I. YấU CẦU CẦN ĐẠT:
- Thực hiện được phộp chia cho số cú ba chữ số.
- Biết chia cho số cú ba chữ số.
Bài tập cần làm: Bài 1 (a); Bài 3 (a)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. GV tổ chức cho HS làm bài tập:
Bài 1: Đặt tớnh rồi tớnh:
- Yờu cầu HS tự làm vào vở bài tập. Hai HS làm trờn bảng phụ.
- GV nhận xột, chữa bài.
Bài 2 : Giải toỏn cú lời văn:
- Gọi 1HS đọc BT
- Yờu cầu HS làm bài cỏ nhõn ( 1HS làm trờn bảng phụ)
- GV nhận xột, chữa bài và cho điểm.
Bài 3: Giải toỏn cú lời văn
- Gọi HS đọc bài toỏn.
- HS suy nghĩ làm bài.GV theo dừi, giỳp đỡ. (1HS làm trờn bảng phụ).
- Nhận xột, chữa bài.
2. Củng cố, dặn dũ:
- GV nhận xột tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ cỏch chia cho số cú ba chữ số.
19 trang |
Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 08/07/2023 | Lượt xem: 205 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 17 - Năm học 2010-2011 - Phan Thị Hiền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17
Thứ hai ngày 27 tháng 12 năm 2010
Tập đọc
Rất nhiều mặt trăng
I. Yêu cầu cần đạt :
- Đọc lưu loát, rành mạch toàn bài. Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi; bước đầu biết đọc diến cảm đoạn văn có lời nhân vật và lời người dẫn chuyện.
- Hiểu nội dung bài: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, đáng yêu.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 4HS đọc phân vai truyện: Trong quán ăn “Ba cá bống" và trả lời câu hỏi 4 của bài.
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Dạy bài mới:
2.1. Giới thiệu bài học
Treo tranh minh hoạ và gọi 1HS lên bảng mô tả lại những cảnh vẽ trong bức tranh. Từ đó giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
Hoạt động 1: Luyện đọc:
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài: Đoạn 1: 8 dòng đầu. Đoạn 2: Tiếp theo đến tất nhiên là bằng vàng rồi. Đoạn 3: Phần còn lại.
GV sửa lỗi phát âm: vời, thợ kim hoàn; cách ngắt, nghỉ hơi cho từng HS.
- Gọi HS đọc phần Chú giải
- Gọi 1HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài:
- HS đọc đoạn 1, trả lời các câu hỏi:
+ Cô công chúa có nguyện vọng gì?
+ Trước yêu cầu của công chúa, nhà vua đã làm gì?
+ Các vị đại thần và các nhà khoa học nói với nhà vua như thế nào về đòi hỏi của công chúa?
+ Tai sao họ cho rằng đó là đòi hỏi không thể thực hiện được?
- HS đọc thầm đoạn 2, lần lượt trả lời các câu hỏi sau:
+ Cách nghĩ của chú hề có gì khác với các vị đại thần và các nhà khoa học?
+ Tìm những chi tiết cho thấy cách nghĩ của cô công chúa nhỏ về mặt trăng khác với cách nghĩ của người lớn?
- HS đọc đoạn 3, trả lời các câu hỏi phụ:
+ Sau khi biết rõ công chúa muốn có một “mặt trăng” theo ý nàng, chú hề đã làm gì?
+ Thái độ của công chúa thế nào khi nhận món quà?
Hoạt động 3: Đọc diễn cảm
- Ba HS đọc theo cách phân vai. Cả lớp theo dõi để tìm ra giọng đọc phù hợp cho đúng với các nhân vật.
- GV tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn: Thế là chú hề..tất nhiên là bằng vàng rồi.
- Yêu cầu HS đọc trong nhóm đôi
- Tổ chức thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Củng cố, dặn dò:
- Gọi 1HS đọc toàn bài.
- Yêu cầu HS cho biết: câu chuyện giúp em hiểu điều gì? GV ghi bảng nội dung bài. HS ghi vào vở.
- Nhận xét tiết học.
Chính tả
Mùa đông trên rẻo cao
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng bài văn miêu tả Mùa đông trên rẻo cao theo hình thức văn xuôi.
- Làm đúng BT(2) a/b, hoặc BT3.
II. Đồ dùng dạy học:
Một số đồ chơi phục vụ cho BT2b, BT2.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra 3HS lên bảng viết (còn lại viết vào vở nháp): lời giải của BT2 tiết trước (1HS đọc câu ghi nghĩa cho bạn viết).
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Dạy bài mới:
2.1. Giới thiệu bài: GV nêu nội dung của tiết học.
2.2. Hướng dẫn viết chính tả:
- GV đọc bài chính tả Mùa đông trên rẻo cao.
- HS đọc thầm đoạn văn, tìm những chữ dễ viết sai.
- GV yêu cầu HS luyện viết từ khó.
- GV nhận xét.
- GV đọc cho HS viết.
- HS đổi vở cho nhau để soát lỗi.
- GV chấm một số bài, nhận xét.
2.3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
- GV tổ chức cho HS làm bài tập ở vở bài tập trang 119:
Bài 1.b: Điền vào chỗ trống tiếng có vần ât hoặc ấc
- GV nêu yêu cầu của BT.
- HS điền vào vở bằng bút chì. Hai HS điền trên bảng phụ.
- GV tổ chức cho cả lớp nhận xét, chữa bài trên bảng phụ.
- HS viết vào VBT theo lời giải đúng.
Bài 2: Chọn chữ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn văn.
- HS đọc đoạn văn chưa điền.
- GV nêu yêu cầu của BT, nhắc mỗi HS suy nghĩ chọn từ viết đúng chính tả để điền.
- Một số HS nối tiếp nhau nêu từ mình điền.
- Cả lớp và GV nhận xét, GV ghi vào ô trống từ đúng.
- HS đọc đoạn văn đã điền hoàn chỉnh.
- HS viết vào vở theo lời giải đúng.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. Khuyến khích HS về nhà viết BT1a vào vở.
TOáN
Luyện tập
I. Yêu cầu cần đạt:
- Thực hiện được phép chia cho số có ba chữ số.
- Biết chia cho số có ba chữ số.
Bài tập cần làm: Bài 1 (a); Bài 3 (a)
II. đồ dùng dạy học: Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy và học:
1. GV tổ chức cho HS làm bài tập:
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
- Yêu cầu HS tự làm vào vở bài tập. Hai HS làm trên bảng phụ.
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài 2 : Giải toán có lời văn:
- Gọi 1HS đọc BT
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân ( 1HS làm trên bảng phụ)
- GV nhận xét, chữa bài và cho điểm.
Bài 3: Giải toán có lời văn
- Gọi HS đọc bài toán.
- HS suy nghĩ làm bài.GV theo dõi, giúp đỡ. (1HS làm trên bảng phụ).
- Nhận xét, chữa bài.
2. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ cách chia cho số có ba chữ số.
Chiều, Thứ hai ngày 27 tháng 12 năm 2010
Kể chuyện
Một phát minh nho nhỏ
I. Yêu cầu cần đạt:
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa, bước đầu kể lại được câu chuyện “Một phát minh nho nhỏ”, rõ ý chính, đúng diễn biến.
- Hiểu được nội dung câu chuyện, biết trao đổi được với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện.
II. đồ dùng dạy học: Tranh minh họa truyện trong SGK
III. Hoạt động dạy và học:
1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học
2. Hướng dẫn kể chuyện:
2.1. GV kể chuyện: (3 lần)
- Kể lần 1: HS lắng nghe
- Kể lần 2 kết hợp cho HS xem tranh minh họa.
- Kể lần 3: kể tóm tắt.
2.2. Hướng dẫn HS KC, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- 1HS đọc yêu cầu của bài tập 1, 2. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS KC theo nhóm- dựa vào tranh kể từng đoạn.
- KC trước lớp:
+ Thi kể từng đoạn
+ Kể toàn bộ câu chuyện
- HS nêu ý nghĩa câu chuyện. GV kết luận.
- Cả lớp bình chọn bạn KC hay nhất.
- GV nhận xét, cho điểm, tuyên dương những HS kể tốt.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, khen những HS biết chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
- Khuyến khích HS về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Luyện Toán
Luyện: chia cho số có ba chữ số
I. Yêu cầu cần đạt:
- Củng cố cách chia cho số có ba chữ số.
- Vận dụng vào giải toán có lời văn.
II. Các hoạt động day, học:
HĐ1: Bài cũ.
* Gọi 2 HS lên bảng, cả lớp thực hiện vào vở nháp: Đặt tính rồi tính.
1944 : 162 = ? 8469 : 241 = ?
- Nhận xét, cho điểm.
HĐ2: Luyện tập.
- GV tổ chức cho HS làm các bài tập trong VBT trang 89.
Bài 1: Đặt tính rồi tính. HS làm bài rồi đổi chéo vở để kiểm tra lẫn nhau.
Bài 2: HS tự tóm tắt rồi giải. Yêu cầu HS đọc kĩ bài toán, tìm phép tính, đặt lời giải phù hợp.
GV theo dõi, giúp đỡ.
Bài 3: HS suy nghĩ, nêu các cách tính.
Trình bày bài vào vở.
- GV theo dõi HS làm bài; chấm bài, chữa lỗi.
Hướng dẫn HS khá, giỏi làm thêm các bài tập sau;
Bài 1: Tìm số nhỏ nhất có 4 chữ số sao cho đem số đó chia cho 939 thì có số dư là số dư lớn nhất.
Bài 2: Tìm số chẵn lớn nhất có 4 chữ số sao cho đem số đó chia cho 675 thì có số dư là số dư lớn nhất.
4. Chấm bài, chữa lỗi - Củng cố, dặn dò.
Luyện Tiếng việt
Luyện đọc - Viết: rất nhiều mặt trăng
I. Yêu cầu cần đạt:
- HS đọc rõ ràng, lưu loát, thể hiện được tình cảm khi đọc bài văn: Rất nhiềumặt trăng.
- Hiểu nội dung bài văn.
- Viết đúng, sạch sẽ, đẹp một đạn trong bài thơ Rất nhiềumặt trăng.
II. Các hoạt động dạy- học.
HĐ1: Luyện đọc.
* GV tổ chức cho HS đọc diễn cảm bài văn: Rất nhiềumặt trăng.
+ Đọc trong nhóm.
+ Thi đọc trước lớp kết hợp trả lời câu hỏi 1, 2, 3 ở SGK.
+ Nêu ý nghĩa của bài văn.
HĐ2: Luyện đọc bài: Rất nhiềumặt trăng.
* GV tổ chức cho HS đọc cả bài.
- Nhận xét, tuyên dương những HS đọc thuộc, đọc hay.
- Nhắc nhở, kèm cặp những HS đọc còn yếu.
HĐ3: Luyện viết.
* GV đọc cho HS viết khổ 3, 4 của bài Rất nhiềumặt trăng.
. Yêu cầu HS viết đúng mẫu chữ, viết đúng tốc độ.
4. Hoạt động 4: Chấm bài, chữa lỗi . Củng cố- dặn dò.
Thứ ba ngày 28 tháng 12 năm 2010
Toán
Luyện tập chung
I. Yêu cầu cần đạt:
- Thực hiện phép nhân và phép chia.
- Biết đọc thông tin trên biểu đồ.
Bài tập cần làm: Bài 1: Bảng 1 (3 cột đầu); bảng 2: (3 cột đầu). Bài 4 (a, b)
II. Hoạt động dạy và học:
GV tổ chức cho HS làm vào VBT:
Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS nêu các thành phần cha biết: thừa số, số bị chia, số chia.
- Cho HS làm bài cá nhân vào VBT.
- Yêu cầu một số HS nêu kết quả.
- GV kết luận, ghi lên bảng lớp.
Bài 2: Đặt tính rồi tính:
- HS làm bài cá nhân.
- 3 HS làm trên bảng.
- GV hướng dẫn HS nhận xét, chữa bài.
Bài 3:
- HS đọc bài toán.
- HS tự làm bài giải, (1HS làm trên bảng phụ)
- Cả lớp nhận xét, chữa bài.
Bài 4: HS đọc đề bài, suy nghĩ sau đó trả lời kết quả trước lớp.
3. Củng cố, dăn dò:
Nhận xét giờ học.
Luyện từ và câu
Câu kể: Ai làm gì?
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nắm được cấu tạo cơ bản của câu kể Ai làm gì?
- Nhận biết được câu kể Ai làm gì ? trong đoạn văn và xác định được chủ ngữ và vị ngữ trong mỗi câu; viết được đoạn văn kể việc đã làm trong đó có dùng câu kể Ai làm gì ?
II. đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết từng câu trong BTI.1 để phân tích mẫu.
- Ba tờ phiếu viết nội dung của BTIII.1.
III. Hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu 2 HS đứng tại chỗ trả lời: Câu kể được dùng để làm gì?
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Dạy bài mới:
2.1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết trước.
2.2. Phần Nhận xét:
Bài tập 1, 2:
- 2HS tiếp nối nhau đọc các yêu cầu của bài 1, 2.
- GV cùng HS phân tích, làm mẫu câu 2
- HS làm bài còn lại theo nhóm (viết vào phiếu)
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài tập 3:
- 1HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, TLCH.
- GV đặt câu hỏi mẫu cho câu thứ hai.
- HS phát biểu miệng các câu tiếp theo. GV cùng cả lớp nhận xét, kết luận.
2.3. Phần Ghi nhớ: Hai, ba HS đọc nội dung ghi nhớ trong SGK. Cả lớp đọc thầm.
- GV viết sơ đồ phân tích cấu tạo câu mẫu và giải thích: Câu kể Ai làm gì? thường có hai bộ phận (Bộ phận 1gọi là CN, bộ phận 2 gọi là vị ngữ VN)
2.4. Phần Luyện tập:
Bài tập 1:
- HS đọc yêu cầu của BT1, làm bài cá nhân, tìm các câu kể Ai làm gì? có trong đoạn văn.
- HS phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung, chốt lời giải đúng.
Bài tập 2:
- 1HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS trao đổi theo cặp, xác định bộ phận CN, VN trong mỗi câu văn vừa tìm được trong BT1. GV dán 3 tờ phiếu lên bảng, ba HS lên bảng làm bài, trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài tập 3:
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV nhắc HS khi viết xong, dùng bút chì gạch chân những câu là câu kể Ai làm gì?
- Một số HS tiếp nối nhau đọc bài làm của mình, nói rõ câu nào là câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn. Cả lớp và GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- Một HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ của bài học.
- Nhận xét tiết học, biểu dương những HS học tốt.
Kĩ thuật
Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn (Tiết 3)
I. Yêu cầu cần đạt:
Sử dụng được một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản. Có thể chỉ vận dụng hai trong ba kĩ năng cắt, khâu thêu đã học.
Ghi chú: Không bắt buộc HS nam thêu.
Với HS khéo tay: Vận dụng kiến thức, kĩ năng cắt, khâu, thêu để làm được đồ dùng đơn giản, phù hợp với HS.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bộ đồ thực hành khâu thêu.
III. Hoạt động dạy và học:
1. HS tự chọn sản phẩm và thực hành làm sản phẩm tự chọn.
- GV nêu yêu cầu thực hành
- Một số HS nhắc lại mình đã lựa chọn sản phẩm để khâu thêu
- GV yêu cầu HS chuẩn bị thực hành.
- HS thực hành. GV quan sát, chỉ dẫn, uốn nắn giúp đỡ thêm cho những HS thực hiện chưa thành thạo.
2. Nhận xét, dặn dò:
- GV kiểm tra một số sản phẩm của HS làm
- GV nhận xét tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS.
- Dặn tiết học sau tiếp tục thực hành để hoàn thành sản phẩm.
Lịch sử
Ôn tập học kì I
I. Yêu cầu cần đạt:
Hệ thống lại những sự kiện tiêu biểu về các giai đoạn lịch sử từ buổi đầu dựng nước đến cuối thế kỉ XIII: Nước Văn Lang, Âu Lạc; hơn một nghìn năm đấu tranh giành độc lập ; Buổi đầu độc lập; Nước Đại Việt thời Lý, Nước Đại Việt thời Trần.
II. Đồ DùNG dạy học: Phiếu học tập cho HS
III. Hoạt động dạy và học:
1. Hoạt động 1: Ôn tập các giai đoạn lịch sử:
- GV phát phiếu cho các nhóm HS: Yêu cầu HS hoàn thành nội dung của phiếu:
Phiếu 1: Ghi tên các giai đoạn lịch sử đã học từ bài 3 đến bài 14;
- Các nhóm hoàn thành, trình bày trước lớp.
- GV nhận xét, bổ sung.
2. Hoạt động 2: Ôn tập về các triều đại đã học:
- HS hoàn thành nội dung theo phiếu sau:
Phiếu 2: Các triều đại việt Nam từ năm700 TCN đến năm 1400: Thời gian, các triều đại, tên nước và kinh đô;
- HS trình bày. GV kết luận.
3. Hoạt động 3: Ôn tập về các triều đại đã học:
- GV phát phiếu cho các nhóm HS: Yêu cầu HS hoàn thành nội dung của phiếu:
Phiếu 3: Các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ buổi đầu độc lập đến cuối đời nhà Trần.
- Các nhóm hoàn thành, trình bày trước lớp.
- GV nhận xét, bổ sung.
4. Hoạt động 4: Thuật lại một số trận đánh đã được học
- GV tổ chức cho HS theo nhóm đội, mỗi HS chọn một trận đánh tiêu biểu mà mình có ấn tượng nhất để thuật lại cho bạn nghe.
- Một số HS trình bày trước lớp. GV nhận xét, bổ sung.
5. Củng cố, dặn dò: Dặn HS ôn tập để tiết sau kiểm tra.
Chiều, Thứ ba ngày 28 tháng 12 năm 2010
Khoa học
Ôn tập học kì I
I. Yêu cầu cần đạt:
Giúp HS củng cố các kiến thức về:
- Tháp dinh dưỡng cân đối
- Tính chất của nước, không khí; Thành phần của không khí.
- Vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên.
- Vai trò của nước, không khí trong sinh hoạt, lao động và sản xuất và vui chơi giải trí.
- Luôn luôn có ý thức bảo vệ môi trường nước, không khí và vận động mọi người cùng thực hiện.
II. đồ dùng dạy- học:
- Hình vẽ tháp dinh dưỡng cân đối chưa hoàn chỉnh.
- Giấy khổ to, bút màu.
III. Hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS lên bảng:
HS1: Mô tả hiện tượng và kết quả của thí nghiệm 1.
HS2: Mô tả hiện tượng và kết quả của thí nghiệm 2.
HS3: Nêu các thành phần của không khí.
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài ôn:
2.1. Hoạt động 1: Ôn về vật chất
a/ Cho HS hoàn thành tháp dinh dưỡng cân đối (BT1- VBT)
b/ HS làm BT2 ở VBT.
c/ Nêu các thành phần chính của không khí? ( ô-xi và ni- tơ)
d/ Thành phần của không khí quan trọng đối với con người là gì? ( ô-xi)
e/ HS hoàn thành sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên vào phiếu.
2.2. Hoạt động 2: Vai trò của nước, không khí trong đời sống:
- Các nhóm thảo luận theo các câu hỏi sau rồi trình bày trước lớp:
+ Nêu vai trò của nước, không khí trong sinh hoạt, lao động và sản xuất của con người và của động, thực vật.
- Các nhóm thảo luận, báo cáo.
- GV nhận xét, bổ sung, kết luận.
2.3. Hoạt động 3: Thi tuyên truyền viên xuất sắc
- GV tổ chức cho HS vẽ tranh, thuyết minh về chủ đề bảo vệ môi trường nước, không khí.
- Cả lớp bình chọn bạn vẽ đẹp và thuyết minh hay nhất.
- GV nhận xét tiết học.
3. Củng cố, dặn dò: Dặn HS về nhà ôn lại bài để tiết sau làm bài kiểm ttra.
Luyện toán
Luyện tập nhận biết dấu hiệu chia hết cho 2
I. mục tiêu
- Củng cố về : Luyện tập nhận biết dấu hiệu chia hết cho 2 thông qua hình thức làm bài tập
II. Hoạt động dạy học
*GV cho hs làm các bài tập sau
Bài 1: Tìm tất cả những giá trị của x là số chẵn :
a)50 < x <60
b) 135 < x < 146
Bài 2 :
Phải thay chữ số nào vào dấu * để các số sau có ba chữ số và chia hết cho 2
11* ;3*5 ;*10 ;**5
Bài 3 :
Tìm x biết x chia hết cho 2
1990 < x < 1997
Bài 4 : Cho bốn chữ số :2;5;4;7 lập tất cảnhững số có hai chữ số chia hết cho 2
Bài 5 : tìm những số trong các số sau :
510;511;512;513;514;515;516;517;518;519;520
Số chia hết cho 2
*Chấm bài , chữa bài
Luyện tiếng việt
Luyện Câu kể: Ai làm gì?
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nắm được cấu tạo cơ bản của câu kể Ai làm gì?
- Nhận biết được câu kể Ai làm gì ? trong đoạn văn và xác định được chủ ngữ và vị ngữ trong mỗi câu; viết được đoạn văn kể việc đã làm trong đó có dùng câu kể Ai làm gì ?
II. Hoạt động dạy và học:
1. Dạy bài mới:
1.1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết trước.
1.2. Phần Nhận xét:
Bài tập 1, 2:
- 2HS tiếp nối nhau đọc các yêu cầu của bài 1, 2.
- GV cùng HS phân tích, làm mẫu câu 2
- HS làm bài còn lại theo nhóm (viết vào phiếu)
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài tập 3:
- 1HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, TLCH.
- GV đặt câu hỏi mẫu cho câu thứ hai.
- HS phát biểu miệng các câu tiếp theo. GV cùng cả lớp nhận xét, kết luận.
1.3. Phần Ghi nhớ: Hai, ba HS đọc nội dung ghi nhớ trong SGK. Cả lớp đọc thầm.
- GV viết sơ đồ phân tích cấu tạo câu mẫu và giải thích: Câu kể Ai làm gì? thường có hai bộ phận (Bộ phận 1gọi là CN, bộ phận 2 gọi là vị ngữ VN)
1.4. Phần Luyện tập:
Bài tập 1:
- HS đọc yêu cầu của BT1, làm bài cá nhân, tìm các câu kể Ai làm gì? có trong đoạn văn.
- HS phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung, chốt lời giải đúng.
Bài tập 2:
- 1HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS trao đổi theo cặp, xác định bộ phận CN, VN trong mỗi câu văn vừa tìm được trong BT1. GV dán 3 tờ phiếu lên bảng, ba HS lên bảng làm bài, trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài tập 3:
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV nhắc HS khi viết xong, dùng bút chì gạch chân những câu là câu kể Ai làm gì?
- Một số HS tiếp nối nhau đọc bài làm của mình, nói rõ câu nào là câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn. Cả lớp và GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- Một HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ của bài học.
- Nhận xét tiết học, biểu dương những HS học tốt.
Thứ 4 ngày 29 tháng 12 năm 2010
Toán
Dấu hiệu chia hết cho 2
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết dấu hiệu chia hết cho 2 và không chia hết cho 2
- Nhận biết số chẵn và số lẻ.
Bài tập cần làm: Bài 1; bài 2.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ
III. Hoạt động dạy và học:
1. Giới thiệu bài
2. Phát triển bài:
2.1. HS tự phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 2
- Yêu cầu HS:
+Tìm một số số chia hết cho 2 và một vài số không chia hết cho 2.
+ Sắp xếp các số đó vào nhóm chia hết cho 2, không chia hết cho 2.
- Yêu cầu HS nhận xét số có tận cùng là chữ số nào thì chia hết cho 2, số có tận cùng là chữ số nào thì không chia hết cho 2.
2.2. Giới thiệu số chẵn, số lẻ:
- GV: Các số chia hết cho 2 là các số chẵn (tận cùng là các chữ số 0, 2, 4, 6, 8). Các số không chia hết cho 2 là các số lẻ (tận cùng là các chữ số 1, 3, 5, 7, 9).
- HS nêu ví dụ về các số chẵn, nêu ví dụ về các số lẻ.
- Yêu cầu HS nhắc lại: Dấu hiệu chia hết cho 2; Số chẵn, số lẻ.
2.3. Thực hành: GV tổ chức cho HS làm BT ở SGK trang 95
Bài 1: HS trả lời miệng.
Bài 2: HS viết vào vở (2HS viết trên bảng- mỗi em một ý trong bài).
Bài 3: HS làm bài theo nhóm 2, sau đó đại diện nhóm trình bày kết quả.
Bài 4: HS tự làm bài (2HS làm trên bảng phụ).
- GV nhận xét, chấm điểm cho học sinh và chữa bài tập.
3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét chung tiết học.
Tập đọc
Rất nhiều mặt trăng (tiếp theo)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Đọc rõ ràng, rành mạch toàn bài. Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật và lời người dẫn chuyện.
Hiểu nội dung bài: Cách nghĩ của trẻ em về đồ chơi và sự vật xung quanh rất ngộ nghĩnh, đáng yêu. (trả lời được các CH trong SGK)
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh họa; Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn.
III. Hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 4HS đọc nối tiếp nhau từng đoạn bài "Rất nhiều mặt trăng "(phần đầu) và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Nhận xét và cho điểm.
2. Dạy bài mới:
2.1. Giới thiệu bài: HS quan sát tranh minh hoạ- GV giới thiệu bài.
2.2. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài.
a) Luyện đọc.
- GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn 2, 3 lượt:
Đoạn 1: 6 dòng đầu. Đoạn 2: 5 dòng tiếp theo. Đoạn 3: Phần còn lại.
- GV sửa lỗi phát âm, ngắt, nghỉ hơi cho HS.
- HS đọc nối tiếp lần 2, kết hợp giải nghĩa từ ở phần Chú giải.
- GV gọi 1HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu.
b) Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
+ Nhà vua lo lắng điều gì?
+ Vì sao một lần nữa các vị đại thần lại không giúp được nhà vua?
HS trả lời- GV nêu: Vì theo cách nghĩ của người lớn nên một lần nữa họ lại không giúp được nhà vua.
- GV yêu cầu HS đọc đoạn 2 và 3, trả lời câu hỏi:
+ Chú hề đặt câu hỏi với công chúa về hai mặt trăng để làm gì?
+ Công chúa trả lời thế nào?
+ Cách trả lời của công chúa nói lên điều gì?
- GV cho HS đọc toàn bài TLCH:
+ Nội dung của bài văn này là gì?
GV ghi nội dung bài lên bảng.
c. Luyện đọc diễn cảm
- Ba HS đọc bài theo cách phân vai. Cả lớp theo dõi để tìm ra giọng đọc phù hợp với các nhân vật.
- Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn:“Làm sao mặt trăng.Nàng đã ngủ”
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, khuyến khích HS về nhà kể câu chuyện cho người thân nghe.
Địa lí
Ôn tập học kì I
I. Yêu cầu cần đạt:
Hệ thống lại những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên, địa hình, khí hậu, sông ngòi; dân tộc, trang phục và hoạt động sản xuất chính của Hoàng Liên Sơn, Trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên, đồng bằng Bắc Bộ.
II. đồ dùng dạy học: Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam; Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy và học:
1. Bài cũ:
- Gọi 1HS nêu những đặc điểm tiêu biểu của thủ đô Hà Nội.
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài ôn:
Bài 1: Quan sát trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam:
- Chỉ vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn, Trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên, thành phố Đà Lạt, thủ đô Hà Nội, đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ.
- Mỗi HS chỉ và trình bày đặc điểm về địa hình của một vùng.
Bài 2: So sánh hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn và Tây Nguyên.
- HS trình bày trong nhóm
- HS trình bày trước lớp.
- GV nhận xét, bổ sung và kết luận.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc HS ôn các nội dung để tiết sau kiểm tra.
- Nhận xét giờ học.
Thứ năm ngày 30 tháng 12 năm 2010
Tập làm văn
Đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật
I. Yêu cầu cần đạt:
- HS hiểu được cấu tạo cơ bản của đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật, hình thức thể hiện giúp nhận biết mỗi đoạn văn.
- Nhận biết được cấu tạo của đoạn văn; viết được một đoạn văn tả bao quát một chiếc bút.
II. Đồ dùng Dạy học:
Bảng phụ, VBT.
III. Hoạt động dạy và học:
1. Trả bài viết của tiết trước.
- GV nhận xét về ưu khuyết điểm ở các bài viết của HS.
- Thông báo điểm.
2. Dạy bài mới:
2.1. Giới thiệu bài.
2.2. Phần Nhận xét:
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của BT 1, 2, 3.
- Cả lớp đoc thầm bài “Cái cối tân”, suy nghĩ làm bài vào VBT (cá nhân).
- HS phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung, kết luận lời giải đúng.
1/ Mở bài: Đoạn 1: Giới thiệu về cái cối được tả trong bài.
2/ Thân bài: Đoạn 2: Tả hình dáng bên ngoài của cái cối.
3/ Kết bài: Đoạn 4: Nêu cảm nghĩ về cái cối.
2.3. Phần Ghi nhớ
Gọi 3 HS đọc nội dung cần ghi nhớ trong SGK.
2.4. Phần Luyện tập.
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Cả lớp đọc thầm bài Cây bút máy, thực hiện lần lượt từng yêu cầu của BT.
- HS làm bài cá nhân.
- Một số HS đọc bài làm của mình, GV và cả lớp nhận xét.
Bài tập 2:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài, cả lớp đọc thầm, suy nghĩ để viết bài.
- GV nhắc HS chú ý:
+ Đề bài chỉ yêu cầu viết một đoạn tả bao quát chiếc bút của em.
+ Các em cần quan sát kĩ chiếc bút về hình dáng, kích thước, màu sắc, chất liệu, cầu tạo; chú ý những đặc điểm riêng khiến cái bút của em khác với của các bạn.
+ Tập diễn đạt, sắp xếp ý, kết hợp bộc lộ cảm xúc khi tả.
- HS viết bài.
- Một số HS nối tiếp nhau đọc bài viết, GV cúng cả lớp nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV mời một HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trong SGK.
- Nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà hoàn chỉnh bài văn tả bao quát cái bút của em; chuẩn bị bài mới.
Toán
Dấu hiệu chia hết cho 5
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết dấu hiệu chia hết cho 5, và không chia hết cho5.
- Biết kết hợp dấu hiệu chia hết cho 2 với dấu hiệu chia hết cho 5.
Bài tập cần làm: Bài 1; Bài 4.
II. đồ dùng dạy học: Bảng phụ
III. Hoạt động dạyvà học:
1. Kiểm tra bài cũ:
Gọi 2 HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2, nêu ví dụ về số chia hết cho 2 và không chia hết cho 2.
2. Bài mới:
GV hướng dẫn HS tìm ra dấu hiệu chia hết cho 5.
- GV cho HS nêu các số chia hết cho 5 và không chia hết cho 5 (GV ghi thành hai cột)
- Yêu cầu HS nêu nhận xét chung về các số chia hết cho 5 (có tận cùng là chữ số 0 hoặc 5)
- Nêu nhận xét về các số không chia hết cho 5 (có tận cùng là các chữ số 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9)
- Cho HS tự nêu ví dụ khác về các số chia hết cho 5 và số không chia hết cho 5.
- GV kết luận: Muốn biết một số có chia hết cho 5 hay không chỉ cần xét chữ số tận cùng bên phải, nếu chữ số đó là 0 hoặc 5 thì số đó chia hết cho5; nếu chữ số tận cùng khác 0 và 5 thì số đó không chia hết cho 5.
3. Thực hành.
GV tổ chức cho HS làm lần lượt từng BT trong VBT:
Bài 1: GV yêu cầu HS tìm các số chia hết cho 5 và không chia hết cho5 trong các số cho sẵn. GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
- Gọi một số HS trả lời, cả lớp nhận xét, kết luận.
Bài 2: HS viết vào chỗ chấm số chia hết cho 5 thích hợp (một HS làm trên bảng phụ)
- GV hớng dẫn HS nhận xét.
Bài 3: Với ba chữ số 5; 0; 7 hãy viết các số có ba chữ số và chia hết cho 5, mỗi số có cả ba chữ số đó.
- GV yêu cầu HS nhắc lại yêu cầu của bài tập.
- HS làm bài vào vở (1 HS làm trên bảng phụ). GV theo dõi, giúp đỡ.
- Cả lớp nhận xét và chữa bài trên bảng phụ.
Bài 4: HS đọc bài toán và tự trình
File đính kèm:
- giao_an_lop_4_tuan_17_nam_hoc_2010_2011_phan_thi_hien.doc