.
Giáo viên sử dụng tiếng Anh đối với học sinh có trình độ cao hơn.
+ Chào hỏi (Greeting)
Good morning.
Good bye
+ Đưa ra lời chỉ dẫn (Give instruction)
Work in pairs / Work in groups.
+ Đọc một số ngữ trong tiếng Anh :
Do a lot of sightseeing / play on the swings.
+ Đọc bài khóa và luyện tập:
(Read the text and practice)
&
Thể nghiệm sư phạm
I/ Mục đích của thể nghiệm:
Những nội dung và Phương pháp dạy phần ”Luyện tập theo cặp, theo nhóm” trong chương trình THPT hệ ba năm mà tôi đã đề xuất ở những phần trước cần phải kiểm nghiệm kết quả thực tế. Qua đó tôi có thể phần nào rút ra những hạn chế mà đề tài chưa thực hiện được, nhằm mục đích để có Phương pháp giảng dạy tốt hơn trong môn tiếng Anh.
II/ Đối tượng và địa điểm thể nghiệm:
Để tiến hành việc thể nghiệm dạy học cũng như một phần thể nghiệm điều tra. Tôi đã chọn học sinh hai lớp 10 đại trà tại trường THPT Nam Lương Sơn để dạy thể nghiệm. Trong điều kiện có thể và theo tôi việc dạy thể nghiệm ở những lớp đại trà sẽ góp phần đánh giá kết quả thể nghiệm một cách khách quan hơn.
Trong hai lớp tôi chọn lớp thể nghiệm và lớp đối chứng như sau:
- Lớp 10B là lớp thể nghiệm.
- Lớp 10C là lớp đối chứng.
III/ Cách thể nghiệm:
Tôi đã tến hành dạy thể nghiệm trước, sau đó tiến hành ở lớp đối chứng. Đối với lớp thực nghiệm, tôi đã thực hiện nội dung và Phương pháp bài học như tôi đã đề xuất trong phần trên, còn lớp đối chứng vẫn dạy theo cách thông thường. Sau đó tôi cho học sinh làm một bài kiểm tra tại lớp trong thời gian 45 phút và trực tiếp thu bài về nhà chấm.
Như vậy quá trình thể nghiệm của tôi gồm ba bước:
+ Bước 1: Thực hiện nội dung những tiết dạy.
+ Bước 2: Ra đề, tổ chức kiểm tra và chấm bài.
+Bước 3: Đánh giá kết quả.
Sau khi chấm bài kiểm tra học sinh của hai lớp đối chứng và thể nghiệm, kết quả thu được như sau:
+ Lớp thực nghiệm có 55 học sinh .
+ Lớp đối chứng có 55 học sinh.
Kết quả
Đối tượng
Khá giỏi
Trung bình
Số lượng
%
Số lượng
%
Lớp thực nghiệm 10B
29
53%
26
47%
Lớp đối chứng 10C
18
33%
37
67%
Qua bảng tổng hợp trên, kết quả cho ta thấy tỷ lệ điểm trung bình của học sinh lớp thực nghiệm ít hơn lớp đối chứng, còn tỷ lệ khá giỏi ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Như vậy việc bước đầu áp dụng Phương pháp này cũng đã cho thấy một kết quả khả quan hơn rất nhiều so với Phương pháp giảng dạy thông thường.
&
Kết luận
Nếu tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm, Giáo viên của những lớp đông có thể đồng thời kiểm soát và hướng dẫn tất cả các bài viết sáng tạo của học sinh trong lớp. Có thể hướng dẫn bài luận bằng các câu hỏi trên bảng, các bức tranh treo tường hoặc các từ gợi ý. Thí dụ như mỗi nhóm nhận được một bức thư và họ phải cùng nhau trả lời bức thư đó. Học sinh phải biết rằng khi có khó khăn vướng mắc gì phải cùng nhau tìm ra cách giải quyết, nếu không giải quyết được thì nhóm trưởng sẽ nhờ Giáo viên giải đáp. Đồng thời học sinh cũng phải ý thức được rằng tất cả mọi ngường trong nhóm phải đóng góp xây dựng bài và đều được hưởng thanhf công của bài. Vai trò của nhóm trưởng cũng hết sức quan trọng, họ phải biết khuyến khích, lôi cuốn các thành viên trong nhóm của mình đóng góp ý kiến cho bài tập của nhóm.
Việc tổ chức học sinh làm bài tập theo cặp, theo nhóm tạo được nhiều cơ hội luyện tập và sử dụng ngoại ngữ một cách sáng tạo trong những tình huống gần gũi với đời soóng thật của học sinh. Hơn thế nữa, sự thay đổi trong các hoạt động học tập và kiểu giao tiếp giúp duy trì được sự tập trung chú ý của các em. Qua các hoạt động này học sinh cũng có ý thức hơn được rằng bản thân họ có quyền tự chủ và trách nhiệm đối với sự tiến bộ của chính mình.
Việc tổ chức luyện tập ngoại ngữ theo cặp còn giúp học sinh bạo dạn hơn trong việc sử dụng ngoại ngữ. Học sinh yếu kém có nhiều cơ hội để nói, được các bạn trong lớp, cặp, nhóm giúp đỡ. Học sinh sẽ vượt qua được những nhược điểm về tính cách của bản thân để học tốt hơn.
Các kết quả thu lượm được từ việc quan sát, lắng nge và chấm các bài viết sẽ hết sức quí giá vì nó giúp cho người thầy hiểu sâu hơn về quá trình học của học sinh. Giáo viên sẽ nắm được điểm mạnh và điểm yếu của học sinh , những vấn đề cần bổ xung cho các bài sau, những chỗ cần điều chỉnh trong giáo án của mình.
Học sinh sẽ nhìn nhận Giáo viên là người rất gần gũi trong quá trình học tập của họ, người mà họ có thể đến hỏi, trao đổi nhờ giúp đỡ. Thông qua đó học sinh có thể tiến bộ lên từng ngày trong việc học tập ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng.
Thành lập ngày 20 tháng 2 năm 2004
Người viết
Nguyễn Phúc Hiệp
&
Tài liệu tham khảo
1/ Teach English Adrian Doff
2/ Teacher’s training Nguyễn Quốc Hùng – MA
3/ Chuyên đề bồi dưỡng phương pháp
giảng dạy tiếng Anh THPT năm học
2003 – 2004 Sở giáo dục đào tạo Hòa Bình
&
Mục lục
Phần mở đầu
I/ Đối tượng nghiên cứu 2
II/ Lý do chọn đề tài 2
III/ Nhiệm vụ 3
IV/ Những phương pháp áp dụng dạy phần “
File đính kèm:
- SKKN TIENG ANH.doc