Tập đề Học sinh giỏi Hóa vô cơ Lớp 11

Câu 1: Một hợp chất tạo thành từ M+ và X . Trong phân tử M2X2 có tổng số các hạt proton, nơtron, electron bằng 164, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 52. Số khối của nguyên tử M lớn hơn số khối của nguyên tử X là 23. Tổng số hạt trong M+ lớn hơn trong X là 7. Xác định công thức M2X2.

Câu 2: Cho 50 gam dung dịch muối MX (M là kim loại kiềm, X là halogen) 35,6% tác dụng với 10 gam dung dịch AgNO3 thu được một kết tủa. Lọc bỏ kết tủa thu được dung dịch nước lọc. Biết nồng độ MX trong dung dịch nước lọc bằng 5/6 lần nồng độ MX trong dung dịch ban đầu. Xác định công thức muối MX.

Câu 3: Cho dung dịch CH3COOH 0,1M (Ka = 1,75 . 10-5)

1. Tính pH, độ điện li α và nồng độ các ion trong dung dịch.

2. Tính pH của dung dịch hh CH3COOH 0,1M và CH3COONa 0,1M.

Câu 4: Người ta mạ niken lên mặt vật kim loại bằng phương pháp mạ điện trong bể mạ chứa dung dịch NiSO4 (điện cực trơ), với cường độ dòng điện I = 9A. Cần mạ một mẫu vật kim loại hình trụ có bán kính 2,5cm, chiều cao 20cm sao cho phủ đều một lớp niken dày 0,4 mm trên bề mặt. Hãy:

a. Viết quá trình các phản ứng xảy ra trên các điện cực của bể mạ điện.

b. Tính thời gian của quá trình mạ điện trên. Cho khối lượng riêng của Ni là 8,9 g/cm3.

Câu 5: 1. Hoà tan 5,4 gam hh K2Cr2O7 và Na2Cr2O7 vào nước thành một lít dung dịch A. Cho 50 ml dung dịch FeSO4 0,102M vào 25 ml dung dịch A. Để xác định lượng FeSO4 dư cần dùng 16,8 ml dung dịch KMnO4 0,025M. Biết các quá trình trên đều xảy ra trong môi trường H2SO4. Viết phương trình hoá học xảy ra và tính khối lượng mỗi muối đicromat nói trên.

2. Cho các dung dịch riêng biệt mất nhãn sau: Na2SO4, AlCl3, FeSO4, NaHSO4, FeCl3. Chỉ dùng dung dịch K2S để nhận biết các dung dịch trên ngay ở lần thử đầu tiên. Viết các phương trình hoá học minh hoạ.

 

doc5 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 283 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tập đề Học sinh giỏi Hóa vô cơ Lớp 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ 80 Câu 1: Hòa tan hh gồm Zn, FeCO3, Ag bằng dd HNO3 loãng thu được hh khí A gồm 2 khí không màu có tỉ khối so với hiđro là 19,2 và dd B. Cho B + NaOH dư, nung kết tủa sinh ra đến khối lượng không đổi được 5,64 gam chất rắn. Biết rằng mỗi chất trong hh chỉ khử HNO3 đến một chất nhất định 1/ Lập luận để tìm khí đã cho? 2/ Tính khối lượng mỗi chất trong hh ban đầu biết trong hh khối lượng Zn = FeCO3,? Câu 4: 1/ Cho 11,6 gam hh X gồm Fe, FeO, Fe2O3 vào dd HNO3 loãng dư được V lít hh khí B gồm NO, N2O có tỉ khối so với hiđro là 19. Nếu cho X pư với CO dư thì thu được 9,52 gam Fe. Tính V của B? 2/ Nhận biết 3 ion sau trong cùng một dd: a/ Ba2+, NH4+, Cr3+. b/ Ca2+, Al3+, Fe3+. Câu 8: Hỗn hợp bột A gồm 3 kim loại Mg, Zn, Al. Khi hoà tan hết 7,5g A vào 1 lít dung dịch HNO3 thu được 1lít dung dịch B và hỗn hợp khí D gồm NO và N2O. Thu khí D vào bình dung tích 3,20lít có chứa sẵn N2 ở 00C và 0,23atm thì nhiệt độ trong bình tăng lên đến 27,30C, áp suất tăng lên đến 1,10atm, khối lượng bình tăng thêm 3,72 gam. Nếu cho 7,5g A vào 1 lít dung dịch KOH 2M thì sau khi kết thúc phản ứng khối lượng dung dịch tăng thêm 5,7g. Tính %KL mỗi kim loại trong A. ĐỀ 81 Câu 1: 1/ Có 5 lọ đựng riêng biệt 5 chất lỏng: C2H5COOH, CH3COOH, HCOOCH3, CH3COOCH3, n-C3H7OH. a/ Sắp xếp các chất trên theo thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi? b/ Trong 5 chất trên chất nào phản ứng được với H2SO4 loãng, dung dịch NaOH, dung dịch AgNO3/NH3? Chất nào ít tan trong nước nhất? 2/ Dung dịch A gồm 0,4 mol HCl và 0,05 mol Cu(NO3)2. Cho m gam bột Fe vào dung dịch khuấy đều cho đến khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn X gồm hai kim loại, có khối lượng 0,8m gam. Tính m. Giả thiết sản phẩm khử HNO3 duy nhất chỉ có NO? Câu 2: Cho hh A gồm Na, Al, Fe. Hoà tan 2,16 gam A vào nước dư được 0,448 lít khí ở đktc và còn lại chất rắn B. Cho B pư hết với 60 ml dd CuSO4 1M được 3,2 gam Cu và dd C. Cho C pư vừa đủ với amoniac được kết tủa. Nung kết tủa đến khối lượng không đổi được chất rắn E. Tính %m các chất trong A và khối lượng chất rắn E? Câu 3: Hòa tan 4,8 gam kim loại M bằng dung dịch HNO3 đặc nóng dư, hay hòa tan 2,4 gam muối sunfua kim loại này cũng trong dung dịch HNO3 đặc nóng, thì đều cùng sinh ra khí NO2 duy nhất có thể tích bằng nhau trong cùng điều kiện. 1/ Viết các phương trình phản ứng dưới dạng phương trình ion. 2/ Xác định kim loại M, công thức phân tử muối sunfua. 3/ Hấp thụ khí sinh ra ở cả hai phản ứng trên vào 300 ml dung dịch NaOH 1M, rồi thêm vào đó một ít phenolphtalein. Hỏi dung dịch thu được có màu gì? Tại sao? Câu 4: Phèn là muối sunfat kép của một cation hóa trị một (như K+ hay NH4+) và một cation hóa trị ba (như Al3+, Fe3+ hay Cr3+). Phèn sắt amoni có công thức (NH4)aFe(SO4)b.nH2O. Hòa tan 1,00 gam mẫu phèn sắt vào 100 cm3 H2O, rồi chia dung dịch thu được thành hai phần bằng nhau. Thêm dung dịch NaOH dư vào phần một và đun sôi dung dịch. Lượng NH3 thoát ra phản ứng vừa đủ với 10,37 cm3 dung dịch HCl 0,100 M. Dùng kẽm kim loại khử hết Fe3+ ở phần hai thành Fe2+. Để oxi hóa ion Fe2+ thành ion Fe3+ trở lại, cần 20,74 cm3 dung dịch KMnO4 0,0100 M trong môi trường axit. a/ Viết các phương trình phản ứng dạng ion thu gọn và xác định các giá trị a, b, n. b/ Tại sao các phèn khi tan trong nước đều tạo môi trường axit ? Câu 6: Điện phân nóng chảy Al2O3 với anot than chì (hiệu suất điện phân 100%) thu được m kg Al ở catot và 67,2 m3 (ở đktc) hỗn hợp khí X có tỉ khối so với hiđro bằng 16. Lấy 2,24 lít (ở đktc) hỗn hợp khí X sục vào dung dịch nước vôi trong (dư) thu được 2 gam kết tủa. Tính m? Câu 7: Một hỗn hợp rắn A gồm kim loại M và một oxit của kim loại đó. Người ta lấy ra 3 phần, mỗi phần có 59,08g A. Phần thứ nhất hoà tan vào dung dịch HCl thu được 4,48 lít khí H2. Phần thứ hai hoà tan vào dung dịch của hỗn hợp NaNO3 và H2SO4 thu được 4,48 lít khí NO. Phần thứ 3 đem nung nóng rồi cho tác dụng với khí H2 dư cho đến khi được một chất rắn duy nhất, hoà tan hết chất rắn đó bằng nước cường toan thì có 17,92 lít khí NO thoát ra. Các thể tích đo ở đktc. Tìm M và công thức oxit trong hỗn hợp A. ĐỀ 82 Câu 2: Cho dòng khí CO đi qua ống sứ chứa hỗn hợp X gồm FeO, Fe3O4 và Fe2O3 đốt nóng, phản ứng tạo ra 3,0912 lít khí CO2 (đktc), hỗn hợp chất rắn còn lại trong ống nặng 14,352 gam gồm 4 chất. Hòa tan hết hỗn hợp 4 chất này vào lượng dư dung dịch HNO3 thu được V lít khí NO (đktc), sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch có chứa 50,82 gam muối khan. Tính V. Câu 3: Hoàn thành sơ đồ sau: Câu 4: Cho 4 axit: (A) CH3CH2COOH; (B) CH3COCOOH; (C) CH3COCH2COOH; (D) a. Sắp xếp A, B, C, D theo trình tự tính axit tăng dần. Giải thích. b. Tính tỉ lệ đối với C ở các pH = 3,58; 1,58; 5,58 biết pKa của C là 3,58. Câu 5: Điện phân có màng ngăn 500 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm CuCl2 0,1M và NaCl 0,5M (điện cực trơ, hiệu suất điện phân 100%) với cường độ dòng điện 5A trong 3860 giây. Dung dịch thu được sau điện phân có khả năng hoà tan m gam Al. Tính m? Câu 8: 1/ Cho dung dịch chứa 6,03 gam hỗn hợp gồm hai muối NaX và NaY (X, Y là hai nguyên tố có trong tự nhiên, ở hai chu kì liên tiếp thuộc nhóm VIIA, số hiệu nguyên tử ZX < ZY) vào dung dịch AgNO3 (dư), thu được 8,61 gam kết tủa. Tìm X, Y và %mNaX? Đề 83 Câu 1: Một hợp chất tạo thành từ M+ và X. Trong phân tử M2X2 có tổng số các hạt proton, nơtron, electron bằng 164, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 52. Số khối của nguyên tử M lớn hơn số khối của nguyên tử X là 23. Tổng số hạt trong M+ lớn hơn trong Xlà 7. Xác định công thức M2X2. Câu 2: Cho 50 gam dung dịch muối MX (M là kim loại kiềm, X là halogen) 35,6% tác dụng với 10 gam dung dịch AgNO3 thu được một kết tủa. Lọc bỏ kết tủa thu được dung dịch nước lọc. Biết nồng độ MX trong dung dịch nước lọc bằng 5/6 lần nồng độ MX trong dung dịch ban đầu. Xác định công thức muối MX. Câu 3: Cho dung dịch CH3COOH 0,1M (Ka = 1,75 . 10-5) 1. Tính pH, độ điện li α và nồng độ các ion trong dung dịch. 2. Tính pH của dung dịch hh CH3COOH 0,1M và CH3COONa 0,1M. Câu 4: Người ta mạ niken lên mặt vật kim loại bằng phương pháp mạ điện trong bể mạ chứa dung dịch NiSO4 (điện cực trơ), với cường độ dòng điện I = 9A. Cần mạ một mẫu vật kim loại hình trụ có bán kính 2,5cm, chiều cao 20cm sao cho phủ đều một lớp niken dày 0,4 mm trên bề mặt. Hãy: a. Viết quá trình các phản ứng xảy ra trên các điện cực của bể mạ điện. b. Tính thời gian của quá trình mạ điện trên. Cho khối lượng riêng của Ni là 8,9 g/cm3. Câu 5: 1. Hoà tan 5,4 gam hh K2Cr2O7 và Na2Cr2O7 vào nước thành một lít dung dịch A. Cho 50 ml dung dịch FeSO4 0,102M vào 25 ml dung dịch A. Để xác định lượng FeSO4 dư cần dùng 16,8 ml dung dịch KMnO4 0,025M. Biết các quá trình trên đều xảy ra trong môi trường H2SO4. Viết phương trình hoá học xảy ra và tính khối lượng mỗi muối đicromat nói trên. 2. Cho các dung dịch riêng biệt mất nhãn sau: Na2SO4, AlCl3, FeSO4, NaHSO4, FeCl3. Chỉ dùng dung dịch K2S để nhận biết các dung dịch trên ngay ở lần thử đầu tiên. Viết các phương trình hoá học minh hoạ. Câu 6: Dung dịch A gồm 0,4 mol HCl và 0,05 mol Cu(NO3)2. Cho m gam bột Fe vào dung dịch khuấy đều cho đến khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn X gồm hai kim loại, có khối lượng 0,8m gam. Tính m. Giả thiết sản phẩm khử HNO3 duy nhất chỉ có NO. ĐỀ 84 Câu 1: Các vi hạt có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng: 3s2, 3p4, 3p6 là nguyên tử hay ion? Tại sao? Hãy dẫn ra một phản ứng hóa học (nếu có) để minh hoạ tính chất hóa học đặc trưng của mỗi vi hạt. Cho biết các vi hạt này là nguyên tử hoặc ion của nguyên tố thuộc nhóm A. Câu 2: Dung dịch bão hòa H2S có nồng độ 0,1 M. H2S có K1 = 10-7 và K2 = 1,3 ´ 10-13 a) Tính nồng độ ion sunfua trong dung dịch H2S 0,10 M khi điều chỉnh pH = 3,0. b) Một dd A chứa Mn2+ và Ag+ với nồng độ ban đầu của mỗi ion đều bằng 0,010 M. Hòa tan H2S vào A đến bão hòa và điều chỉnh pH = 3,0 thì ion nào tạo kết tủa. Cho T của MnS = 2,5.10-10 ; Ag2S= 6,3.10-50. Câu 4: Biết thế oxi hóa - khử tiêu chuẩn: Eo Cu2+/Cu+ = + 0,16 V; Eo Fe3+/Fe2+ = + 0,77 V; Eo Cu+/Cu = + 0,52 V E0 Fe2+/Fe = - 0,44 V; Eo Ag+/Ag = + 0, 80V; Eo Zn2+/Zn = - 0,76 V Hãy cho biết hiện tượng gì xảy ra trong các trường hợp sau: a) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3. b) Cho bột sắt vào dung dịch Fe2(SO4)3. c) Cho bột đồng vào dung dịch CuSO4. d) Cho bột kẽm vào dung dịch Fe2(SO4)3. Câu 5: 1/ Trong phòng thí nghiệm có các dung dịch bị mất nhãn: NaHSO4, KHCO3, Mg(HCO3)2, Ba(HCO3)2, Na2SO4. Chỉ được đun nóng hãy nhận biết các dung dịch trên 2/ Hòa tan hoàn tòan oxit FexOy trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng được dung dịch A và khí B. a. Cho khí B lần lượt tác dụng với dung dịch NaOH, dung dịch Br2. b. Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch NaOH dư. Lọc lấy kết tủa rồi nung trong khơng khí đến khối lượng không đổi được rắn A1. Trộn A1 với bột nhôm rồi nung ở nhiệt độ cao được hh rắn A2 gồm 2 oxit trong đó có FenOm. Hòa tan A2 trong dung dịch HNO3 loãng, dư thoát ra khí duy nhất không màu hóa nâu ngoài không khí. Hãy viết các phương trình phản ứng xảy ra. Câu 6: Cho hh A gồm 0,06 mol FeS2 và a mol Cu2S tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn chỉ thu được các muối sunfat và khí duy nhất NO. 1/ Viết pư dạng phân tử và ion thu gọn? 2/ Tính khối lượng hh A đã dùng. 3/ Tính thể tích NO thoát ra ở điều kiện tiêu chuẩn. ĐỀ 85 Câu 1: 1- Hoàn thành và cân bằng các phương trình phản ứng sau dưới dạng phân tử và ion: FexOy + H+ +SO4 2-→ SO2 ↑ + Al + HNO3 → NO ↑ + N2O↑ + Với tỉ lệ số mol NO : N2O = 3 : 1. 2- a) Cho hh các oxit : SiO2, Al2O3, CuO, Fe2O3. Trình bày pp hóa học để thu được từng ôxit tinh khiết . b) Trong dd X có chứa các ion : Na+, NH4+, HCO3-, CO32-, SO42- (không kể H+, OH- của H2O). Chỉ có quì tím và các dd HCl, Ba(OH)2 có thể nhận biết được các ion nào trong dung dịch X? Hãy trình bầy cách nhận biết. Câu 3: Chia hh hai kim loại A, B có hóa trị không đổi tương ứng là n và m thành phần bằng nhau : + Phần 1: cho hòa tan hết trong dung dịch HCl thu được 1,586 lít H2(đktc) và dung dịch C. Cô cạn dung dịch C thu được 6,29 g hh hai muối khan. + Phần 2: cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 1,344 lít khí (đktc), còn lại chất rắn không tan có khối lượng bằng 2/11 khối lượng mỗi phần. + Phần 3: hòa tan hết trong dd HNO3_loãng thì cần 100ml dd axit này, thu được dung dịch D và 0,672 lít hh hai khí không màu có khối lượng 1,04 gam, trong đó có một khí bị hóa nâu trong không khí. 1. Tính tổng khối lượng của hai kim loại trong 1/3 hh ban đầu. 2. Xác định 2 kim loại A, B. 3. Tính nồng độ mol của dung dịch HNO3 và khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch D. Câu 6: Cho hh gồm Mg và Fe có khối lượng 8,64 gam. Được chia thành hai phần bằng nhau: + Phần 1 hoàn tan hoàn toàn vào dung dịch HNO3 loãng, dư thoát ra 555 ml hh khí NO và N2O đo ở 27,3oC và 2atm và có tỉ khối hơi đối với H2 bằng 18,889 + Phần 2 đem hòa tan vào 400 ml dung dịch chứa AgNO3 và Cu(NO3)2. Sau phản ứng thu được chất rắn gồm 3 kim loại có khối lượng 7,68 gam. Hòa tan chất rắn này trong dung dịch HCl dư thấy khối lượng chất rắn đã giảm đi 21,88%. Tính nồng độ của dung dịch AgNO3 và Cu(NO3)2? Câu 7: Hòa tan hết m gam hh A gồm Cu, Ag trong dd chứa hh HNO3, H2SO4 thu được dd B chỉ chứa 6,36 gam sunfat và hh G gồm 0,05 mol NO2 + 0,01 mol SO2. Tính m? Câu 8: Cho 13,6 gam chất X chứa C, H, O pư vừa đủ với 300 mol dd AgNO3 2M trong NH3 thu được 43,2 gam Ag. Tìm CTCT và gọi tên X biết tỉ khối của X so với oxi là 2,125. Câu 9: X là một este tạo bởi một ancol no ba chức và một axit đơn chức(là dẫn xuất của olefin). Ngoài chức este, X không chứa chức nào khác. Hàm lượng nguyên tố Cacbon trong X là 56,7%. Tìm CTPT, CTCT và gọi tên X ? ĐỀ 86 Câu 2: 1. Trong phòng thí nghiệm có các dung dịch bị mất nhãn: AlCl3, NaCl, KOH, Mg(NO3)2, Pb(NO3)2, Zn(NO3)2, AgNO3. Dùng thêm một thuốc thử, hãy nhận biết mỗi dung dịch. Viết các phương trình phản ứng. 2. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp FeS và FeCO3 bằng dung dịch HNO3 đặc , nóng thu được hỗn hợp B gồm 2 khí X và Y có tỉ khối hơi đối với H2 là 22,8 . Tính tỉ lệ số mol các muối Fe2+ trong hỗn hợp ban đầu . Làm lạnh hỗn hợp khí B xuống nhiệt độ thấp hơn ta được hỗn hợp B’ gồm có 3 khí X , Y , Z có dB / H2 =28,5 . Tính % theo thể tích của hỗn hơí B’ . Ở - 11oC hỗn hợp B’ chuyển sang B” gồm 2 khí . Tính tỉ khối của B” đối với H2 . Câu 5 1. Trong phòng thí nghiệm có các lọ hoá chất: BaCl2.2H2O, AlCl3, NH4Cl, SiCl4, TiCl4, LiCl.H2O, CCl4. Một số chất trong các chất này "bốc khói" nếu người ta mở lọ đựng chất đó trong không khí ẩm. Na2CO3 1 2 A B 8 C 4 6 5 7 3 Những chất nào “bốc khói”? Hãy viết phương trình hoá hoá học để giải thích. 2. Cho sơ đồ sau: 9 10 Hãy xác định công thức hoá học của các hợp chất vô cơ A, B, C và viết các phương trình phản ứng xảy ra. Câu 6:. Một hỗn hợp rắn A gồm kim loại M và một oxit của kim loại đó. Người ta lấy ra 3 phần, mỗi phần có 59,08 gam A. Phần thứ nhất hoà tan vào dung dịch HCl thu được 4,48 lít khí hiđro; phần thứ hai hoà tan vào dung dịch của hỗn hợp NaNO3 và H2SO4 thu được 4,48 lít khí NO; phần thứ ba đem nung nóng rồi cho tác dụng với khí hiđro dư cho đến khi được một chất rắn duy nhất, hoà tan hết chất rắn đó bằng nước cường toan thì có 17,92 lít khí NO thoát ra. Các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Hãy tính khối lượng nguyên tử, cho biết tên của kim loại M và công thức oxit trong hỗn hợp A. Câu 7: 1./ Nêu ý nghĩa của hằng số Kb bazơ .NH3 và C6H5NH2 chất nào có hằng số Kb lớn hơn ? tại sao ? 2./ Dung dịch NH3 1M có a = 0,43 % . tính hằng số Kb và pH của dung dịch đó 3./ Cho dd axit CH3COOH 0,1M , biết Ka = 1,75 .10-5 . Tính nồng độ các ion trong dd và tính pH dung dịch . 4./ Tính độ điện li của axit axetic trong dd 0,01 M , nếu trong 500 ml dd có 3,13.1021 hạt (phân tử và ion ) Câu 8: 1. Cho 3 nguyên tố X, Y, Z được xác định như sau: - Nguyên tử X mất 1 electron được gọi là proton. - Nguyên tử Y có tổng điện tích hạt nhân là +9,6.10-16 (C). - Tổng số hạt trong nguyên tử Z là 25. a) Tìm tên X, Y, Z. b) Xác định trạng thái lai hóa của nguyên tố trung tâm trong các phân tử X4Y2, YZ2, X2Z. và cho biết hình dạng của chúng. 2. Để điều chế nhôm sunfua người ta cho lưu huỳnh tác dụng với nhôm nóng chảy. Quá trình điều chế này cần được tiến hành trong khí hiđro khô hoặc khí cacbonic khô, không được tiến hành trong không khí. Hãy giải thích vì sao điều chế nhôm sunfua không được tiến hành trong không khí, viết phương trình hoá học để minh hoạ. 3. Cho kim loại Mg tác dụng với dung dịch axit HNO3 ta thấy có hai khí NO và N2O thoát ra. Tỉ khối của hỗn hợp hai khí này so với khí H2 là 17,8. Viết phản ứng và cân bằng theo phương pháp thăng bằng electron. 4. Đun nhẹ lim loại lưỡng tính Zn trong dung dịch chứa hỗn hợp hai chất NaOH và NaNO3 thấy có khí mùi khai thoát ra. Viết phản ứng và cân bằng theo phương pháp thăng bằng ion – electron ĐỀ 87 Câu 1. Hỗn hợp A gồm 2 kim loại X, Y có hóa trị không đổi. Oxi hóa hoàn toàn 15,6 (g) hỗn hợp A trong oxi dư thu được 28,4 (g) hỗn hợp hai oxit. Nếu lấy 15,6 (g) hỗn hợp A hòa tan hoàn toàn trong dung dịch HCl thu được V lít khí (đktc). Tính V? Câu 2. Từ CH4 (và các chất vô cơ, điều kiện cần thiết). Viết phương trình phản ứng điều chế: aspirin và metylsalixylat. Câu 3. Cho 13 (g) hỗn hợp A gồm một kim loại kiềm M và một kim loại R ( hóa trị II) tan hoàn toàn vào H2O được dung dịch B và 4,032 lít H2 (đktc). Chia dung dịch B thành hai phần bằng nhau: Phần 1: Đem cô cạn thu được 8,12(g) chất rắn Phần 2: Cho tác dụng với 400 ml dung dịch HCl 0,35M thu được kết tủa Y. a. Xác định hai kim loại và khối lượng mỗi kim loại trong 13 (g) A. Biết M < 40 b. Tính khối lượng kết tủa Y. Câu 5. Có ba muối A, B, C của cùng một kim loại Mg và tạo từ cùng một axit. Cho A, B, C tác dụng với những lượng như nhau của axit HCl thì có cùng một khí thoát ra với tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 4 : 1. Xác định A, B, C và viết phương trình phản ứng xảy ra. Câu 7. Kim loại A phản ứng với phi kim B tạo hợp chất C màu vàng cam. Cho 0,1 mol hợp chất C phản ứng với CO2 (dư) tạo thành hợp chất D và 2,4 (g) B. Hòa tan hoàn toàn D vào nước, được dung dịch D. Dung dịch D phản ứng hết 100 ml dung dịch HCl 1M giải phóng 1,12 lít khí CO2 (đktc). 1. Xác định A, B, C, D. 2. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. Biết hợp chất C chứa 45,07% B theo khối lượng; hợp chất D không bị phân tích khi nóng chảy.

File đính kèm:

  • doctap_de_hoc_sinh_gioi_hoa_vo_co_lop_11.doc