Giáo án Ngữ văn 10 Tuần 25 tiết 73- Truyện Kiều

 A.MỤC TIÊU BÀI HỌC

 * Nắm được những nét chính về tiểu sử của tác giả (hoàn cảnh xã hội, những nhân tố cuộc đời riêng), từ đó góp phần lí giả sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du.

 * Nắm được những nét chính về sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du, một số đặc điểm về nội dung và nghệ thuật.

 B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

 - S GK, SGV, tranh ảnh của Nguyễn Du, tác phẩm của ông.

 - Thiết kế bài học .

 C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 1. Kiểm tra bài cũ

 2. Giới thiệu bài mới

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1092 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tuần 25 tiết 73- Truyện Kiều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25 TIẾT 73 TRUYEÄN KIEÀU A.mục tiêu bài học * Nắm được những nét chính về tiểu sử của tác giả (hoàn cảnh xã hội, những nhân tố cuộc đời riêng), từ đó góp phần lí giả sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du. * Nắm được những nét chính về sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du, một số đặc điểm về nội dung và nghệ thuật. B. Phương tiện thực hiện - S GK, SGV, tranh ảnh của Nguyễn Du, tác phẩm của ông. - Thiết kế bài học . C. tiến trình dạy học 1. Kiểm tra bài cũ 2. Giới thiệu bài mới PHƯƠNG PHÁP Nội dung cần đạt GHI CHÚ GV: Cho H/S cần đọc phần I cuụoc đời. GVH: Cuộc đời của Nguyễn Du có những nét gì đặc biệt: quê quán, thời đại, những biến cố chính của tiểu sử GVH: Thời đại Nguyễn Du sống ? GVH: Anh (chị) hãy tóm tắt những mốc biến động chính trong cuộc đời của Nguyễn Du ? GVH: Anh (chị) hãy kể tên những tác phẩm chữ Hán của Nguyễn Du ? GV: Có thể cho HS xem một số tác phẩm của Nguyễn Du đã xuất bản GVH: Nội dung chính của thơ chữ Hán của Nguyễn Du là gì ? GVH: Anh (chị) hãy kể tên những tác phẩm viết bằng chữ Nôm của Nguyễn Du ? Nội dung chính của thơ chữ Nôm Nguyễn Du ? GV: Đọc mấy câu thơ: Đau đớn thay phận đàn bà Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu Tiết tháng bảy mưa dầm sùi sụt Toát hơi may lạnh buốt xương khô Não người thay buổi chiếu thu Kìa những đứa tiểu nhi tấm bé Lỗi giờ sinh lìa mẹ lìa cha… GVH: Anh (chị) hãy khái quát đặc điểm nội dung và nghệ thuật thơ văn của Nguyễn Du ? GVH: Anh (chị) hãy khái quát những nét nghệ thuật đặc sắc của của thơ văn Nguyễn Du ? GV: Cho HS đọc phần ghi nhớ SGK Tr 96. I. cuộc đời 1. Những gia đoạn chính trong cuộc đời của Nguyễn Du HSĐ&TL: * Nguyễn Du, tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên (sinh 3/1/1766, tức 23/11/ năm ất Dậu-1765, mất 18/9/1820, tức10/8 năm Canh Thìn). * ảnh hưởng văn hoá vùng miền: + Quê cha Hà Tĩnh, núi Hồng, sông Lam vùng đất địa linh nhân kiệt, nghèo khó. + Quê mẹ Kinh bắc hào hoa, cái nôi của dân ca Quan họ. + Quê vợ đồng lúa Thái Bình, đặc trưng của đồng bằng BB. + Bản thân ông sinh ra ở Kinh thành Thăng Long nghìn năm văn hiến, lộng lẫy hào hoa. + Dòng dõi quan lại quý tộc, học vấn cao nổi tiếng: Bao giờ Ngàn Hống hết cây: Sông Rum (sông Lam) hết nước, họ này hết quan. => Tất cả hun đúc lên con người, thiên tài VH Nguyễn Du 2. Thời đại, xã hội - Cuối TK XVIII, đầu TK XIX, XH phong kiến VN khủng hoảng trầm trọng, loạn lạc bốn phương, khởi nghĩa nông dân, kiêu binh làm loạn. Tây Sơn thay đổi sơn hà, diệt Lê, Trịnh, đuổi Xiêm, Thanh. Nhà Nguyễn lập lại nhà nước chuyên chế thống nhất đất nước. Nguyễn Du chứng kiến và trải qua những sóng gió của thời đại. 3. Những mốc chính trong cuộc đời HSPB: A, Thời thơ ấu và thanh niên sống sung túc và hào hoa ở Thăng Long trong nhà anh trai là Nguyễn Khản. B, Mười năm gió bụi lang thang ở quê vợ, quê mẹ, quê cha trong sự nghèo túng. C, Từng mưu đồ chống Tây Sơn nhưng thất bại, bị bắt rồi đươc tha, về ẩn dật ở quê nội. D, Làm quan bất đắc dĩ với triều nhà Nguyễn (Tham tri bộ lễ, cai bạ Quảng Bình, Chánh sứ tuế cống Nhà Thanh), ốm mất ở Huế ngày 10/8/năm Canh Thìn (18/09/1820). II. sự nghiệp văn học 1. Những tác phẩm chính A, Sáng tác bằng chữ Hán - 249 bài, ba tập thơ: Thanh Hiên thi tập (78 bài) viết trước khi làm quan với triều đình nhà Nguyễn; Nam trung tạp ngâm (40 bài) viết thời làm quan ở Huế, Quảng Bình; Bắc hành tạp lục (131 bài) viết trong thời gian đi sứ TQ. - Nội dung của những tập thơ chủ yếu là phê phán chế độ phong kiến chà đạp lên quyền sống của con người. Ca ngợi, đồng cảm với những người anh hùng, người nghệ sĩ tài hoa, cao thượng. Ông cũng bày tỏ sự cảm thông với những thân phận nghèo khổ, người phụ nữ tài hoa bạc mệnh. B, Sáng tác thơ chữ Nôm HSPB: + Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh; 3254 câu thơ lục bát). Nội dung được mô phỏng từ tiểu thuyết chương hồi chữ Hán: Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. + Văn Chiêu hồn ( Văn tế thập loại chúng sinh) viết bằng thể thơ song thất lục bát, thể hiện tấm lòng nhân ái mênh mang cuả người nghệ sĩ hướng tới những linh hồn bơ vơ không nơi nương tựa, nhất là người phụ nữ và trẻ em trong ngày lễ vu lan rằm tháng bảy hằng năm ở Việt Nam. 2. Một vài đặc điểm nội dung và nghệ thuật thơ văn Nguyễn Trãi A, Đặc điểm nội dung HSPB: * Thơ ông không phải chủ yếu nói đến cái chí của người quân tử mà thể hiện tình cảm chân thành, cảm thông sâu sắc của tác giả đối với cuộc sống của con người, đặc biệt là những con người nhỏ bé, những số phận bất hạnh. * Khái quát được bản chất tàn bạo của XHPK, bọn vua chúa quan lại chà đạp lên quyền sống của con người. * Người đầu tiên trong văn học trung đại đạt vấn đè về những người phụ nữ hồng nhan bạc mệnh với cái nhìn xuất phát từ tấm lòng nhân đạo sâu sắc. * Đề cao quyền sống của con người, đồng cảm và ca ngợi tình yêu lứa đôi, tự do, khát vọng và hạnh phúc của con người. B, Đặc sắc nghệ thuật * Học vấn uyên bác, thành công trong nhiều thể loại thơ ca: ngũ ngôn; thất ngôn; ca; hành. *Thơ lục bát, song thất lục bát chữ Nôm đến tuyệt đỉnh thi ca trung đại. * Tinh hoa ngôn ngữ bình dân và bác học Việt đã kết tụ nơi thiên tài Nguyễn Du – nhà phân tích tâm lí bậc nhất của thơ lục bát, song thất lục bát. III. Củng cố - Chép phần ghi nhớ (SGK) TIẾT 74-75 Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật A.mục tiêu bài học * Nắm được khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật với các đặc trưng cơ bản của nó. * Tích hợp với các kiến thức về văn, tiếng Việt đã học và tích hợp với vốn sống thực tế. * Rèn luyện kĩ năng phân tích, thẩm bình và sử dụng ngôn ngữ theo phong cách nghệ thuật. B. Phương tiện thực hiện - S GK, SGV, một số ví dụ từ tác phẩm văn học - Thiết kế bài học . C. tiến trình dạy học 1. Kiểm tra bài cũ 2. Giới thiệu bài mới PHƯƠNG PHÁP Nội dung cần đạt GHI CHÚ GV: Gọi H/S đọc phần I SGK GVH: Trong phần I SGK giới thiệu với ta nội dung gì ? gVH: Anh (chị) hãy cho biết có mấy loại ngôn ngữ trong văn bản nghệ thuật ?Chức năng cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật ? GVH: Thế nào là phong cách ngôn ngữ nghệ thuật ? GVH: Thế nào là tính hình tượng ? Cho ví dụ cụ thể ? GVH: Anh (chị) hãy phân tích VD trong SGK Tr 99. GVH: Thế nào là tính truyền cảm ? Cho ví dụ ? GVH: Thế nào là tính cá thể hoá ? Cho ví dụ ? GVH: Anh (chị) hãy cho biết trong ba đặc trưng của ngôn ngữ văn bản nghệ thuật, đặc trưng nào là cơ bản nhất ?vì sao ? I. Ngôn ngữ nghệ thuật HSĐ&TL: 1.Thế nào là ngôn ngữ nghệ thuật * Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm được dùng trong văn bản nghệ thuật (chủ yếu là những tác phẩm văn chương) * Có ba loại ngôn ngữ trong văn bản nghệ thuật: + Ngôn ngữ tự sự: trong truyện, tiểu thuyết, bút kí, …. + Ngôn ngữ thơ: trong ca dao, vè, thơ…. + Ngôn ngữ sân khấu: trong kịch, chèo, tuồng…. 2. Chức năng cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật HSPB: * Có hai chức năng cơ bản: thông tin và thẩm mĩ. * Chức năng thẩm mĩ quan trọng hơn vì nó biểu hiện cái đẹp, khơi gợi và nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ của người đọc, người nghe. II, Phong Cách ngôn ngữ nghệ thuật HSTL&PB * Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật là phong cách được phân biệt bởi chức năng thẩm mĩ, thể hiện ở ba đặc trưng cơ bản: tính hình tượng, tính truyền cảm và tính cá thể hoá. 1, Tính hình tượng HSPB: Tính hình tượng thể hiện ở cách diễn đạt thông qua một hệ thống các hình ảnh, màu sắc , biểu tượng…để người đọc dùng tri thức, vốn sống của mình liên tưởng, suy nghĩ và rút ra những bài học nhân sinh nhất định. 2, Tính truyền cảm HSPB: Tính truyền cảm thể hiện ở chỗ làm cho ngươì đọc vui hay buồn, yêu thích, căm giận, tự hào… => Sức mạnh của ngôn ngữ nghệ thuật là tạo ra sự hoà đồng giao cảm, cuốn hút kích thích trí tưởng tượng của người tiếp nhận. Đó chính là tính truyền cảm. 3, Tính cá thể hoá HSPB : Tính cá thể hoá thể hiện ở khả năng vận dụng các phương tiện diễn đạt chung (ngữ âm, từ vựng, cú pháp, tu từ…) của cộng đồng vào việc xây dựng hình tượng nghệ thuật của mỗi nhà văn nhà thơ. * Nhà văn có thể sử dụng những cách thức sau để cá thể hoá ngôn ngữ nghệ thuật: + Cách dùng từ, đặt câu, sử dụng hình ảnh một cách khác biệt sáng tạo. + Cách đặt đối thoại tạo một vẻ riêng cho từng nhân vật trong tác phẩm. + Cách xử lí bằng ngôn ngữ từng sự việc, hình ảnh…trong tác phẩm. III. Củng cố HSTL&PB * Đặc trưng cơ bản nhất là tính hình tượng. * Vì tính hình tượng vừa là mục đích vừa là phương tiện sáng tạo của nghệ thuật. Ngoài ra nó còn bao quát hai đặc trưng kia: + Bản thân ngôn ngữ mang các yếu tố gây cảm xúc và tạo truyền cảm. + Trong khi xây dựng hình tượng, thông qua việc sử dụng ngôn ngữ, nhà văn đã bộc lộ cá tính sáng tạo của mình.

File đính kèm:

  • docGiao an Tu tuan 1 den tuan 35.doc
Giáo án liên quan