A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Hiểu được diễn biến tâm trạng đầy mâu thuẫn, phức tạp, bế tắc của Thuý Kiều trong đêm trao duyên. Qua đó thấy được sự đồng cảm mạnh mẽ, sâu sắc của Nguyễn Du đối với hoàn cảnh đau khổ và phẩm chất cao quý của nàng Kiều: đức hi sinh, lòng vị tha.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
- S GK, SGV
- Thiết kế bài học .
- Bức tranh vẽ nàng Kiều và Thuý Vân.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
2. Giới thiệu bài mới
7 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1227 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tuần 29, Tiết 85, 86, 87- Trao duyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trao duyên
A. mục tiêu bài học
Hiểu được diễn biến tâm trạng đầy mâu thuẫn, phức tạp, bế tắc của Thuý Kiều trong đêm trao duyên. Qua đó thấy được sự đồng cảm mạnh mẽ, sâu sắc của Nguyễn Du đối với hoàn cảnh đau khổ và phẩm chất cao quý của nàng Kiều: đức hi sinh, lòng vị tha.
B. phương tiện thực hiện
- S GK, SGV
- Thiết kế bài học .
- Bức tranh vẽ nàng Kiều và Thuý Vân.
C. tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
2. Giới thiệu bài mới
Phương pháp
Nội dung chính
GV: Cho H/S cần đọc phần tiểu dẫn
GVH: Phần tiểu dẫn có nội dung gì ? (vị trí, chủ đề…)
GVH: Anh (chị) có suy nghĩ gì về nhan đề đoạn trích “Trao duyên” ?
GVH: Anh (chị) hãy phân tích những bối rối, thẹn thùng, nhưng lại rất khéo léo trong hành động “ cậy, lạy, thưa…” của TK khi chuẩn bị trao duyên cho em ?
GVH: Anh (chị) hiểu thế nào là “hiếu;tình, trên cơ sở đó lí giải vì sao có việc trao duyên của Thuý Kiều ?
GVH: Anh (chị) hãy cho biết Kiều đã cho Vân nghe điều gì về tình yêu của mình với Kim ?
GVH: Anh (chị) hãy phân tích những diễn biến trong hành động và tâm trạng của Kiều khi Kiều trao kỉ vật tình yêu cho Vân ?
GVH: Những từ ngữ: “chín suối, người mệnh bạc, hồn, nát thân bồ liễu, dạ đài, thác oan…” cho thấy Kiều có nghĩ đến cái chết. Điều đó có ý nghĩa gì ?
GVH: Anh (chị) hãy cho biết ý nghĩa của những từ “bây giờ;lạy” thể hiện tâm trạng của Thuý Kiều lúc đó như thế nào ?
GVH: Anh (chị) hãy nhắc lại chủ đề cuả tác đoạn trích ?
I. Giới thiệu chung
1. Vị trí đoạn trích:
HSĐ&TL:
* Dựa vào tiểu dẫn trong SGK Tr 103
2. Bố cục, chủ đề.
* Bố cục: Đoạn trích chia làm 03 đoạn:
+ 12 câu đầu: Kiều tìm cách thuyết phục, trao duyên cho Thuý Vân.
+ 15 câu tiếp theo: Kiều trao kỉ vật và dặn thêm em.
+ 8 câu cuối: Kiều đau đớn ngất đi.
* Chủ đề: thể hiện bi kịch tình yêu, yhân phận bất hạnh và nhân cách cao đẹp của Thuý Kiều. Qua đó đoạn trích cũng thể hiện tài năng miêu tả của nhân vật của Nguyễn Du.
II. Nội dung chính
1.Tâm trạng của Thuý Kiều trong 12 câu đầu.
- Nhan đề gây cho ta nhiều băn khoăn: tại sao lại Trao duyên bởi từ xưa đến nay người ta thường sử dụng sự trao đổi những dạng vật chất có định lượng, trong khi đó tình yêu thường thể hiện tính ích kỉ…
- Với Kiều, cái duyên với Kim là một định mệnh, đó là một tình yêu đẹp. Vậy mà giờ nàng phải trao nó => một nghịch cảnh éo le, một bi kịch đầy nước mắt…
HSPB:
- Kiều là mẫu người giàu lòng hi sinh, luôn quên đi nỗi đau riêng của riêng mình để lo cho mọi người. Trao gửi tình đầu là sự đau lòng, nhưng Kiều vẫn nghĩ mình đang đưa phần thiệt thòi cho em, mặc em gánh chịu.
- Với Kiều, tình duyên là tiếng nói của trái tim, là sự tự nguyện. Thế mà giờ đây “đem duyên chị buộc vào duyên em” nên Kiều thẹn thùng.
- “Cậy” là nhờ cậy, tin cậy => Chị nhờ cậy, tin cậy em, mong em chịu lời, tự ràng buộc Vân vào trách nhiệm.
- “Lạy” là hành động Kiều thực hiện để tạo ra cái không khí thiêng liêng cho cuộc trao duyên, cũng là thể hiện lòng biết ơn khi Kiều hiểu được phần nào sự hi sinh của Vân.
- Hiếu => báo hiếu cha mẹ. Tình => tình nghĩa với người yêu. Kiều bán mình chuộc cha là đền ơn sinh thành dưỡng dục. Nhưng việc từ bỏ những lời hứa với Kim là chưa trọn tình vẹn nghĩa. Sự trao duyên cho Vân là một cứu cánh nên mới xảy ra cảnh trao duyên.
- Việc Kim Kiều hẹn ước là Vân không hề biết. Vì vậy mà Kiều phải kể rõ nguồn cơn cho Vân nghe, nàng kể tha thiết không hề giấu diếm.
+ Đó là một tình yêu lớn, có quá trình gắn bó đậm đà. Hai người đều đã đính ước thề nguyền, hứa trọn đời chung thuỷ. Với Kiều thì Hiếu – Tình đều lớn, vì thế nàng mong Vân “xót tình máu mủ…” tôn trọng tâm nguyện của mình mà nối duyên với Kim.
+ Qua đó ta nhận ra Kiều: cả chữ Hiếu – Tình đều quan trọng, vì thế nàng muốn Vân cùng san sẻ.
2. Hành động trao kỉ vật.
HSPB:
- Để sau này Kim tin rằng mình đã nhờ Vân thay mình kết tóc với chàng, Kiều quyết định trao kỉ vật tình yêu cho Vân: “chiếc vành …của chung”.
+ Chiếc vành (vòng)…
+ Tờ mây là tờ giấy hoa tiên ghi lời thề nguyền…
+ Duyên giữ, vật chung…=> Chỉ sự xung đột, giằng xé trong tâm hồn Kiều. Rõ ràng nàng đang vô cùng bối rối trong sự phân chia giữa “duyên này” và “vật này”. Có vẻ như nàng muốn níu giữ lại một chút tình mà không muốn trao cả cho Vân. Rõ ràng chưa bao giờ Kiều từ bỏ được tình yêu với Kim bởi tình là thứ vô hình không thể đong đếm, dễ xoá cũng như vết thương lòng mấy ai dễ liền sẹo. Tiếng lòng của Kiều đang thổn thức, đau đớn xót xa vô cùng khi làm sao có thể chia sẻ tình yêu.
- Với Kiều, mất tình yêu là mất mát qua lớn đối với nàng không gì có thể bù đắp được. Kiều rơi vào bi kịch đau thương tang tóc. Nàng đã nghĩ đến cái chết. Kiều tự coi mình là kẻ đã chết bởi trao duyên là trao cả trái tim mình thì dù có sống cũng như chết.
3. Kiều đau đớn chết ngất.
+ Bây giờ là lúc đánh dấu sự đổ vỡ, dang dở tất cả đối với Kiều. Có những mất mát không thể hàn gắn.
+ Cái lạy ở cuối đoạn là cái lạy vĩnh biệt đầy tức tưởi ngẹn ngào của Kiều. Đó là sự vái vọng từ biệt tất cả những gì tốt đẹp nhất mà phần đời còn lại của Kiều không thể có.
=> Trong cơn mê sảng còn mình nàng với nỗi đau. Kiều quên hẳn người đối thoại với mình. Đỉnh điểm là sự ngất đi của nàng vì uất hận, đau đớn mà không thể sẻ chia:
Cạn lời, hồn ngất, máu say
Một hơi lặng ngắt đôi tay giá đồng.
Bản thân nàng rơi vào cảnh:
Nợ tình chưa trả cho ai
Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan.
III. Củng cố
HSTL&PB
- Chép phần ghi nhớ (SGK)
Nỗi thương mình
A. mục tiêu cần đạt
Hiểu được tình cảm trớ trêu mà Thuý Kiều phải đương đầu và ý thức sâu sắc của nàng về phẩm giá.
B. phương tiện thực hiện
- S GK, SGV
- Thiết kế bài học .
C. tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
2. Giới thiệu bài mới
Phương pháp
Nội dung chính
GV: Gọi H/S đọc phần tiểu dẫn SGK
GVH: Trong phần tiểu dẫn SGK giới thiệu với ta vị trí, chủ đề của đoạn trích như thế nào ?
GVH: Anh (chị) hãy cho biết cảnh lầu xanh qua lời kể của tác giả như thế nào ?
GVH: Nguyễn Du đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả cảnh lầu xanh trong toàn đoạn ?
GVH: Tâm trạng của Kiều trong hoàn cảnh sống này như thế nào ? Chú ý đến những câu hỏi ở các câu 7,8,9,10 ?
GVH: Anh (chị) hãy cho biết tám câu cuối đã miêu tả cảnh vật ở lầu xanh như thế nào ?
GVH: Anh (chị) hãy nhắc lại chủ đề cuả tác đoạn trích ?
I. Giới thiệu chung.
HSĐ&TL:
1.Vị trí (tiểu dẫn)
2. Bố cục, chủ đề.
HSPB:
*Đoạn trích có thể chia làm ba phần:
+ Bốn câu đầu: Hoàn cảnh sống của Kiều.
+ Tám câu tiếp (5-12): Tâm trạng của Kiều.
+ Tám câu cuối: Khái quát nỗi niềm bằng cảnh vật.
* Chủ đề: phần ghi nhớ (SGK Tr 108)
II. Nội dung chính.
1. Cảnh lầu xanh
HSPB:
Cảnh lầu xanh được miêu tả rất nhộn nhịp, ồn ào. Đó là chốn ăn chơi của đủ các hạng người, đủ các hình thức chơi, kéo dài triền miên.
HSPB:
Đó là nghệ thuật ước lệ quen thuộc trong văn thơ trung đại.
Ông dùng những hình ảnh ẩn dụ tượng trưng để thi vị hoá hiện thực.
2. Nỗi lòng Thuý Kiều.
HSTL&PB
* Đoạn thơ là lời độc thoại nội tâm của nhân vật phơi bày trực tiếp tâm trạng xót xa, tủi nhục của Kiều. Nàng đau xót thương thân, chán chường mệt mỏi, ghê sợ chính bản thân mình khi bị đẩy vào chốn bùn nhơ nhớp.
* Bên cạnh đó, Kiều cũng cảm thấy mình trở lên trơ lì, vô cảm.
* Cái “giật mình” là sự tự ý thức chua chát về nỗi ô nhục, đau khổ, phẫn uất dựa trên sự trỗi dậy của nhân phẩm, của bản chất tốt đẹp. Chỉ có những khoảnh khắc hiếm hoi này Kiều mới sống với chính bản thân mình, trở về với phẩm giá cao quý của mình.
3. Cảnh lầu xanh qua cái nhìn tâm trạng.
HSTL&PB
* Tả cảnh Kiều và khách đang xem hoa, ngắm trăng. Tất cả chỉ là để thể hiện thời gian trôi chảy đêm lại qua đêm, ám chỉ cuộc sống mòn mỏi, lay lắt cô đơn của Kiều.
* Hai câu cuối nhấn mạnh vào nỗi đau tinh thần, trở thành tiếng nói chung cho tất cả những người có tài, có tâm nhưng chẳng may số phận nghiệt ngã đẩy đưa họ nên phải sống éo le, bất hạnh. Kiều đã cảm nhận và mong muốn tìm sự đồng điệu.
III. Củng cố
HSTL&PB
- Chép phần ghi nhớ (SGK
Lập luận trong văn nghị luận
A. mục tiêu bài học
Củng cố và nâng cao hiểu biết về yêu cầu và cách thức xây dựng lập luận đã học ở THCS như: khái niệm về lập luận; cách xác định luận điểm; tìm luận cứ và sử dụng phương pháp lập luận.
B. phương tiện thực hiện
- S GK, SGV
- Thiết kế bài học .
C. tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
2. Giới thiệu bài mới
Phương pháp
Nội dung chính
GV: Gọi H/S đọc phần I SGK Tr 109.
GVH: Phần I trình bày nội dung gì Anh (chị) hãy trả lời câu hỏi ở mục a,b,c ?
GVH: Anh (chị) hãy cho biết luận điểm là gì ? làm thế nào để xác định luận điểm ?
GVH: Anh (chị) hãy trả lời câu hỏi a,b trong SGK Tr 110 ?
GVH: Thế nào là luận cứ ? mối quan hệ giữa luận điểm và luận cứ như thế nào ?
GVH: Anh (chị) hãy trả lời câu hỏi a, b trong mục 2 SGK Tr 110 ?Tập trung vào ví dụ ở mục 2 phần II ?
GVH: Anh (chị) hiểu như thế nào là luận chứng ?
GVH: Anh (chị) cho biết thế nào là phương pháp lập luận ?trả lời hai câu hỏi a, b trong SGK Tr 111 ?
GVH: Anh (chị) cho biết còn những phương pháp lập luận nào ?
GV: Hướng dẫn HS thực hành làm bài tập trong SGK Tr 111.
I. Khái niệm về lập luận trong bài văn nghị luận
HSĐ&TL:
Câu a: Đích của lập luận là thuyết phục đối phương từ bỏ ý định xâm lược, hiểu tình hình mà có sự lựa chọn đúng đắn.
Câu b: Để đạt được mục đích tác giả đã sử dụng:
+ lí lẽ 1: Người dùng binh…..
+ lí lẽ 2: Được thời có thế…..
+ lí lẽ 3: Mất thời không thế thì mạnh quay thành yếu…
Cuối cùng là kết luận: “ Nay các ông…”
Câu c: Lập luận là dựa vào sự thật đáng tin cậy, vào lí lẽ xác đáng để nêu lên ý kiến của mình về một vấn đề nhất định.
II. Cách xây dựng lập luận.
1. Xác định luận điểm
- Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của người viết xác định vấn đề (luận đề) được đặt ra.
=> Một bài văn có thể có nhiều luận điểm lớn hoặc nhỏ. Các luận điểm nhỏ liên kết với nhau, soi sáng cho nhau để thuyết minh cho luận điểm lớn trong bài.
HSTL&PB
+ Câu a: Văn bản bàn về thái độ tự trọng trong việc sử dụng tiếng mẹ đẻ (chữ ta). Theo tác giả thì chỉ khi nào thực cần thiết mới dùng tiếng nước ngoài. Việc đó sẽ đảm bảo quyền lợi được thông tin của người đọc.
+ Câu b: Văn bản có hai luận điểm là:
* Tiếng nước ngoài (tiếng anh) đang lấn lướt tiếng Việt trong các bảng hiệu quảng cáo ở nước ta.
* Một số trường hợp tiếng nước ngoài được đưa vào báo chí một cách không cần thiết, gây thiệt thòi cho người đọc.
2. Tìm luận cứ.
HSTL&PB
* Luận cứ: là các tài liệu dùng làm cơ sở thuyết minh cho luận điểm. Nó bao gồm các lí lẽ ( các nguyên lí, chân lí, ý kiến đã được công nhận) và dẫn chứng thực tế (của đời sống và văn học).
* Câu a: Ví dụ “Chữ ta” có 02 luận điểm, 06 luận cứ.
+ Luận điểm 1: “Khắp nơi đều có quảng cáo, nhưng…danh lam thắng cảnh”
Các luận cứ: + “Chữ nước ngoài…ở phía trên”
+ “ Đi đâu, nhìn đâu…chữ Triều Tiên”
+ “ Trong khi đó …lạc sang một nước khác.”
+ Luận điểm 2: “ Phải chăng…mà ta nên suy ngẫm”
Các luận cứ: + “Tôi không biết chữ…in rất đẹp”
+ “ Nhưng các tờ báo…bài cần đọc”
+ “ Trong khi đó…trang thông tin”
* Luận chứng.
=> Luận chứng là sự phối hợp, tổ chức các lí lẽ và dẫn chứng để thuyết minh cho luận điểm.
3. Lựa chọn phương pháp lập luận.
* Phương pháp lập luận: là cách thức lựa chọn, sắp xếp luận điểm, luận cứ sao cho lập luận được thuyết phục.
Câu a: + lập luận ở văn bản mẫu (mục I) là lập luận theo phương pháp diễn dịch và quan hệ nhân quả. Bắt đầu bằng câu mang ý nghĩa khái quát: “Người dùng binh giỏi…” để đi đến kết luận: “Nay các ông không rõ..”.
+ Lập luận ở văn bản mẫu ở mục II là lập luận theo phương pháp quy nạp và so sánh đối lập.
Câu b: Có thể kể ra ba phương pháp lập luận thường gặp trong văn bản nghị luận.
+ Phép loại suy: Dựa vào sự so sánh hai đối tượng, chúng ta có thể tìm ra những thuộc tính giống nhau nào đó, từ đó có thể suy ra chúng có cùng một thuộc tính giống nhau khác.
VD: + Gà là gia cầm, có lông vũ, đẻ trứng…
+ Ngan là gia cầm, có lông vũ, đẻ trứng, có thể bay ngắn trên mặt đất…
=> Gà cũng có thể bay ngăn trên mặt đất.
+ Phép phản đề: Là phương pháp xuất phát từ một kết luận có sẵn (sai hoặc đúng) để suy ra một kết luận khác (sai hoặc đúng). Kết luận chung có thể đúng, cũng có thể sai.
VD: Tiền đề 1: Cây nào cũng ra hoa để kết trái. Kết luận: kể cả hoa đào trong ngày tết (sai).
Tiền đề 2: Không phải cây nào cũng ra hoa để kết trái. Kết luận: Tất cả các cây đào đều như vậy (sai).
+ Nguỵ biện: Là phương pháp xuất phát từ một thực tế hiển nhiên nào đó để suy ra những kết luận chủ quan nhằm bác bỏ ý kiến của đối phương. Kết luận chung có thể đúng khi chỉ dừng lại ở bề mặt hiện tượng, sai khi xem xét một cách toàn diện và bản chất.
VD 1: Tiền đề: Một hạt cát chưa phải là sa mạc, nhiều hạt cát chưa phải là sa mạc, vô cùng nhiều hạt cát cũng chưa phải là sa mạc. Kết luận: Trên hành tinh này không hề có sa mạc.
III. Luyện tập
HS: Đọc phần ghi nhớ SGK Tr 111
HSĐB&LBT:
File đính kèm:
- Ngu Van 10 Tuan 29.doc