Muốn nâng cao hiệu quả hoạt động đội ở nhà trường

Hơn nửa thế kỷ qua, dưới sự lao động của Đảng, Bác Hồ kính yêu và sự dìu dắt của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, phong trào thiếu nhi cả nước ngày càng phát triển mạnh mẽ, Đội TNTP trở thành nơi hội tụ của thiếu nhi và không ngừng lớn mạnh xứng đáng là lực lượng giáo dục tích cực trong và ngoài nhà trường góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.

 Ngày nay Việt Nam bước vào thời kỳ mới - thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, con người được đặt ở trung tâm chiến lược phát triển kinh tế, xã hội. Trong đó lớp thiếu niên, nhi đồng hôm nay sẽ là những công dân, những người ở chủ trương lai của đất nước trước thềm thế kỷ. Đứng trước những nhu cầu phát triển đa dạng, phong phú của thiếu nhi đòi hỏi các em phải không ngừng học tập, tu dưỡng rèn luyện mình về mọi mặt, phấn đấu thực hiện theo 5 điều Bác Hồ dạy để trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt cháu ngoan Bác Hồ, phấn đấu trở thành người Đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh. Hoạt động đội tốt các em được học mà chơi, chơi mà học. Chính sẽ là động lực thúc đẩy kết quả học tập của các em lên cao, không những thế các em tự rèn luyện mình, biết làm chủ bản thân, biết vươn lên phấn đấu vượt qua những trở ngại khó khăn, trước những cám dỗ của tệ nạn xã hội đang ngày đem rình rập đe doạ tuổi trẻ. Vậy làm thế nào để nâng cao hiệu quả hoạt động đội trong nhà trường đó là một vấn đề cần đặt ra đối với những người trực tiếp chỉ đạo hoạt động Đội. Để nâng cao chất lượng hoạt động Đội cần có sự đổi mới toàn diện về nội dung hình thức và phương pháp tạo điều kiện tốt nhất cho các em tham gia vào các hoạt động của đội, tổ chức đội phải tạo ra những hoạt động mà trẻ em cần, thích thú và phù hợp với đặc điểm, phù hợp với điều kiện của trường mình.

 

doc13 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2013 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Muốn nâng cao hiệu quả hoạt động đội ở nhà trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. đặt vấn đề: 1. Những cơ sở lý luận của vấn đề: Hơn nửa thế kỷ qua, dưới sự lao động của Đảng, Bác Hồ kính yêu và sự dìu dắt của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, phong trào thiếu nhi cả nước ngày càng phát triển mạnh mẽ, Đội TNTP trở thành nơi hội tụ của thiếu nhi và không ngừng lớn mạnh xứng đáng là lực lượng giáo dục tích cực trong và ngoài nhà trường góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Ngày nay Việt Nam bước vào thời kỳ mới - thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, con người được đặt ở trung tâm chiến lược phát triển kinh tế, xã hội. Trong đó lớp thiếu niên, nhi đồng hôm nay sẽ là những công dân, những người ở chủ trương lai của đất nước trước thềm thế kỷ. Đứng trước những nhu cầu phát triển đa dạng, phong phú của thiếu nhi đòi hỏi các em phải không ngừng học tập, tu dưỡng rèn luyện mình về mọi mặt, phấn đấu thực hiện theo 5 điều Bác Hồ dạy để trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt cháu ngoan Bác Hồ, phấn đấu trở thành người Đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh. Hoạt động đội tốt các em được học mà chơi, chơi mà học. Chính sẽ là động lực thúc đẩy kết quả học tập của các em lên cao, không những thế các em tự rèn luyện mình, biết làm chủ bản thân, biết vươn lên phấn đấu vượt qua những trở ngại khó khăn, trước những cám dỗ của tệ nạn xã hội đang ngày đem rình rập đe doạ tuổi trẻ. Vậy làm thế nào để nâng cao hiệu quả hoạt động đội trong nhà trường đó là một vấn đề cần đặt ra đối với những người trực tiếp chỉ đạo hoạt động Đội. Để nâng cao chất lượng hoạt động Đội cần có sự đổi mới toàn diện về nội dung hình thức và phương pháp tạo điều kiện tốt nhất cho các em tham gia vào các hoạt động của đội, tổ chức đội phải tạo ra những hoạt động mà trẻ em cần, thích thú và phù hợp với đặc điểm, phù hợp với điều kiện của trường mình. Nội dung, hình thức phải đa dạng, phong phú hấp dẫn để đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của các em TPT phải luôn luôn đổi mới về phương pháp công tác đội nhằm phát huy mạnh mẽ hiệu quả vai trò tự quản của đội và từng đội viên trong các hoạt động của Đội. Đồng thời phối kết hợp mọi lực lượng giáo dục trong ngoài nhà trường, bám sát nhiệm vụ và mục tiêu đề ra. Chương trình công tác đội và phong trào thiếu nhi phát động sâu rộng, thông qua đó để giáo dục các em theo 5 điều Bác Hồ dạy, tạo sức thu hút và lan toả trong các em nhi đồng theo 2 chương trình cụ thể chương trình nhi đồng chăm ngoan và chương trình thiếu nhi sẵn sàng. Bởi 2 chương trình này là hai phần của một quá trình chăm sóc bảo vệ và giáo dục TNNĐ có một môi trường sống trong làng, thể chất tốt, học tập, vui chơi hài hoà, phát huy năng khiếu sáng tạo nghệ thuật sống hướng tới Chân - Thiện - Mỹ. Như vậy giáo viên TPT đội là nhà giáo dục thực hiện nhiệm vụ quan trọng quyết định đến chất lượng và hiệu quả hoạt động của tổ chức đội và nhà trường đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu. Nhà trường giáo dục các em theo mục tiêu nguyên lý, nội dung thống nhất giữa các lực lượng giáo dục cụ thể. Tổ chức cơ sở của Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo chính quyền và các tổ chức quần chúng trong trường thực hiện đường lối giáo dục của Đảng, thi hành các chỉ thị, Nghị quyết của tổ chức Đảng và cơ quan Nhà nước cấp trên. Hiệu trưởng quản lý mọi hoạt động của nhà trường, Công đoàn, đoàn TNCS Hồ Chí Minh, đội TPTP Hồ Chí Minh là những tổ chức chính trị, đồng thời là những lực lượng giáo dục đảm bảo quyền làm chủ tập thể quần chúng và cùng cơ quan quản lý của nhà trường làm nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ. Mặt khác, trong nhà trường, hoạt động đội phải phù hợp với nhu cầu của trẻ em và tập thể các đội viên, đồng thời là tổ chức chính trị xã hội của trẻ em cho nên hoạt động đội không những đáp ứng nhu cầu của trẻ em mà còn phải đáp ứng nhu cầu của gia đình, xã hội đặc biệt là những yêu cầu trong quá trình đổi mới đất nước và sự phát triển của con người trong thời đại ngày nay. Từ những cơ sở lý luận trên tôi thấy trong nhà trường Đội TNTP là một đoàn thể, một lực lượng cùng với các đoàn thể khác tham gia trong quá trình giáo dục, đều phục vụ cho một nhiệm vụ chính trị cao cả là dạy và học, đào tạo nên những lớp người công dân, người chủ tương lai đất nước và mục tiêu nguyên lý phải phù hợp và thống nhất với mục tiêu giáo dục của nhà trường. 2. Những cơ sở thực tiễn: - Hoạt động đội ở trường học là một hoạt động bề nổi nó có quyết định đến chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường. - Nhìn vào thực trạng hoạt động của đội ở trường tiểu học trong những năm qua tôi thấy còn có nhiều vướng mắc: Một số liên đội do nhận thức của Ban giám hiệu về vai trò công tác đội chưa đúng mức, do vậy chưa tạo khoa học hỗ trợ cho tổng phụ trách và Ban chỉ huy liên đội hoàn thành nhiệm vụ. - Các lực lượng giáo dục tách rời, độc lập về nội dung đặc biệt đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh tự tổ chức, tự lập kế hoạch và kế hoạch hoạt động chưa thiết lập được mỗi quan hệ tác động tương hỗ giữa các lực lượng. Bên cạnh đó còn có nhiều tổng phụ trách tuổi nghề còn ít, tay nghề chưa cao và hoạt động động lập cho nên chất lượng hoạt động đội dẫn đến còn non kém. Nề nếp ý thức ở đội viên còn non kém, một số anh chị phụ trách chi đội chưa có kinh nghiệm và chưa có ý thức được trách nhiệm của mình các phong trào trong một số liên đội đã tổ chức hình thành song chưa có bề sâu: Các cuộc thi chuyên hiệu, tổ chức các câu lạc bộ môn, câu lạc bộ thể dục thể thao, kính vạn hoa, bảy sắc cầu vồng... Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề trên có thể khẳng định: "Muốn nâng cao hiệu quả hoạt động đội ở nhà trường" cần phải có sự phụ huynh chặt chẽ các lực lượng giáo dục trong nhà trường. B. Những giải pháp trong quá trình thực hiện: I. Thuận lợi và khó khăn của liên đội: Thuận lợi: Liên đội được sự chỉ đạo sát sao của Hội đồng đội cấp trên và Hội đồng đội Phường Trung Đô, được sự quan tâm của chi bộ và Ban giám hiệu nhà trường, Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, sự ủng nhiệt tình với công tác đội của các thầy, cô giáo trong hội đồng nhà trường nhất là các huynh trưởng thực sự là các anh chị phụ trách là các cố vấn của đội. Các em đội viên, thiếu niên, nhi đồng rất ngoan và rất thích hoạt động đội. Khó khăn: Liên đội có số học sinh rất đông và thuộc nhiều thành phần. Cơ sở vật chất như khuôn viên còn chật hẹp, một số phụ huynh do hoàn cảnh nên chưa tạo mọi điều kiện để cho con em mình tham gia hoạt động đội. - Thời gian giành cho hoạt động đội còn ít. - Việc thu quỹ đội còn khó khăn. Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm anh chị phụ trách một số tuổi đời đã nhiều nắm bắt tập luyện nghi thức còn nhiều hạn chế. II. Những giải pháp trong quá trình thực hiện: 1. Điều tra khảo sát: Vào đầu năm học để nắm bắt tình chuẩn bị cho nội dung hoạt động Đội phù hợp với nội dung chương trình của Hội đồng đội cấp trên và điều kiện thực tế ở liên đội mình tôi tiến hành kiểm tra trắc nghiệm bằng cách đặt câu hỏi, phát phiếu tham gia cho các em mẫu phiếu như sau: Trong các hoạt động sau các em thích nhất hoạt động nào ? Tên Lớp HĐ văn nghệ HĐ Thể dục thể thao Nghi thức đội Tham gia câu lạc bộ môn (văn, Toán, TDTT, Âm nhạc) Tham gia sinh hoạt sao nhi đồng Em hãy đánh dấu X vào hoạt động mà em thích. Để hoạt động Đội đạt hiệu quả tốt em có đề nghị với Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh với chị tổng phụ trách Đội ? Sau đó tôi tiến hành tổng hợp kiểm tra khảo sát. Có 600/600 em đội viên tham gia trả lời câu hỏi. Qua hình thức này các em rất hứng thú say mê và tham gia đầy đủ. Các em có quyền nói lên nguyện vọng đề xuất của mình với tổ chức đội. + Số đội viên thích hoạt động văn nghệ: 600 em + Số đội viên thích TDTT: 450 em + Số đội viên thích tổ chức các cấu lạc bộ: 600 em + Số đội viên thích tham gia vào công tác sao nhi đồng: 420 em Từ kết quả khảo sát và trắc nghiệm tôi đã tổng hợp được những ý kiến đề nghị của các em Đội viên và tiến hành xây dựng kế hoạch nội dung hoạt động Đội cho cả năm, từng tháng, từng tuần phù hợp với kế hoạch của cấp trên đề ra. Đồng thời đề biện pháp, cách thức thực hiện phù hợp với điều kiện Liên đội của mình. 2. Tiến hành phối hợp với các lực lượng giáo dục trong nhà trường tổ chức các hoạt động Đội: a. Phối hợp với chi bộ: Trong nhà trường tổ chức cơ sở Đảng CSVN lãnh đạo chính quyền và các tổ chức quần chúng trong trường thực hiện đường lối giáo dục của Đảng, thi hành các chỉ thị, Nghị quyết tổ chức Đảng và cơ quan Nhà nước cấp trên. Chính vì vậy trong quá trình hoạt động và tổ chức của Đội phải được sự đồng ý thống nhất của chi bộ Nhà trường cho nên vào đầu năm học trước khi xây dựng chương trình kế hoạch hoạt động của Đội tôi đã trình ý kiến với chi bộ nhà trường để lên kế hoạch cho cả năm theo kế hoạch của Hội đồng đội cấp trên. b. Phối hợp với nhà trường: Trong trường học mục tiêu, nguyên lý, nội dung giáo dục của các lực lượng phải được thống nhất. Đội TNTP Hồ Chí Minh là một lực lượng trong nhà trường. Chúng tôi đã phối hợp chặt chẽ thống nhất đưa kế hoạch của Đội vào kế hoạch chung của nhà trường để lãnh đạo toàn trường thực hiện hàng tuần giao ban đánh giá xếp loại một lần gồm: Lãnh đạo mở rộng, Ban giám hiệu, Công đoàn, tổ chức chuyên môn, Đoàn, Đội, hội phụ huynh, Đội cờ đỏ, đồng thời lên kế hoạch cụ thể công việc từng tuần, tháng và đề xuất kiến nghị của Đội với nhà trường việc tổ chức giao ban hàng tuần, có sự phối hợp như vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Đội triển khai được kịp thời và được sự ủng hộ chỉ đạo của Ban giám hiệu. - Về kinh phí hoạt động: Ngay từ đầu năm học tôi đã lập dự trù kinh phí cụ thể cho từng khoản chi, từng hoạt động và với Chi đoàn và sau đó trình với các tổ chức liên quan trong nhà trường. Hiệu trưởng phê duyệt, từ đó kinh phí chi cho các hoạt động Đội được dễ dàng và thuận tiện. Kinh phí hoạt động của Đội, quỹ kế hoạch nhỏ không thể đáp ứng đủ cho mọi hoạt động của đội nhà trường đã tạo điều kiện giúp đỡ. Chính vì thế ở liên đội chúng tôi nhà trường đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất và thời gian cho hoạt động Đội, từ các hoạt động có quy mô nhỏ đến hoạt động có quy mô lớn. VD: Phát động các hoạt động thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 như thi văn nghệ, báo tường. Ngày 22/12 thi vẽ tranh, sưu tầm tranh ảnh về anh bộ đội Cụ Hồ. Ngày 26/3 thi nghi thức đội viên, thi hội vui học tốt, thi công nhận chuyên hiệu theo hình thức kính vạn hoa, hoạt động tại các câu lạc bộ bộ môn... Đội đã phối hợp với nhà trường đưa tiêu chuẩn đóng góp thi đua và thành tích cá nhân của từng anh chị phụ trách vào tiêu chuẩn đánh giá giáo viên của nhà trường qua từng học kỳ, từng năm học. Qua đây đã nâng cao vai trò, trách nhiệm, ý thức của các đồng chí giáo viên chủ nhiệm lớp. Đồng thời là những anh chị phụ trách. Phối hợp với nhà trường đánh giá kết quả các hoạt động Đội kết hợp với nề nếp học tập bằng cách trao cờ thi đua cho các chi đội, các lớp vào thứ 2 chào cờ đầu tuần. Với hình này đã động viên khích lệ các chi đội phấn đấu vươn lên. c. Phối hợp với chuyên môn nhà trường: Để chuẩn bị cho một hoạt động nào đó có liên quan đến chuyên môn như câu lạc bộ bộ môn, thi chuyên hiệu... Tôi lên kế hoạch thông qua Chi đoàn sau đó trình chuyên môn để có sự phối hợp. Từ đó phụ trách chuyên môn nhà trường tạo điều kiện giúp đỡ Đội. VD: Sinh hoạt câu lạc bộ bộ môn em yêu văn học, em yêu toán học thể dục thể thao và âm nhạc. Chuyên môn cử giáo viên và có kinh nghiệm giảng dạy bộ môn soạn thảo nội dung, chương trình cho buổi sinh hoạt. Hay khi triển khai thi công nhận chuyên hiệu an toàn giao thông, chuyên hiệu nhà sử học nhỏ tuổi, chuyên hiệu nghi thức đội, chuyên hiệu chăm học. Tôi cũng thông qua các chuyên môn để soạn thảo câu hỏi, để phù hợp với sở thích và trình độ lứa tuổi dựa trên cơ sở tài liệu hướng dẫn của Hội đồng đội cấp trên. Từ đó đã gây được hứng thú cho các em tích cực tham gia vào các hoạt động. d. Phối hợp với Chi đoàn: Để phát huy vai trò của các đoàn viên trong Chi đoàn đồng thời nên cao trách nhiệm của Đoàn đối với đội TNTP Hồ Chí Minh ngoài những đoàn viên chủ nhiệm lớp, Chi đoàn đã phân công các đoàn viên khác không chủ nhiệm, phối hợp giúp đỡ các chi đội cùng các giáo viên là anh chị huynh trưởng tuổi đời đã nhiều, kinh nghiệm hoạt động đội còn ít. VD: Ngay từ đầu năm học tôi đã thông qua Chi đoàn có kế hoạch tập huấn nghi thức, các bài hát múa quy định, quy trình sinh hoạt sao nhi đồng, cách kiểm tra đánh giá công nhận chuyên hiệu từ đó các đợt thi đua đều có các cô giáo trong Chi đoàn hỗ trợ tập luyện cùng với các giáo viên và các anh chị phụ trách tuổi đời đã có nhiều kinh nghiệm hoạt động Đội còn ít. Để đảm bảo công bằng, chính xác và để các chi đội xác định được phương hướng phấn đấu trong thi đua Đoàn và Đội đã phối hợp xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thi đua bằng biểu điểm ngay từ đầu năm. Biểu điểm xếp loại nề nếp công tác Đội hàng ngày. Điểm chuẩn: 100 điểm Một bạn đi học chậm giờ trừ 1 điểm Không hô đều theo trống (5 điều Bác Hồ dạy) trừ 1 điểm Sinh hoạt lộn xộn trừ 1 điểm Không xếp hàng ra vào lớp trừ 1 điểm Xếp hàng lộn xộn hoặc chậm trừ 1 điểm Trực nhật thiếu chậu thau trừ 1 điểm Trực nhật thiếu dẻ lau bảng trừ 1 điểm Trực nhật thiếu khăn trải bàn trừ 1 điểm Vệ sinh nhà, sân bẩn trừ 1 điểm Thể dục lộn xộn hoặc chậm trừ 1 điểm Một bạn bỏ thể dục hoặc sinh hoạt trừ 1 điểm Một bạn đánh nhau hoặc chơi những trò chơi nguy hiểm trừ 1 điểm Một bạn đi học, thể dục không đi dép trừ 1 điểm Một bạn thiếu đồng phục thứ 2, 4, 6 trừ 1 điểm Một bạn thiếu mũ calô 15 phút đầu giờ sinh hoạt, múa hát tập thể trừ 1 điểm Một bạn thiếu khăn quàng đỏ trừ 1 điểm Một bạn ăn qùa vặt trừ 1 điểm Mọt bạn tiểu tiện bừa bãi trừ 1 điểm Ra về không đóng cửa, khép cửa và không tắt điện trừ 1 điểm Một bạn bẻ cây cảnh trong trường trừ 1 điểm Một bạn trong ban chỉ huy liên đội, ban chỉ huy đội sao đỏ, các anh chị phụ trách Sao vi phạm một trong những số điều trên sẽ bị trừ. 2 điểm Cách xếp loại: 1. Cộng điểm các tuần tháng chia đều 2. Mỗi đợt thia đua như làm báo tườmg, thi văn nghệ, thi chỉ huy giỏi, thi hoá trang binh chủng, thi phụ trách sao giỏi, thi nét đẹp đội viên trong các ngày lễ lớn như 20/11, 22/12, 26/3. - Nếu lớp nào đạt giải nhất được cộng thêm 20 điểm. - Nếu lớp nào đạt giải hai được công thêm 15 điểm - Nếu lớp nào đạt giải ba được cộng thêm 10 điểm - Nếu lớp nào đạt giải khuyến khích được cộng thêm 5 điểm - Các lớp còn lại nếu không đạt giải thì sẽ được tính từ cao cho đến thấp cộng thêm vào. 3. Mỗi lần làm bài dự thi: - Nếu lớp nào nạp nhanh và đủ bài được cộng thêm 5 điểm - Nếu lớp nào nạp chậm và thiếu bài trừ 5 điểm - Nếu lớp nào nạp chậm trừ 3 điểm - Nếu lớp nào nạp thiếu bài trừ 3 điểm 4. Về chất lượng: - Nếu lớp nào đạt cao nhất được cộng thêm 20 điểm - Nếu lớp nào đạt cao thứ hai được cộng thêm 15 điểm - Nếu lớp nào đạt cao thứ ba được cộng thêm 12 điểm - Nếu lớp nào đạt cao thứ tư được cộng thêm 10 điểm - Nếu lớp nào đạt cao thứ năm được cộng thêm 8 điểm - Nếu lớp nào đạt cao thứ sáu được cộng thêm 5 điểm Sau khi đã thống nhất biểu điểm qua các họp của nhà trường và tuyên truyền cho các em biết biểu điểm. Tôi đã phối hợp với giáo viên chủ nhiệm chọn đội cờ đỏ là những em đội viên gương mẫu, nhiệt tình, học lực từ khá trở lên, mỗi chi đội chọn lấy 2 em, kiểm tra chéo để kiểm tra chính xác tôi tập huấn tác phong, cách chấm điểm dựa theo biểu điểm kết hợp với giáo viên trực tuần theo dõi hoạt động nề nếp của nhà trường, cử hai em đội trưởng đội cờ đỏ theo dõi kiểm tra hàng ngày của đội cờ đỏ. Ngoài ra chi đoàn phân công đoàn viên thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn đôn đốc các em chấm điểm thi đua sao cho công bằng không không thiên vị giữa các chi đội. Cuối tuần họp giao ban đội cờ đỏ. Tổng phụ trách đọc nhận xét kết quả thi đua. Tuyên dương những chi đội, lớp thực hiện nề nếp tốt, gương người tốt, nhắc nhở phê bình những học sinh thực hiện chưa tốt nề nếp. Trong các đại hội của Đội như Đại hội liên chi đội các cuộc thi như thi nghi thức, hội vui học tốt, thi công nhân chuyên hiệu, đều có các giáo viên là đoàn viên giúp đỡ các em như trang trí, cách thức tổ chức Đại hội trong các hội thi đoàn viên chịu trách nhiệm trang trí, làm giám khảo, trọng tài. đ. Phối hợp với Công đoàn: - Công đoàn nhà trường đã động viên khích lệ đoàn viên Công đoàn tham gia tốt các hoạt động của Đội như tổ chức các ngày lễ, các đợt thi đua. VD: Liên đội tổ chức thi nghi thức ngoài các đồng chí giáo viên chủ nhiệm đoàn viên chi đoàn. Công đoàn cử một số đoàn viên Công đoàn tham gia vào ban tổ chức hỗ trợ cho đội. - Công đoàn tham gia giáo dục đội viên về lập trường giai cấp công nhân, truyền thống giai cấp công nhân Việt Nam và đạo đức cách mạng. e. Phối hợp với hội cha mẹ học sinh: Hội cha mẹ học sinh là chiếc cầu nối giữa gia đình và nhà trường gia đình là nơi trẻ em sinh ra và lớn lên, gia đình đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong sự phát triển nhân cách của học sinh. Gia đình là bậc thang đàu tiên của quá trình giáo dục. Nếu thiếu bậc thang đó thì toàn bộ cái thang sẽ sụp đổ. Bởi vì phần lớn cuộc đời của một con người đều sống với gia đình. Vì thế nó có tác dụng rất lớn. Gia đình và xã hội giống như một giọt nước trong một dòng sông mọi ảnh hưởng của xã hội đều được phản ánh trong mộ gia đình. Gia đình là khâu xử lý mọi ảnh hưởng của tác động xã hội đến với trẻ em chính vì thế tôi đã phối hợp với hội cha mẹ học sinh tranh thư những sáng kiến của họ. Trong tổ chức hoạt động thông qua họ để hiểu biết thêm về hoạt động của học sinh ngoài giờ học tập, hoàn cảnh gia đình của từng em, biết vận dụng và phối hợp lực lượng giáo dục này. ở liên đội chúng tôi trong những năm qua hội cha mẹ học sinh đã huy động các thành viên tham gia tích cực vào quá trình giáo dục đội viên, các hoạt động của đội. Cụ thể: + Hội cha mẹ học sinh đã tuyên truyền trong cha mẹ từng đội viên về đường lối, chủ trương, quan điểm, kế hoạch của liên đội. + Tuyên truyền phổ biến những hiểu biết về quy định và điều lệ Đội đến từng gia đình đội viên. VD: Việc thu nạp quỹ Đội (có trong điều lệ Đội) từ đó tránh được những thắc mắc đối với phụ huynh. + Hội phụ huynh đã hỗ trợ kinh phí cho hoạt động Đội như Đại hội liên đội, tổ chức ngày lễ. + Đội đã thông qua hội phụ huynh để giúp đỡ những học sinh khó khăn, những học sinh chưa có ý thức học tập, chưa thực hiện tốt nề nếp. g. Phối hợp với Hội đồng đội phường: Trong công tác Đội ở nhà trường Tổng phụ trách không thể tách rời các hoạt động ở địa phương cho nên việc tranh thủ sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng chính quyền là rất quan trọng. Từ những chủ trương đó tổng phụ trách dưới sự lãnh đạo của đoàn phường Hội đồng đội phường để thiết kế các tổ chức hoạt động và thống nhất kế hoạch hoạt động với Hội đồng đồng phường và các chi đoàn trên địa bàn dân cư. Để hoạt động Đội trên địa bàn dân cư có hiệu quả TPT cùng với đoàn cơ sở tổ chức tập huấn cho các Chi đoàn thanh niên, phụ trách thiếu nhi ở thôn xóm về kỹ năng hoạt động Đội và một số hình thức hoạt động cho các em khi về thôn xóm sau giờ học. Đồng thời lấy lực lượng đoàn thanh niên làm nòng cốt để tập hợp các lực lượng xã hội, các lực lượng vũ trang, cựu chiến binh, hội phụ nữ, cơ quan văn hoá. Tổng phụ trách phải tạo lập mối quan hệ thật tốt để xung quanh mình có một đội ngũ công tác viên nhiệt tình. Cùng tổ chức hoạt động cho thiếu nhi. VD: Khi tổ chức các hoạt động có quy mô toàn trường như đại hội cháu ngoan Bác Hồ; Hội trại, phong trào bạn nghèo, công trình măng non, đoạn đường em chăm, phong trào em yêu quý sách. Tôi đã phối hợp với Chi đoàn các khối tuyên truyền qua phóng thanh, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện ở nhà, nhằm giúp các em có ý thức tự giác, có động cơ học tập tốt, hàng tháng liên đội báo cáo kết quả thực hiện của các em và có sự phối hợp chặt chẽ để quản lý các em. Đó là điều tiên quyết để hoạt động Đội ở liên đội có hiệu quả cao hơn. Ngay từ đầu năm học tôi đã nắm bắt, xếp loại quá trình hoạt động Đội trên địa bàn dân cư trong thời gian hè của các em. Hàng tháng tôi thông qua Hội đồng đội phường chương trình kế hoạch đã làm được và có sự phối hợp chặt chẽ để quản lý các em. C. Kết quả: Nhờ sự phối hợp kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường nên khi được nhận nhiệm vụ làm giáo viên tổng phụ trách tôi đã thu được nhiều thành tích đáng mừng. Cụ thể những năm học trước 1994 - 1995 liên đội đạt liên đội vững mạnh. Sau khi tôi được giao làm tổng phụ trách đội, Đội từ năm học 1995 - 1996 đến nay liên đội luôn được công nhận Liên đội xuất sắc cấp Thành phố 2 lần được Trung ương Đoàn tặng bằng khen. 100% đội viên đạt danh hiệu cháu ngoan Bác Hồ, 12/14 chi đội xuất sắc, không có học sinh cá biệt, các hoạt động đi vào nề nếp có quy cũ, các phong trào đạt kết quả cao. Năm học 1995 - 1996 hội thi tiếng hát nhà trường đạt giải nhất. Năm học 1997 - 1998 hội thi tiếng hát nhà trường mừng Đảng, mừng Xuân đạt giải xuất sắc của Thành phố. - Năm học 1997 - 1998 hội thi phụ trách sao giỏi đạt giải nhất Thành phố. - Năm học 1998 - 1999 đạt giải nhì hội thi "Tuyên truyền măng non". - Năm học 1999 - 2000 hội thi tiếng hát nhà trường mừng Đảng, mừng Xuân cũng đạt giải xuất sắc cấp Thành phố. - Năm học 2000 - 2001 hội thi nghi thức Đội đạt giải nhất Thành phố, hội thi kể chuyện đạt giải 3 tỉnh. - Năm học 2002 - 2003 đạt giải 3 hội thi Phụ trách sao giỏi cấp tỉnh. - Năm học 2003 - 2004 đạt giải 3 hội thi hoá trang ngày hội về với Điện Biên. - Năm học 2003 - 2004 được Bộ văn hoá thông tin tặng bằng khen về phong trào thi đua dân ca vào trường học. - Năm học 2004 - 2005 được Bộ văn hoá thông tin cấp giấy chứng nhận liên đội có thành tích tốt trong công tác tuyên truyền về phòng chống ma tuý, vẽ tranh với chủ đề ''ma tuý" Trong các chương trình hoạt động của Đội, Liên đội hoàn thành tốt các bài viết do HĐĐ Thành phố tổ chức tham gia đầy đủ và có chất lượng. - Đội ngũ giáo viên và các anh chị phụ trách thực sự đã am hiểu có kinh nghiệm say mê và hứng thú. - Nhờ sự phối kết hợp các lực lượng giáo dục trong nhà trường như đã nêu trên nên mọi công việc triển khai đều đạt kết quả tốt và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi về kinh phí hoạt động, cơ sở vật chất cũng như thời gian . D. Bài học kinh nghiệm: Là người tổng phụ trách TNTP Hồ Chí Minh trực tiếp chỉ đạo hoạt động Đội trong nhà trường là một nhiệm vụ hết sức khó khăn và nặng nề. Nhưng để chỉ đạo hoạt động Đội đạt hiệu quả cao lại càng khó khăn. Vì vậy theo tôi muốn có hoạt động tốt, trước hết đồng chí tổng phụ trách phải có kỹ năng, nghiệp vụ thành thạo, nhiệt tình, yêu nghề, yêu người và thích làm việc với trẻ. Ngoài say mê nhiệt huyết với nghề nghiệp còn phải tự học, tự bồi dưỡng để trở thành nhà giáo dục trang bị một cách hoàn chỉnh những kiến thức khoa học xã hội và nhân văn và biết phối kết hợp với lực lượng trong nhà trường đó là điều kiện tốt nhất để nâng cao hiệu quả hoạt động đội đó là một vấn đề tổng phụ trách cần nắm vững. Trên đây là những kinh nghiệm rút ra từ thực tế làm Tổng phụ trách đội chắc còn thiếu sót. Xin được lắng nghe ý kiến góp ý, bổ sung thêm của cấp trên và đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn ! Vinh, ngày tháng năm 2007 Tổng phụ trách đội

File đính kèm:

  • docSang kien KN Doan doi.doc
Giáo án liên quan