Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 37, Bài 36: Thực hành nhận biết một số giống lợn (heo) qua quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều

A. Mục tiêu.

1. Kiến thức:

- Biết quan sát và đo kích thước các chiều của lợn

2. Kĩ năng:

- Nhận dạng được một số giống lợn qua quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều.

3. Thái độ:

- Nghiêm túc, cẩn thận trong thực hành.

B. Đồ dùng dạy học

1. Giáo viên: Mô hình giống lợn, thước dây

2. Học sinh: mẫu báo cáo.

C. Phương pháp dạy học.

- Thực hành.

D. Tổ chức giờ học

* Khởi động ( 2 phút).

1. Kiểm tra đầu giờ.

2. Giới thiệu bài:

Qua quan sát ngoại hình chúng ta có thể phân biệt được một số giống lợn khác nhau. Không những vậy chỉ bằng phương pháp đo đơn giản chúng ta có thể ước tính khối lượng của lợn. Bài thực hành này sẽ giúp chúng ta cùng tìm hiểu nội dung đó.

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 18/06/2022 | Lượt xem: 282 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 37, Bài 36: Thực hành nhận biết một số giống lợn (heo) qua quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/2/2013. Ngày giảng: 22/2/2013. Tiết 37 - Bài 36: Thực hành: Nhận biết một số giống lợn ( heo ) qua quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều A. Mục tiêu. 1. Kiến thức: - Biết quan sát và đo kích thước các chiều của lợn 2. Kĩ năng: - Nhận dạng được một số giống lợn qua quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều. 3. Thái độ: - Nghiêm túc, cẩn thận trong thực hành. B. Đồ dùng dạy học 1. Giáo viên: Mô hình giống lợn, thước dây 2. Học sinh: mẫu báo cáo. C. Phương phỏp dạy học. - Thực hành. D. Tổ chức giờ học * Khởi động ( 2 phút). 1. Kiểm tra đầu giờ. 2. Giới thiệu bài: Qua quan sát ngoại hình chúng ta có thể phân biệt được một số giống lợn khác nhau. Không những vậy chỉ bằng phương pháp đo đơn giản chúng ta có thể ước tính khối lượng của lợn. Bài thực hành này sẽ giúp chúng ta cùng tìm hiểu nội dung đó. Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng HĐ 1: Hướng dẫn mở đầu. (10 phút) -Mục tiêu: Kiểm tra sự chuẩn bị và hướng dẫn quy trình thực hành. - Đồ dùng: Mô hình giống lợn, thước dây. - Cách tiến hành. GV: Chia nhóm và phân công thư kí, nhóm trưởng kiểm tra sự chuẩn bị của các thành viên trong tổ. Báo cáo với GV. HS: kiểm tra sự chuẩn bị của thành viên. GV: Yêu cầu HS quan sát hình 61 SGK – tr 97 và hướng dẫn HS cách quan sát hình dáng, mõm, đầu, lưng, chân, màu sắc lông, da HS: quan sát hình và lắng nghe GV hướng dẫn. GV: yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và hướng dẫn thao tác trên mô hình đo chiều dài thân, vòng ngực của lợn. HS: nghiên cứu thông tin và quan sát thao tác của GV và lắng nghe hướng dẫn GV: hướng dẫn HS cách ước tính khối lượng theo công thức: m (kg) = Dài thân x (vòng ngực)2 x 87,5 HS: lắng nghe hướng dẫn HĐ2: Hướng dẫn thường xuyên. (20 phút) - Mục tiêu: + Nhận dạng được một số giống lợn qua quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều. - Đồ dùng: mô hình lợn, thước dây. - Cách tiến hành. GV: giao mô hình, thước đo cho các nhóm và yêu cầu HS thực hành theo hướng dẫn và hoàn thành báo cáo thực hành. HS: nhận dụng cụ, vật liệu và thực hành theo nhóm được phân công. GV: quan sát HS thực hành, hướng dẫn và chỉnh sửa. HĐ3: Hướng dẫn kết thúc. (10 phút) - Mục tiêu: đánh giá kết quả và thu dọn vệ sinh. - Đồ dùng: Báo cáo thực hành. - Cách tiến hành. GV: yêu cầu HS thu dọn dụng cụ, vật liệu. HS: thu dọn dụng cụ GV: hướng dẫn HS các nhóm tự nhận xét kết quả thực hành của nhóm. HS: tự đánh giá theo yêu cầu. I. Vật liệu và dụng cụ cần thiết. (SGK) II. Quy trình thực hành Bước 1. Quan sát đặc điểm ngoại hình (H61- Tr 97) - Hình dạng chung: +. Hình dáng + Đặc điểm: mõm, đầu, lưng, chân - Màu sắc lông, da. Bước 2. Đo một số chiều đo (H62- Tr 98) - Dài thân: Đặt thước dây từ điểm giữa đường nối hai gốc tai, đi theo cột sống lưng đến khấu đuôi (đoạn AB) - Đo vòng ngực: dùng thước dây đo chu vi lồng ngực sau bả vai: chu vi C là vòng ngực của lợn. ước tính khối lượng: m(kg) = Dài thân . (vòng ngực)2 . 87,5 Chú ý: dài thân và vòng ngực đơn vị đo là mét (m). III. Thực hành. - Quan sát ngoại hình của một số mô hình lợn rồi phân biệt các giống lợn. - Đo dài thân và đo vòng ngực của lợn rồi ghi vào báo cáo. ước tính khối lượng: m(kg) = Dài thân . (vòng ngực)2 . 87,5 IV. Đánh giá. * Đánh giá kết quả (3 phút). - GV hướng dẫn các nhóm nhận xét chéo nhau về kết quả thực hành. - GV nhận xét chung về ý thức và kết quả thực hành của học sinh các nhóm. - Về nhà áp dụng các kiến thức đã học để chọn một số giống lợn phù hợp với nhu cầu sản xuất và ước tính khối lượng của lợn. - Về nhà đọc trước bài 37 và liên hệ thức ăn vật nuôi ở gia đình. Bảng tiêu chí đánh giá nội dung bài thực hành Nội dung Thang điểm Điểm thực 1.Chuẩn bị: - Mẫu báo cáo. 1 2. Thực hiện đúng quy trình: * Bước 1. Quan sát đặc điểm ngoại hình (H61- Tr 97) - Hình dạng chung: +. Hình dáng + Đặc điểm: mõm, đầu, lưng, chân - Màu sắc lông, da. * Bước 2. Đo một số chiều đo (H62- Tr 98) - Dài thân: Đặt thước dây từ điểm giữa đường nối hai gốc tai, đi theo cột sống lưng đến khấu đuôi (đoạn AB đơn vị là m) - Đo vòng ngực: dùng thước dây đo chu vi lồng ngực sau bả vai: chu vi C là vòng ngực của lợn. (Đơn vị tính là m) ước tính khối lượng: m(kg) = Dài thân x (vòng ngực)2 x 87,5 5 3. Yêu cầu sản phẩm: - Y/c 1: nhận dạng giống lợn chính xác - Y/c 2: ước tính tương đối chính xác khối lượng lợn theo công thức. 2 4. Thái độ: - Nghiêm túc, cẩn thận 2 5. Tổng điểm. 10

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_37_bai_36_thuc_hanh_nhan_biet_m.doc
Giáo án liên quan