Giáo án ngữ văn 8 Tuần 31 tiết 121: chương trình địa phương (phần văn)

I. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh:

1. Vận dụng các kiến thức về các chủ để văn bản nhật dụng ở lớp 8 để tìm hiểu những vấn đề tương ứng ở địa phương.

2. Bước đầu biết bày tỏ ý kiến, cảm nghĩ của mình về những vấn đề đó bằng một văn bản ngắn.

II. Các bước lên lớp :

1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

 * Giới thiệu bài : Tìm hiểu nền văn học địa phương Khánh Hòa là một cách giúp chúng ta hiểu thêm về quê hương mình, thêm lòng tự hào và góp phần bồi dưỡng tâm hồn mỗi con ngườiBài học.

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1742 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 8 Tuần 31 tiết 121: chương trình địa phương (phần văn), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : Ngày dạy: TUẦN 31 Tiết 121: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (Phần văn) I. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh: Vận dụng các kiến thức về các chủ để văn bản nhật dụng ở lớp 8 để tìm hiểu những vấn đề tương ứng ở địa phương. Bước đầu biết bày tỏ ý kiến, cảm nghĩ của mình về những vấn đề đó bằng một văn bản ngắn. II. Các bước lên lớp : Ổn định: Kiểm tra bài cũ: Bài mới: * Giới thiệu bài : Tìm hiểu nền văn học địa phương Khánh Hòa là một cách giúp chúng ta hiểu thêm về quê hương mình, thêm lòng tự hào và góp phần bồi dưỡng tâm hồn mỗi con ngườiàBài học. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học Ghi bảng *Hoạt động 1 : GV nhắc lại HS chuẩn bị nội dung ở nhà theo phân công: -văn bản nhật dụng ở lớp 8 đề cập những vấn đề gì ? -Tìm hiểu một số khía cạnh của một trong những vấn đề trên ở quê hương em hoặc nơi em đang sinh sống. Ví dụ: +Tình hình môi trường bị ô nhiễm. +Tệ nạn xã hội. +Kinh tế : Du lịch. +Giới thiệu danh lam thắng cảnh. +Giới thiệu đặc sản quê hương: món ăn, đặc sản nổi tiếng. +Giới thiệu một nét văn hóa truyền thống ở địa phương… -Trình bày những điều đã tìm hiểu được bằng một văn bản dài không quá 1 trang, có thể dùng bất cứ kiểu văn bản nào và bất cứ phương thức biểu đạt nào. *Hoạt động 2 : -GV gọi các nhóm HS trình bày kết quả thực hiện ơ ûnhà. -Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -GV bổ sung thêm. *Hoạt động 3 : Tiến trình thực hiện: -Nhóm trưởng(Đại diện nhóm) trình bày về tình hình các bài viết của tổ mình. -Chỉ định đọc trước lớp 3-5 bài tiêu biểu. -HS trao đổi ý kiến về những bài viết ấy. -Sưu tầm một số bài viết có liên quan đến vấn đề trên … ở địa phương mà em thấy hay Hoạt động 4: Chơi trò chơi ô chữ, tìm hiểu về những vấn đề của địa phương theo các đề tài đã nêu. -Các nhóm thực hiện theo phân công. Hoạt động 5: -GV tổng kết, rút ra những kinh nghiệm tốt từ tiết học, tuyển lựa những bài hay để tập hợp thành một tập san về chương trình văn học địa phương của lớp. A. Nội dung chuẩn bị: Các vấn đề của địa phương: +Tình hình môi trường bị ô nhiễm. +Tệ nạn xã hội. +Kinh tế : Du lịch NhaTrang-Khánh Hòa. +Giới thiệu danh lam thắng cảnh. +Giới thiệu đặc sản quê hương: món ăn, đặc sản nổi tiếng. +Giới thiệu một nét văn hóa truyền thống ở địa phương… B. Tiến trình thực hiện: 1. Nhóm trưởng(Đại diện nhóm) trình bày về tình hình các bài viết của tổ mình. 2. Các nhóm cử đại diện đọc trước lớp 3-5 bài tiêu biểu. 3. HS trao đổi ý kiến về những bài viết ấy. 4. Giới thiệu thêm một số bài viết có liên quan đến vấn đề trên … ở địa phương mà em thấy hay . Củng cố (luyện tập): Tổng kết, rút kinh nghiệm. Dặn dò: Đọc, sưu tầm thêm một số bài viết khác Ôn tập học kỳ II ; chuẩn bị bài viết số 7. ***** Rút kinh nghiệm: ........................................................................................................................... ............................................................................................................................ .......................................................................................................................... Ngày soạn : Ngày dạy : Tiết 122: CHỮA LỖI DIỄN ĐẠT (Lỗi logic) I. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh: Giúp học sinh nhận ra lỗi và biết cách chữa lỗi trong những câu được SGK dẫn ra ; qua đó trau dồi khả năng lựa chọn cách diễn đạt đúng trong những trường hợp tương tự khi nói và viết. II. Các bước lên lớp : Ổn định: Kiểm tra bài cũ: Đọc một vài câu thơ, ca dao ca ngợi về cảnh vật, sản vật địa phương mà em biết. Bài mới: * Giới thiệu bài : Trong khi viết văn, ta thường mắc nhiều lỗi khiến bài văn trở nên sai, không hấp dẫn người đọc. Một trong những lỗi thường gặp là lỗi về diễn đạt àBài học hôm nay Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học Ghi bảng Hoạt động 1: Phát hiện và chữa lỗi trong những câu cho sẵn. Câu a: Khi viết một câu có kiểu kết hợp “A và B khác”thì A và B phải cùng loại, trong đó, B là từ ngữ có nghĩa rộng, A là từ ngữ có nghĩa hẹp. àTrong này, A(Quần áo, giày dép), B(Đồ dùng học tập)Thuộc 2 loại khác nhau, B không phải là tư øngữ có nghĩa rộng hơn A. Câu b: Khi viết một kiểu câu có kết hợp “A nói chung và B nói riêng” thì A phải là từ ngữ có nghĩa rộng hơn tư øngữ B. Dựa vào cách phân tích lỗi và chữa lỗi trong câu ầSửa b. Câu c: Khi viết một câu có kiểu kết hợp A, B và C(các yếu tố có mối quan hệ đẳng lập vớinhau)Thì A, B, C phải là những từngữ thuộc cùng một trường từ vựng, biểu thị những khái niệm thuộc cùngmột phạm trù. àLH, BĐC và NTTố không cùng một trường từ vựng. LH và BĐC là tên tác phẩm, NTTố là tên tác giả àCâu sai. Câu d: Trong câu hỏi lựa chọn A hay B, VD: Anh đi Hà Nội hay Hải Phòng ? thì A và B không bao giờ là những từ ngữ có quan hệ nghĩa rộng-nghĩa hẹp với nhau, nghĩa là A không bao hàm B và B cũng không bao hàm A. àTrong câu d, A(Trí thức)là từ ngữ có nghĩa rộng hơn (bao hàm)B (Bác sĩ), vì vậy câu này đã vi phạm một nguyên tắc quan trọng đối với câu hỏi lựa chọn. àSửa. Câu e: Khi viết một câu có kiểu kết hợp Không chỉ A mà còn B thì tương tự như trong câu d, A và B không bao giờ là những từ ngữ có quan hệ nghĩa rộng-hẹp với nhau, nghĩa là A không bao hàm B và B cũng không bao hàm A. àA(Hay về nghệ thuật)bao hàm B(Sắc sảo về ngôn từ)Trong giá trị nghệ thuật của một tác phẩm văn học có giá trị ngôn từ, vì vậy câu này sai. Câu g: trong câu này người viết có ý đối lập đặc trưng của 2 người được mô tả, . Khi đó các dấu hiệu đặc trưng phải được biểu thị bằng những từ ngữ thuộc cùng một trường từ vựng, đối lập nhau trong phạm vi một phạm trù. Cao gầy không thể đối lập với đặc trưng mặc áo ca-rô. Một người vừa có thể đặc trưng hình dáng là cao gầy, vừa có đặc trưng trang phục là mặc áo ca-rô . Câu h: trong câu này, nên là một quan hệ từ nối các vế có mối quan hệ nhân-quả. Giữa chị Dậu rất cần cù chịu khó và chị rất mực yêu thương chồng con, không có mối quan hệ đó. Câu i: Hai vế không phát huy…người xưa và người phụ nữ …nặng nề đó không thể nối với nhau bằng nếu …thì được. Câu k: tham khảo (d) và (e). Quan hệ giữa các vế nối với nhau bằng vừa …vừa cũng có tính chất giống như quan hệ giữa các vế nối với nhau bằng hay, không chỉ …mà còn Hoạt động 2: Phát hiện và chữa lỗi trong lời nói, bài viết của bản thân hoặc của người khác. àHọc sinh tìm những lỗi diễn đạt (Lỗi về logic)trong bài TLVăn của mình hoặc của các bạn cùng lớp, trong lời nói hằng ngày hoặc trên các phương tiện truyền thông đại chúng. I. Phát hiện và chữa lỗi trong những câu cho sẵn. **Sửa lại: àCâu a: Chúng em …quần áo, giày dép và nhiều đồ dùng sinh hoạt khác. àCâu b: Trong thanh niên … sinh viên nói riêng … àCâu c: Lão Hạc, Bước đường cùng, Tắt đèn… trước CM tháng Tám 1945. àCâu d: Em muốn … một người trí thức hay một thủy thủ ? àCâu e: Bài thơ không chỉ …nghệ thuật …sắc sảo về nội dung. àCâu g: Trên …hai người. Một người …cao gầy, còn … lùn và mập. àCâu h: Chị Dậu rất cần cù, chịu khó và chị rất mực yêu thương chồng con. àCâu i: Nếu không …ngày nay không thể hoàn thành được những …nặng nề đó. àCâu k: Hút thuốc lá vừa …vừa tốn kém về tiền bạc. II. Phát hiện và chữa lỗi trong lời nói, bài viết của bản thân hoặc của người khác. Củng cố (luyện tập): Làm bài tập . Dặn dò: Học và Soạn bài ôn tập. Ngày soạn : Ngày dạy : Tiết 123 & 124: BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ 7 I. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh: Vận dụng kỹ năng đưa các yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả vào việc viết bài văn chứng minh(Hoặc giải thích)một vấn đề XH hoặc văn học. Tự đánh giá chính xác hơn trình độ tập làm văn của bản thân, từ đó, rút ra những kinh nghiệm cần thiết để các bài làm văn sau đạt kết quả tốt hơn. II. Các bước lên lớp : Ổn định: Kiểm tra bài cũ: Bài mới: A. Đềø bài: Văn học và tình thương. B. Yêu cầu và biểu điểm : B. 1. Yêu cầu chung: -Hs viết một bài nghị luận theo yêu cầu của đề bài . -Nội dung có thể theo gợi ý. -Biết lựa chọn và trình bày các LĐ nối tiếp nhau trong một bài văn hoàn chỉnh, chủ yếu là cách lập luận bằng kiểu bài chứng minh và giải thích. -Sử dụng đúng các phương pháp nghị luận, biết kết hợp yếu tố miêu tả, tự sự trong bài văn tuy nhiên không lạc sang bài văn biểu cảm thuần túy . -Làm bài đầy đủ ba phần, mạch lạc, chặt chẽ, thứ tự, chuẩn xác và dễ hiểu, không dài quá, khoảng 800 chữ . -Diễn đạt rõ ràng, dùng từ đúng, dễ hiểu, không sai lỗi chính tả ; lập luận chặt chẽ, thuyết phục, có các LĐ, luận cứ phù hợp, chính xác. B. 2: Yêu cầu cụ thể: *Làm rõ các luận điểm sau: -Vì sao văn học ca ngợi những tấm lòng nhân ái, những con người thương người như thể tương thân ? àchức năng của văn học là hướng về cái chân –thiện – mỹ ; giáo dục con người có nhận thức, tình cảm đúng đắn àVăn học phản ánh hiện thực xã hội một cách chân thực, rõ nét. -Những dẫn chứng (Luận cứ )nào cho thấy văn học thể hiện tình cảm nhân ái, những con người có tấm lòng nhân đao ? (Đưa và phân tích dẫn chứng trong các tác phẩm văn học như : Ca dao, tục ngữ, Ông đồ, Lão Hạc, Tắt đèn …)àTấm lòng nhân đạo của nhà văn . -Những dẫn chứng (Luận cứ )nào cho thấy văn học phê phán những kẻ thờ ơ, những thái độ, lối sống hay tính cách độc ác tàn bạo ? (Đưa và phân tích dẫn chứng trong các tác phẩm văn học như: Tắt đèn, Sống chết mặc bay, Thuế máu, …)àSự phê phán cái ác cái xấu để phản ánh, tố cáo hiện thực, từ đó vạch ra con đường, lối sống đạo đức cho con người . -Kết luận: Văn học phản ánh cuộc sống, giúp con người sống tốt đẹp và hoàn thiện nhân cách hơn. B. 3: Biểu điểm : *Điểm 9+10: -Bài làm hòan chỉnh, bảo đảm các nội dung theo yêu cầu . -Diễn đạt rõ ràng, dùng từ đúng, không sai lỗi chính tả, viết sạch sẽ. -Nghị luận đúng phương pháp, có các luận cứ thuyết phục, lập luận chặt chẽ, giọng điệu thu hút, hấp dẫn . *Điểm 7+8: -Giải thích và chứngminh đúng đối tượng, đảm bảo nội dung theo yêu cầu . -Diễn đạt rõ ràng, còn mội vài lỗi về chính tả, dùng từ nhưng không đáng kể. -Lập luận rõ ràng, chặt chẽ, có luận điểm, luận cứ rõ ràng. *Điểm 5+6: -Nghị luận nhưng chưa thật đầy đủ hoặc các luận điểm, luận cứ còn sơ lược . -Có sai lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt ở mức trung bình . *Điểm 3+4: -Giải thích hoặc chứng minh sơ sài, bài làm thiếu nhiều ý . -Diễn đạt yếu, sai nhiều lỗi chính tả, lỗi dùng từ . *Điểm 1+2: -Bài làm không đúng yêu cầu . Củng cố (luyện tập): Dặn dò: Soạn bài Tổng kết phần văn và Ôn tập Tiếng Việt

File đính kèm:

  • doc8-31.DOC