A. Mục tiêu
1. Kiến thức.
- Hiểu được những nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh hại.
- Nêu được nội dung và vai trò của biện pháp canh tác phòng, trừ sâu bệnh hại, biện pháp sử dụng giống chống sâu, bệnh.
- Nêu được nội công việc và ưu, nhược điểm của biện pháp thủ công phòng trừ sâu bệnh hại.
- Chỉ ra được những ưu, nhược điểm của phương pháp hoá học phòng trừ sâu, bệnh hại. Trình bày được cách sử dụng thuốc hoá học.
- Trình bày được biện pháp và ưu, nhược điểm của phương pháp sinh học.
- Giải thích được nội dung của biện pháp kiểm dịch thực vật.
2. Kĩ năng.
- Biết vận dụng những hiểu biết đã học vào công việc phòng trừ sâu, bệnh ở gia đình.
3. Thái độ.
- Có ý thức phòng trừ sâu bệnh hại, dùng thuốc hoá học đúng kĩ thuật, hợp vệ sinh, an toàn lao động, đảm bảo vệ sinh sản phẩm trồng trọt và bảo vệ môi trường đất, nước, không khí.
B. Đồ dùng dạy học.
1. Giáo viên.
- Phiếu học tập.
2. Học sinh.
- Đồ dùng học tập, bài cũ.
C. Phương pháp dạy học.
- Thảo luận nhóm, trực quan, nêu và giải quyết vấn đề.
5 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 18/06/2022 | Lượt xem: 456 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 11, Bài 13: Phòng trừ sâu, bệnh hại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 29/9/2012
Ngày giảng: 04/10/2012.
TIẾT 11 - BÀI 13:
PHÒNG TRỪ SÂU, BỆNH HẠI
A. Mục tiêu
1. Kiến thức.
- Hiểu được những nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh hại.
- Nêu được nội dung và vai trò của biện pháp canh tác phòng, trừ sâu bệnh hại, biện pháp sử dụng giống chống sâu, bệnh.
- Nêu được nội công việc và ưu, nhược điểm của biện pháp thủ công phòng trừ sâu bệnh hại.
- Chỉ ra được những ưu, nhược điểm của phương pháp hoá học phòng trừ sâu, bệnh hại. Trình bày được cách sử dụng thuốc hoá học.
- Trình bày được biện pháp và ưu, nhược điểm của phương pháp sinh học.
- Giải thích được nội dung của biện pháp kiểm dịch thực vật.
2. Kĩ năng.
- Biết vận dụng những hiểu biết đã học vào công việc phòng trừ sâu, bệnh ở gia đình.
3. Thái độ.
- Có ý thức phòng trừ sâu bệnh hại, dùng thuốc hoá học đúng kĩ thuật, hợp vệ sinh, an toàn lao động, đảm bảo vệ sinh sản phẩm trồng trọt và bảo vệ môi trường đất, nước, không khí.
B. Đồ dùng dạy học.
1. Giáo viên.
- Phiếu học tập.
2. Học sinh.
- Đồ dùng học tập, bài cũ.
C. Phương pháp dạy học.
- Thảo luận nhóm, trực quan, nêu và giải quyết vấn đề.
D. Tổ chức giờ học.
* Khởi động (7 phút)
1. Kiểm tra đầu giờ.
? Nêu tác hại của sâu bệnh? Khi cây trồng bị nhiễm bệnh có những dấu hiệu gì?
? Thế nào là biến thái của côn trùng? Thế nào là bệnh cây?
2. Giới thiệu bài
Hàng năm ở nước ta sâu bệnh đã làm thiệt hại tới 10 đến 12% sản lượng thu hoạch nông sản. Nhiều nơi sản lượng thu hoạch được rất ít hoặc mất trắng. Do vậy việc phòng trừ sâu bệnh hại phải được tiến hành thường xuyên, kịp thời. Bài này giúp chúng ta hiểu được các biện pháp phòng trừ sâu bệnh phổ biến.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1: Tìm hiểu về nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh hại.( 5 phút)
* Mục tiêu:
- Hiểu được những nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh hại.
* Đồ dùng: Phiếu học tập.
* Cách tiến hành.
- GVyêu cầu HS tìm hiểu thông tin mục 1.
? Có những nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh nào? Giải thích ý nghĩa?
- HS: nghiên cứu thông tin và trả lời câu hỏi.
- GV: kết luận
- GV: yêu cầu HS liên hệ thưc tế địa phương đã áp dụng biện pháp gì để tăng cường sức sống sức chống chịu của cây trồng đối với sâu, bệnh .
- HS: trả lời
- GV kết luận: Có thể bón nhiều phân hữu cơ, làm cỏ, vun sới,, trồng giống cây trống sâu bệnh, luân canh.
- GV tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm trong thời gian 2 phút với câu hỏi.
? Tại sao lại lấy nguyên tắc phòng là chính để phòng trừ sâu bệnh hại ?
HS thảo luận nhóm, báo cáo kết quả.
HĐ2: Giới thiệu một số biện pháp phòng trừ sâu bệnh.( 30 phút)
* Mục tiêu:
- Nêu được nội dung và vai trò của biện pháp canh tác phòng, trừ sâu bệnh hại, biện pháp sử dụng giống chống sâu, bệnh.
- Nêu được nội dung công việc và ưu, nhược điểm của biện pháp thủ công phòng trừ sâu bệnh hại.
- Chỉ ra được những ưu, nhược điểm của phương pháp hoá học phòng trừ sâu, bệnh hại. Trình bày được cách sử dụng thuốc hoá học.
- Trình bày được biện pháp và ưu, nhược điểm của phương pháp sinh học.
- Giải thích được nội dung của biện pháp kiểm dịch thực vật.
* Đồ dùng: phiếu học tập
* Cách tiến hành.
? khi bị sâu, bệnh phá hoại gia đình em thường dùng các bện pháp phòng trừ nào?
- HS: cá nhân phát biểu.
- GV: giới htiệu các biện pháp phòng trừ. Chia 5 nhóm, yêu cầu HS nêu tác dụng của phòng trừ sâu, bệnh hại của các biện pháp canh tác vào phiếu học tập ( 2 phút).
? Nêu tác dụng của vệ sinh đồng ruộng? Làm đất?
? Nêu tác dụng của gieo trồng đúng vụ?
? Chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lí có tác dụng như thế nào?
? Tác dụng của luân canh?
? Tác dụng của sử dụng giống chống sâu, bệnh hại?
- HS: nhận phiếu học tập và hoạt động nhóm, đại diện nhóm trình bày.
- GV: nhận xét và kết luận.
- GV: cho HS quan sát hình 21, 22 và cá nhân trả lời câu hỏi.
? Em hãy nêu ưu điểm của biện pháp thủ công?
- HS: quan sát và trả lời câu hỏi.
- GV: nhận xét và kết luận.
?Nêu ưu, nhược điểm của biện pháp hoá học?
- HS: cá nhân trả lời.
- GV: kết luận
THMT: đưa ra ví dụ những trường hợp bị ngộ độc thuốc trừ sâu như ăn hoa quả, rau khi phun thuốc chưa đủ thời gian cách li. Trong quá trình sử dụng không đúng kĩ thuật gây ngộ độc thuốc.
cho HS quan sát hình 23.
? thuốc hóa học được sử dụng trừ sâu, bệnh bằng những cách nào?
- HS: quan sát và trả lời câu hỏi.
- GV: kết luận
? Để nâng cao hiệu quả của thuốc và khắc phục nhược điểm trên, cần đảm bảo những yêu cầu gì?
- HS: trả lời.
- GV: giới thiệu và lưu ý cách sử dụng thuốc để đảm bảo an toàn.
? Biện pháp sinh học có những ưu điểm gì?
- HS: cá nhân trả lời câu hỏi.
- GV: kết luận và giới thiệu biện pháp đang được sử dụng rộng vì bảo vệ môi trường.
- GV: giới thiệu biện pháp kiểm dịch thực vật.
- HS: lắng nghe giới thiệu.
- GV: Hiện nay người ta rất coi trọng việc vận dụng một cách tổng hợp các biện pháp cho thích hợp không được coi nhẹ hay chỉ dùng 1 biện pháp để phòng trừ sẽ gây nên sự kháng thuốc ở sâu, bệnh.
I. Nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh.
- Phòng là chính
- Trừ sớm, kịp thời, nhanh chóng, triệt để.
- Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ.
II. Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh.
1. Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu bệnh hại.
- Vệ sinh đồng ruộng, làm đất: trừ mầm mống sâu bệnh, nơi ẩn nấp.
- Gieo trồng đúng thời vụ: Để tránh thời kì sâu bệnh phát triển mạnh.
- Chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lí: tăng sức chống chịu sâu, bệnh cho cây.
- Luân canh: Làm thay đổi điều kiện sống và nguồn thức ăn của sâu bệnh.
- Sử dụng giống chống sâu, bệnh : Để hạn chế tác hại của sâu bệnh.
2. Biện pháp thủ công
* Ưu điểm: Đơn giản, dễ thực hiện có hiệu quả khi sâu bệnh mới phát sinh.
* Nhược điểm: Hiệu quả thấp nhất là khi sâu, bệnh phát sinh nhiều, tốn công.
3. Biện pháp hoá học
* Ưu điểm: Diệt sâu bệnh nhanh, ít tốn công.
* Nhược điểm: Gây độc cho người
và cây trồng, vật nuôi, ô nhiễm môi trường nước, không khí làm chết sinh vật sống ở ruộng.
- Cách sử dụng:
+. H23 a: phun thuốc
+. H23b: rắc thuốc vào đất
+. H23c: trộn thuốc vào hạt giống.
* Chú ý:
- Sử dụng đúng thuốc, nồng độ, liều lượng.
- Phun đúng kĩ thuật.
- Sử dụng dụng cụ bảo hộ lao động.
4. Biện pháp sinh học
* Ưu điểm: Sử dụng sinh vật : Nấm, chim, ếch diệt sâu hại, hiệu quả cao, không ô nhiễm.
5. Biện pháp kiểm dịch
(SGK - Tr32)
* Củng cố và hướng dẫn học bài ( 3 phút).
1. Củng cố
- GV cho HS đọc phần ghi nhớ SGK và có thể em chưa biết.
? Em hãy nêu những nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh hại?
? Sử dụng thuốc hoá học trừ sâu, bệnh hại bằng cách nào? Cần đảm bảo các yêu cầu gì?
2. Hướng dẫn học bài.
- Về nhà học thuộc ghi nhớ SGK và trả lời câu hỏi cuối bài.
- Đọc trước bài 14, chuẩn bị vỏ nhãn thuốc trừ sâu
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_11_bai_13_phong_tru_sau_benh_ha.doc