Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1. Tìm hiểu về thức ăn vật nuôi.
- GV: Treo hình 63 SGK và YC HS quan sát:
+ Mỗi loại vật nuôi đang ăn thức ăn gì?
+ Ngoài những thức ăn có trong tranh, các vật nuôi trên còn ăn những loại thức ăn nào?
+ Trâu bò có ăn thóc, lợn và gà có ăn rơm được không?
- GV: Vì sao mỗi loại vật nuôi chỉ có thể ăn một số loại thức ăn nhất định?
- GV: Vật nuôi chỉ ăn những loại thức ăn như thế nào? - HS : Quan sát tranh trả lời:
+ Gà ăn thóc; Trâu ăn rơm khô; Lợn ăn cám.
+ Trâu: Cỏ (khô, tươi), rơm (khô, tươi); Lợn: Cám, bã, thức ăn hỗn hợp; Gà: Thóc, ngô
+ Không.
- HS : Vì không phù hợp với đặc điểm tiêu hóa.
- HS :Chỉ ăn được những loại thức ăn phù hợp với hệ tiêu hóa I. Nguồn gốc thức ăn vật nuôi
1. Thức ăn vật nuôi
VD: Gà ăn thóc.
Trâu ăn rơm khô.
Lợn ăn cám.
Vật nuôi chỉ ăn những loại thức ăn phù hợp với đặc điểm sinh lý tiêu hóa của chúng.
2 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 16/06/2022 | Lượt xem: 293 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 33: Thức ăn vật nuôi - Trần Thị Ngọc Hiếu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21 Ngày soạn: 10/01/2010
Tiết 33 Ngày dạy: ..
BÀI 37. THỨC ĂN VẬT NUÔI
I.MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:
1. Kiến thức: Trình bày được thế nào là thức ăn vật nuôi, nguồn gốc thức ăn vật nuôi.
Nắm được thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi.
2. Kĩ năng: Xác định và sử dụng thức ăn vật nuôi hợp lí trong chăn nuôi.
3. Thái độ: Có ý thức tiết kiệm thức ăn trong chăn nuôi.
II. CHUẨN BỊ :
1. GV: Tranh phóng to hình 63, 64, 65 SGK.
2. HS: Xem trước bài mới.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp : 7A1./ 7A2/..
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Thức ăn vật nuôi có vai trò hết sức quan trọng đối với năng xuất, chất lượng chăn nuôi. Vậy, thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ đâu? Thành phần dinh dưỡng như thế nào?
b. Các hoạt động chính:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1. Tìm hiểu về thức ăn vật nuôi.
- GV: Treo hình 63 SGK và YC HS quan sát:
+ Mỗi loại vật nuôi đang ăn thức ăn gì?
+ Ngoài những thức ăn có trong tranh, các vật nuôi trên còn ăn những loại thức ăn nào?
+ Trâu bò có ăn thóc, lợn và gà có ăn rơm được không?
- GV: Vì sao mỗi loại vật nuôi chỉ có thể ăn một số loại thức ăn nhất định?
- GV: Vật nuôi chỉ ăn những loại thức ăn như thế nào?
- HS : Quan sát tranh trả lời:
+ Gà ăn thóc; Trâu ăn rơm khô; Lợn ăn cám.
+ Trâu: Cỏ (khô, tươi), rơm (khô, tươi); Lợn: Cám, bã, thức ăn hỗn hợp; Gà: Thóc, ngô
+ Không.
- HS : Vì không phù hợp với đặc điểm tiêu hóa.
- HS :Chỉ ăn được những loại thức ăn phù hợp với hệ tiêu hóa
I. Nguồn gốc thức ăn vật nuôi
1. Thức ăn vật nuôi
VD: Gà ăn thóc.
Trâu ăn rơm khô.
Lợn ăn cám.
Vật nuôi chỉ ăn những loại thức ăn phù hợp với đặc điểm sinh lý tiêu hóa của chúng.
Hoạt động 2 . Tìm hiểu về nguồn gốc thức ăn vật nuôi
-GV : Treo hình 64 SGK yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 3 phút :
Sắp xếp các loại thức ăn trên theo nguồn gốc động vật, thực vật, khoáng?
-GV: Giảng giải về premic vitamin, premic khoáng.
-GV: Giới thiệu về thức ăn hỗn hợp có trong tranh.
-GV: Em có nhận xét gì về nguồn gốc thức ăn vật nuôi?
-HS: Thảo luận nhóm làm bài:
+Động vật: bột cá.
+Thực vật: cám gạo, ngô vàng, bột sắn, khô dầu đậu tương, premic vitamin.
+Khoáng: Premic khoáng.
-HS: Lắng nghe và ghi nhớ.
-HS: Theo dõi và ghi nhớ.
-HS: Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ động vật, thực vật, chất khoáng.
2. Nguồn gốc thức ăn vật nuôi
+ Động vật: Bột sò, bột cá.
+ Thực vật: Cám, ngô, sắn
+ Chất khoáng: Premic khoáng.
Hoạt động 3. Tìm hiểu về thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi
-GV: Yêu cầu HS cho biết thức ăn vật nuôi gồm mấy thành phần chính?
-GV: Yêu cầu HS theo dõi dảng 4 SGK/100 và nhận xét về nguồn gốc và thành phần dinh dường của các loại thức ăn trong bảng.
-GV: Treo hình 65 SGK, giới thiệu tranh. Yêu cầu học sinh quan sát tranh thảo luận nhóm 3 phút làm bài tập trong SGK.
-HS: Trả lời câu hỏi của GV.
-HS: Quan sát bảng 4, trả lời:
+Nguồn gốc: thực vật, động vật.
+Thành phần: Gồm nước, protêin, gluxit, lipit, vitamin và chất khoáng.
+Tỷ lệ phần trăm các chất dinh dưỡng có trong các loại thức ăn là khác nhau.
-HS: Thảo luận nhóm làm bài:
Kí hiệu hình
Tên thức ăn
a
Rau muống
b
Rơm lúa
c
Khoai lang củ
d
Ngô(bắp) hạt
e
Bột cá
II. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi
+ Nước.
+ Chất khô: Protêin, gluxit, lipit, vitamin và chất khoáng.
+Tùy loại thức ăn mà thành phần và tỷ lệ các chất dinh dưỡng khác nhau.
3. Củng cố(6’): HS nhắc lại nội dung chính của bài học.
Đọc ghi nhớ SGK.
4. Nhận xét, dặn dò(1’): Về nhà học bài.
Chuẩn bị bài mới: “ Vai trò của thức ăn đối với vật nuôi”.
5. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_33_thuc_an_vat_nuoi_tran_thi_ng.doc