Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Bài 25+26

I.MỤC TIÊU

1/ Kiến thức

v Học sinh (HS) biết và hiểu được.

- Biết được thu nhập của gia đình là tổng các khoản thu : tiền – hiện vật do lao động của các thành viên trong gia đình tạo ra.

 2/ Kỹ năng

v Rèn luyện cho HS kỹ năng.

- Biết các nguồn thu nhập trong gia đình: Bằng tiền – bằng hiện vật.

3/Thái độ

v Bồi dưỡng cho HS.

- Biết cách chi tiêu, yêu quý thành quả lao động.

II.CHUẨN BỊ

1/ Chuẩn bị của giáo viên

- Tranh ảnh về các ngành nghề trong xã hội, về kinh tế gia đình.

2/ Chuẩn bị của học sinh

- Các sơ đồ

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1/ Ổn định tình hình lớp (1 phút)

- Kiểm tra sĩ số lớp? (Vắng có lí do, vắng không có lí do?)

2/ Kiểm tra bài cũ

v Câu hỏi kiểm tra bài cũ

v Dự kiến phương án trả lời của học sinh

3/ Giảng bài mới

v Giới thiệu bài mới (1 phút)

Nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của 1 gia đình bao gồm những gì? Để đáp ứng được những nhu cầu đó chúng ta phải phụ thuộc vào những yếu tố nào? Vậy thu nhập là gì? Thu nhập dưới những hình thức nào? Đó là nội dung bài học hôm nay.

 

doc13 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 295 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Bài 25+26, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 31 NGÀY SOẠN 12 -4-2009 TIẾT 61 Chương 4 THU, CHI TRONG GIA ĐÌNH BÀI 25 (2 tiết) THU NHẬP CỦA GIA ĐÌNH I.MỤC TIÊU 1/ Kiến thức Học sinh (HS) biết và hiểu được. - Biết được thu nhập của gia đình là tổng các khoản thu : tiền – hiện vật do lao động của các thành viên trong gia đình tạo ra. 2/ Kỹ năng Rèn luyện cho HS kỹ năng. - Biết các nguồn thu nhập trong gia đình: Bằng tiền – bằng hiện vật. 3/Thái độ Bồi dưỡng cho HS. - Biết cách chi tiêu, yêu quý thành quả lao động. II.CHUẨN BỊ 1/ Chuẩn bị của giáo viên - Tranh ảnh về các ngành nghề trong xã hội, về kinh tế gia đình. 2/ Chuẩn bị của học sinh - Các sơ đồ III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/ Ổn định tình hình lớp (1 phút) - Kiểm tra sĩ số lớp? (Vắng có lí do, vắng không có lí do?) 2/ Kiểm tra bài cũ Câu hỏi kiểm tra bài cũ Dự kiến phương án trả lời của học sinh 3/ Giảng bài mới Giới thiệu bài mới (1 phút) Nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của 1 gia đình bao gồm những gì? Để đáp ứng được những nhu cầu đó chúng ta phải phụ thuộc vào những yếu tố nào? Vậy thu nhập là gì? Thu nhập dưới những hình thức nào? Đó là nội dung bài học hôm nay. Tiến trình bài dạy THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG 20P Hoạt động 1 Thu nhập của gia đình là gì? - GV nêu: Những phần tiền và hiện vật nhận được hoặc có được của các thành viên trong gia đình một cách thường xuyên từ các hoạt động lao động, chính là thu nhập của gia đình. Muốn có thu nhập, con người phải lao động. - GV cho HS quan sát một số hình ảnh về hoạt động lao động. – Hỏi Vậy nhu cầu hàng ngày là không thể thiếu đối với mỗi gia đình. Nhưng phải làm cách nào để tạo ra thu nhập đáp ứng những yêu cầu đó? - Hỏi Vậy em hiểu lao động là gì? Và mục đích của lao động là để làm gì? - GV nhấn mạnh. Như vậy, thu nhập là không thể thiếu đối với cuộc sống. Và con người cần phải làm việc để tạo ra thu nhập đáp ứng cho nhu cầu của mình. - GV khẳng định yếu tố quan trọng nhất là thu nhập của gia đình mình. Hoạt động 1 Thu nhập của gia đình là gì? - HS QS tranh, tự do phát biểu, như may mặc, ăn uống, giải trí - Phải lao động để tạo ra thu nhập. - Phải làm việc, sử dụng bàn tay khối óc, đó là lao động chân chính để tạo ra nguồn thu nhập chính đáng. I- THU NHẬP CỦA GIA ĐÌNH LÀ GÌ? - Là tổng các khoản thu bằng tiền hoặc hiện vật do lao động của các thành viên trong gia đình tạo ra. 15P 5P Hoạt động 2 Các nguồn thu nhập của gia đình - Các em vừa thấy ở phần trên có nhiều hình thức lao động. Và đó cũng là lý do hình thành nên nhiều hình thức thu nhập. Có 2 hình thức thu nhập chính, bằng tiền và bằng hiện vật. - GV yêu cầu HS dựa vào hình 4.1, bổ sung thêm các khoản thu: tiền phúc lợi - tiền hưu trí – tiền trợ cấp xã hội,.. - Hỏi Em nào có thể giải thích được các hình thức thu nhập trên? - GV yêu cầu HS quan sát hình 4.2, điền tiếp những ô sản phẩm còn trống, như sản phẩm mây tre – sản phẩm thủ công mỹ nghệ. - Hỏi: Dựa vào hai hình 4.1 và 4.2 em cho biết hình thức thu nhập chính của gia đình mình? - Hỏi: Gia đình em có trực tiếp sản xuất ra một sản phẩm nào không? Hoạt động 3 Củng cố - Thu nhập của gia đình là gì? - Có những loại thu nhập nào? - Cho HS đọc phần “ Có thể em chưa biết”. Hoạt động 2 Các nguồn thu nhập của gia đình - HS QS tranh, trả lời câu hỏi của GV + Tiền lương, mức thu nhập này tuỳ thuộc vào kết quả lao động của mỗi người. + Tiền thưởng, là phần thu nhập bổ sung cho những người lao động làm việc tốt, có năng suất lao động cao, kỷ luật tốt. + Tiền phúc lợi, khoản tiền này bổ sung vào nguồn thu của gia đình do cơ quan trường học,. Chi cho cán bộ viên chức vào dịp lễ, tết, từ quĩ phúc lợi + Tiền bán sản phẩm, người lao động tạo ra sản phẩm vật chất trên mảnh vườn hoặc bằng sưc lao động, một phần để dùng, một phần bán lấy tiền nhằm chi tiêu cho những nhu cầu khác. + Tiền lãi bán hàng; tiền lãi tiết kiệm; tiền trợ cáp xã hội; tiền công làm ngoài giơ,ø. - HS quan sát hình 4.2 và điền tiếp những ô sản phẩm còn trống. - HS quan sát hình 4.2, suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV. - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV. Hoạt động 3 Củng cố - HS liên hệ kiến thức đã học, trả lời câu hỏi II- CÁC NGUỒN THU NHẬP CỦA GIA ĐÌNH 1- Thu nhập bằng tiền - Tiền lương, tiền thưởng, tiền công, tiền lãi bán hàng, tiền tiết kiệm, các khoản tiền trợ cấp xã hội, tiền bán sản phẩm,. 2- Thu nhập bằng hiện vật - Các sản phẩm từ sản xuất ra như thóc, ngô, khoai, sắn, rau, hoa, quả, gia súc, gia cầm 4/ Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo (Thời gian 3 phút) - Các em về nhà thuộc bài phần I, I và xem trước ở nhà phần III, IV IV.RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG TUẦN 31 NGÀY SOẠN 14 -4-2009 TIẾT 62 BÀI 25 (t.t) THU NHẬP CỦA GIA ĐÌNH I.MỤC TIÊU 1/ Kiến thức Học sinh (HS) biết và hiểu được. - Thu nhập của các loại hộ gia đình ở Việt Nam 2/ Kỹ năng Rèn luyện cho HS kỹ năng. - Biết cách để làm tăng thu nhập của gia đình. 3/Thái độ Bồi dưỡng cho HS. - Xác định được những việc HS có thể làm để giúp đỡ gia đình. II.CHUẨN BỊ 1/ Chuẩn bị của giáo viên - Tranh ảnh về các ngành nghề trong xã hội, về kinh tế gia đình. 2/ Chuẩn bị của học sinh - Các sơ đồ III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/ Ổn định tình hình lớp (1 phút) - Kiểm tra sĩ số lớp? (Vắng có lí do, vắng không có lí do?) 2/ Kiểm tra bài cũ (5 phút) Câu hỏi kiểm tra bài cũ Thu nhập của gia đình là gì? Dự kiến phương án trả lời của học sinh - Là tổng các khoản thu bằng tiền hoặc hiện vật do lao động của các thành viên trong gia đình tạo ra. 3/ Giảng bài mới Giới thiệu bài mới (1 phút) Thu nhập của gia đình là gì? Có những loại hình thu nhập nào? Chúng ta đã biết mỗi gia đình có tổng thu nhập khác nhau, từ các nguồn khác nhau. Cụ thể ở nước ta các gia đình có những hình thức thu nhập như thế nào? Và làm cách nào để có thể tăng thu nhập cho mỗi gia đình? Đó chính là nội dung phần bài học hôm nay. Tiến trình bài dạy THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG 15P Hoạt động 1 Thu nhập của các loại hộ gia đình ở Việt nam. - Hãy kể tên các loại hộ gia đình ở Việt Nam mà em biết? - GV yêu cầu: ghi vào vở những từ trong khung bên phải vào chỗ trống của mục a,b,c,d, (trang 126 SGK). - GV yêu cầu: tiếp tục điền vào chỗ trống trong SGK trang 126. - GV: Điền tiếp vào ô trống trong SGK trang 126. - GV yêu cầu HS liên hệ gia đình mình thuộc loại hộ nào? - Thu nhập của gia đình gồm những loại nào? -Thu nhập của gia đình em bằng gì? - Ai là người tạo ra thu nhập chính cho gia đình? - Vậy nguồn thu nhập của các hộ gia đình kể trên thuộc hình thức thu nhập nào? - Thu nhập của các gia đình thành phố có gì khác so với nông thôn không? Giải thích theo sự hiểu biết của em? Hoạt động 1 Thu nhập của các loại hộ gia đình ở Việt nam. - HS xem SGK, trả lời - HS: a-Tiền lương, tiền thưởng. b- Lương hưu, lãi tiết kiệm. c- Học bổng. d- Trợ cấp xã hội, lãi tiết kiệm. - HS: a- Tranh sơn mài, khảm trai, hàng ren, khăn thêu, giỏ mây, nón, b- Khoai sắn, ngô, thóc, lợn, gà c- Rau, hoa, quả d- Cá, tôm, hải sản e- Muối -HS: a- Tiền lãi; b,c- tiền công - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi. - Thu nhập của gia đình sản xuất: bằng hiện vật. - Thu nhập của công nhân viên chức: bằng tiền. - Thu nhập của người buôn bán dịch vụ: bằng tiền. - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi. - HS dựa vào SGK, trả lời - HS dựa vào SGK, suy nghĩ trả lời câu hỏi. - Thu nhập của các hộ gia đình ở thành phố chủ yếu bằng tiền, còn thu nhập của các hộ gia đình ở nông thôn chủ yếu bằng sản phẩm mà họ sản xuất ra. III- THU NHẬP CỦA CÁC LOẠI HỘ GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM 1- Thu nhập của gia đình công nhân viên chức 2- Thu nhập của gia đình sản xuất. 3- Thu nhập của người buôn bán dịch vụ 15P 5P Hoạt động 2 Biện pháp tăng thu nhập gia đình - Theo em, những ai có thể tham gia đóng góp vào thu nhập cho gia đình? - GV yêu cầu: HS ghi vào vở những nội dung thích hợp ở bảng bên vào chỗ trống của các mục a,b,c.. trong SGK trang 126. - Theo em ngoài các hình thức trên để phát triển kinh tế gia đình cần có hình thức nào khác? - GV định hướng theo 2 ý cũng góp phần đáng kể tăng thu nhập cho gia đình: + Tiết kiệm (không lãng phí) + Chi tiêu hợp lý (đủ- khoa học) - Em có thể làm gì để giúp đỡ gia đình trên mảnh vườn xinh xắn? - Em có thể giúp đỡ gia đình phát triển chăn nuôi không? - Em hãy liệt kê các công việc mình làm để giúp đỡ gia đình? - GV nhấn mạnh: Làm những việc vừa sức, hỗ trợ thêm cho các thành viên khác trong gia đình có điều kiện làm việc và lao động tốt hơn. Đó cũng là hình thức đóng góp tăng thu nhập cho gia đình - GV kết luận: Mọi người trong gia đình đều có trách nhiệm tham gia sản xuất hoặc làm các công việc tuỳ theo sức của mình để góp phần làm tăng thu nhập, làm giàu cho gia đình và xã hội. Hoạt động 3 Củng cố - Hãy kể tên các loại thu nhập của gia đình em? - Thu nhập của các gia đình ở thành phố và nông thôn có khác nhau không? - Em đã làm gì để góp phần tăng thu nhập gia đình? - Mời HS đọc phần ghi nhớ. Hoạt động 2 Biện pháp tăng thu nhập gia đình - Mọi thành viên đều phải tham gia đóng góp. - HS: a- Tăng năng suất lao động, tăng ca sắp xếp, làm thêm giờ. b- Làm kinh tế phụ, làm gia công tại gia đình c- Dạy thêm (gia sư), tận dụng thời gian tham gia quảng cáo bán hàng. - HS lần lượt phát biểu ý kiến của mình. - HS suy nghĩ trả lời - HS suy nghĩ trả lời - HS suy nghĩ trả lời Hoạt động 3 Củng cố - HS liên hệ kiến thức đã học trả lời câu hỏi. IV- BIỆN PHÁP TĂNG THU NHẬP GIA ĐÌNH 1- Phát triển kinh tế gia đình bằng cách làm thêm nghề phụ. 2- Em có thể làm gì để góp phần tăng thu nhập cho gia đình? 4/ Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo (Thời gian 3 phút) - Học thuộc bài bài này, xem trước ở nhà bài 26, phần I và II IV.RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG TUẦN 32 NGÀY SOẠN 19 -4-2009 TIẾT 63 BÀI 26 (2 tiết) CHI TIÊU TRONG GIA ĐÌNH I.MỤC TIÊU 1/ Kiến thức Học sinh (HS) biết và hiểu được. - Biết được chi tiêu trong gia đình là gì? (đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần cho các thành viên trong gia đình từ nguồn thu nhập của họ). 2/ Kỹ năng Rèn luyện cho HS kỹ năng. - Biết các khoản chi tiêu: chi cho nhu cầu vật chấtvà tinh thần cho các thành viên trong gia đình từ nguồn thu nhập của họ. 3/Thái độ Bồi dưỡng cho HS. - Biết yêu quý thành quả lao động. II.CHUẨN BỊ 1/ Chuẩn bị của giáo viên - Tranh ảnh SGK, phóng to 2/ Chuẩn bị của học sinh - Xem bài mới trước ở nhà III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/ Ổn định tình hình lớp (1 phút) - Kiểm tra sĩ số lớp? (Vắng có lí do, vắng không có lí do?) 2/ Kiểm tra bài cũ (5 phút) Câu hỏi kiểm tra bài cũ Em hãy kể tên các loại thu nhập của gia đình em? Dự kiến phương án trả lời của học sinh - Thu nhập của gia đình công nhân viên chức - Thu nhập của gia đình sản xuất. - Thu nhập của người buôn bán dịch vụ 3/ Giảng bài mới Giới thiệu bài mới (1 phút) Hàng ngày con người có nhiều hoạt động, các hoạt động đó được thể hiện theo 2 hướng cơ bản: +Tạo ra của cải vật chất cho xã hội. +tiêu dùng những của cải vật chất của xã hội. Trong đk kinh tế hiện nay, để có sản phẩm vật chất tiêu dùng cho gia đình và bản thân, người ta phải chi 1 khoản tiền nhất định để mua sắm hoặc trả công dịch vụ. Tiến trình bài dạy THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG 15P Hoạt động 1 Chi tiêu trong gia đình là gì? - Con người cần có nhu cầu gì trong cuộc sống? + May mặc, ăn uống. Muốn đáp ứng những nhu cầu đó cần phải có thu nhập để chi tiêu trong gia đình. - Vậy em hiểu chi tiêu trong gia đình là gì? Hoạt động 1 Chi tiêu trong gia đình là gì? - Con người cần có những nhu cầu vật chất : ăn mặc, đi lại, bảo vệ sức khoẻ và nhu cầu tinh thần: học tập, nghỉ ngơi giao lưu, giao tiếp xã hội - Chi tiêu trong gia đình là các chi phí để thoả mãn nhu cầu về vật chất và văn hoá tinh thần của các thành viên trong gia đình từ nguồn thu nhập của họ. I- Chi tiêu trong gia đình là gì? - Chi tiêu trong gia đình là các chi phí để thoả mãn nhu cầu về vật chất và văn hoá tinh thần của các thành viên trong gia đình từ nguồn thu nhập của họ. 15P Hoạt động 2 Các khoản chi tiêu trong gia đình. - Mỗi em có 5 phút để hoàn thành bản sau về gia đình mình, theo các câu hỏi sau: + Mô tả nhà ở. + Qui mô gia đình (số lượng các thành viên) + Nghề nghiệp của từng thành viên + Phương tiện đi lại của từng người. + Tên các món ăn thường dùng trong gia đình + Tên các sản phẩm may mặc + Mọi người được chăm sóc sức khoẻ như thế nào? -GV nhấn mạnh: Sự chi tiêu trong các gia đình không giống nhau vì phụ thuộc vào qui mô gia đình, tổng thu nhập của từng gia đình, nó gồm các khoản chi như: ăn, mặc, ở, nhu cầu đi lại và chăm sóc sức khoẻ. GV giải thích: Nhu cầu về văn hoá tinh thần là những nhu cầu như: nghỉ ngơi, giải trí, học tập, xem phim ảnh - Gia đình em phải chi những khoản gì cho nhu cầu về văn hoá tinh thần như thế nào, cho ví dụ? -Theo em trong các nhu cầu trên có nhu cầu nào có thể bỏ qua không? Em hãy xếp thứ tự ưu tiên các nhu cầu đó? GV kết luận: Mọi người trong xã hội đều có nhu cầu về văn hoá tinh thần, song qua nhu cầu về văn hoá tinh thần càng cho thấy rõ hơn về sự chi tiêu khác nhau giữa các gia đình. Ví dụ: cùng trong 1 lớp chúng ta thấy gia đình của mỗi em lại có sự chi tiêu khác nhau. Vì sao? Giữa thành thị, nông thôn cũng có sự khác nhau. Giải thích? (đk sống, đk làm việc, nhận thức xã hội, đk tự nhiên khác.) Hoạt động 2 Các khoản chi tiêu trong gia đình. - Cá nhân HS tự hoàn thành yêu cầu của GV về gia đình mình. - Học tập của con cái, học tập nâng cao của bố mẹ, nhu cầu xem báo chí, phim ảnh, nhu cầu nghỉ mát, hội họp, thăm viếng. - HS tự xếp thứ tự ưu tiên cho các nhu cầu trên. II- Các khoản chi tiêu trong gia đình. 1- Chi cho nhu cầu vật chất. - Sự chi tiêu trong các gia đình không giống nhau vì phụ thuộc vào qui mô gia đình, tổng thu nhập của từng gia đình, nó gồm các khoản chi như ăn, mặc, ở, nhu cầu đi lại và chăm sóc sức khoẻ. 2- Chi tiêu cho nhu cầu văn hoá tinh thần - Nghỉ ngơi, giải trí, học tập, xem phim ảnh, 5P Hoạt động 3 Củng cố - Gọi HS trả lời câu 1, 2 SGK, đọc phần * thứ nhất của phần ghi nhớ. Hoạt động 3 Củng cố -HS trả lời câu hỏi 1,2 SGK. -Phát biểu phần * thứ nhất của ghi nhớ. 4/ Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo (Thời gian 3 phút) - Học thuộc bài trong vở ghi. Xem trước phần III, IV, phần còn lại của bải 16. IV.RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG TUẦN 32 NGÀY SOẠN 19 -4-2009 TIẾT 64 BÀI 26 (t.t) CHI TIÊU TRONG GIA ĐÌNH I.MỤC TIÊU 1/ Kiến thức Học sinh (HS) biết và hiểu được. - Biết sự khác nhau về mức tiêu của hộ gia đình ở Việt Nam. - Các biện pháp cân đối thu chi trong gia đình. 2/ Kỹ năng Rèn luyện cho HS kỹ năng. - Biết cách đối thu chi trong gia đình. 3/Thái độ Bồi dưỡng cho HS. - Làm được một số công việc giúp đỡ gia đình và có ý thức tiết kiệm trong chi tiêu. II.CHUẨN BỊ 1/ Chuẩn bị của giáo viên - Tranh ảnh trong SGK. - Hình minh hoạ đầu SGK. 2/ Chuẩn bị của học sinh - Học bài cũ, xem bài mới trước ở nhà. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/ Ổn định tình hình lớp (1 phút) - Kiểm tra sĩ số lớp? (Vắng có lí do, vắng không có lí do?) 2/ Kiểm tra bài cũ (5 phút) Câu hỏi kiểm tra bài cũ Thế nào là chi tiêu trong gia đình là gì? Dự kiến phương án trả lời của học sinh - Chi tiêu trong gia đình là các chi phí để thoả mãn nhu cầu về vật chất và văn hoá tinh thần của các thành viên trong gia đình từ nguồn thu nhập của họ. 3/ Giảng bài mới Giới thiệu bài mới (1 phút) - Biết sự khác nhau về mức tiêu của hộ gia đình ở Việt Nam. - Các biện pháp cân đối thu chi trong gia đình. Tiến trình bài dạy THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG 15P Hoạt động 2 Chi tiêu của các loại hộ gia đình ở Việt Nam? - GV dẫn dắt: sự khác nhau về hình thức thu nhập đó sẽ có ảnh hưởng đến chi tiêu của gia đình. - Vậy theo em mức chi tiêu của gia đình thành phố có gì khác so với mức chi tiêu của gia đình nông thôn? -GV, yêu cầu HS, đánh dấu x vào các cột ở bảng 5 ( trang 129 SGK) - Nhìn vào bảng chi tiêu của các loại hộ gia đình em có nhận xét gì về hình thức chi tiêu của các loại hộ gia đình nông thôn, thành thị? -GV chốt lại : + Gia đình nông thôn: sản xuất ra sản phẩm vật chất và trực tiếp tiêu dùng. + Gia đình thành thị: thu nhập bằng tiền nên phải mua hoặc chi trả Hoạt động 2 Chi tiêu của các loại hộ gia đình ở Việt Nam? -Cá nhân HS trả lời . - HS làm việc theo sự hướng dẫ cả GV. - Trả lời theo nhận thức cá hân. III- CHI TIÊU CỦA CÁC LOẠI HỘ GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM + Gia đình nông thôn, sản xuất ra sản phẩm vật chất và trực tiếp tiêu dùng. + Gia đình thành thị, thu nhập bằng tiền nên phải mua hoặc chi trả. 15P 5P Hoạt động 2 Cân đối thu chi trong gia đình? GV: cân đối thu chi là đảm bảo sao cho tổng thu nhập của gia đình phải lớn hơn tổng chi tiêu để có thể dành một phần tích luỹ cho gia đình. - GV: có thể thấy phần tích luỹ trong mỗi gia đình là vô cùng cần thiết và quan trọng. Muốn có tích luỹ chúng ta phải biết cách cân đối thu, chi mà trước hết là phải biết chi tiêu một cách hợp lý. + Gọi HS đọc 4 ví dụ trong SGK. - Em hãy cho biết chi tiêu như các hộ gia đình ở 4 ví dụ trên đã hợp lý chưa? Như thế nào gọi là chi tiêu hợp lý? GV: việc chi tiêu hợp lý để có phần tích luỹ không có nghĩa là hà tiện quá mức để ảnh hưởng tới sức khoẻ và các vấn đề khác trong sinh hoạt hàng ngày. - Nếu chi tiêu không hợp lý thiếu phần tích luỹ thì sẽ dẫn đến những hậu quả gì? Liên hệ với thực tế chi tiêu ở gia đình em? GV: Chi tiêu hợp lý là mức chi tiêu phù hợp với khả năng thu nhập của gia đình và có tích luỹ song làm thế nào để chi tiêu được hợp lý? - GV gợi ý: chi tiêu theo kế hoạch là lập phương án chi tiêu trong một khoảng thời gian nhất định. Cần phải sắp xếp thứ tự ưu tiên cho từng nhu cầu chi tiêu: + Những chi tiêu thiết yếu (ăn, mặc, ở..) + Những chi tiêu định kì ( điện, nước, học phí) + Những chi tiêu đột xuất ( hiếu, hỉ.) Muốn thế phải xác định trước mức chi tiêu phù hợp với khả năng thu nhập của gia đình. - Cho HS quan sát hình 4.3 tr.132 SGK. - Em quyết định mua hàng khi nào trong 3 trường hợp: rất cần, cần, chưa cần? - GV gợi ý để HS thảo luận: + Mua hàng khi nào? + Mua hàng loại nào? + Mua hàng ở đâu? - Theo em phải làm như thế nào để mỗi gia đình có phần tích luỹ? - Bản thân em đã làm gì để góp phần tiết kiệm chi tiêu cho gia đình? -GV mở rộng: để có tích luỹ thường có 2 hình thức: + Tiết kiệm chi tiêu + Tăng thêm nguồn thu nhập cho gia đình. - Tìm một số câu thành ngữ, tục ngữ nói về lợi ích của tiết kiệm? Hoạt động 3 Củng cố - Vậy để cân đối được thu chi trong gia đình chúng ta phải làm gì? Hoạt động 2 Cân đối thu chi trong gia đình? - Dành cho những nhu cầu đột xuất: ốm đau, thăm viếng, cưới hỏi, . - HS suy nghĩ và tự liện hệ đến gia đình mình trả lời câu hỏi. - Chi tiêu hợp lý là phải: + Thoả mãn những nhu cầu thiết yếu của gia đình + Có phần tích luỹ. - HS trả lời theo nhận thức của bản thân. - HS lắng nghe để hiểu thế nào là chi tiêu theo kế hoạch. - Trả lời theo sự hiểu biết của cá nhân. + Tiết kiệm chi tiêu hàng ngày. + Các thành viên trong gia đình đều phải có ý thức tiết kiệm chi tiêu. - Tự liên hệ bản thân để trả lời. - Tự tìm các câu tục ngữ, thành ngữ (ví dụ: năng nhặt chặt bị) Hoạt động 3 Củng cố - Vận dụng những kiến thức vừa học để trình bày. IV- CÂN ĐỐI THU CHI TRONG GIA ĐÌNH 1- Chi tiêu hợp lý. - Thoả mãn những nhu cầu thiết yếu của gia đình - Có phần tích luỹ. 2- Biện pháp cân đối thu chi a- Chi tiêu theo kế hoạch. - Chi tiêu theo kế hoạch là lập phương án chi tiêu trong một khoảng thời gian nhất định. Cần phải sắp xếp thứ tự ưu tiên cho từng nhu cầu chi tiêu. b- Tích luỹ (tiết kiệm) - Để có tích luỹ thường có 2 hình thức: + Tiết kiệm chi tiêu. + Tăng thêm nguồn thu nhập cho gia đình. 4/ Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo (Thời gian 3 phút) - Học bài cũ và xem trước ở nhà bài 27. IV.RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_6_bai_2526.doc