Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 6 (Bản đẹp)

I) Xác định mục tiêu bài học

1.Kiến thức :HS nhận biết sán lông còn sống tự do và mang đầy đủ các đặc điểm của ngành giun dẹp.

2.Kĩ năng:Hiểuđược cấu tạo của sán lá gan đại diện cho giun dẹp nhưng thích nghi với sống kí sinh.

3.Thái độ:Giải thích được vòng đời của sán lá gan qua nhiều giai đoạn ấu trùng, kèm theo thay đổi vật chủ thích nghi đời sống kí sinh.

II.Xác định phương pháp: quan sát tranh mẫu và làm việc với SGk

III) Chuẩn bị

1) Giáo viên:

ã Tranh vẽ sán lông sán lá gan

ã Mô hình tiêu bản sán lông sán lá gan

ã Tranh vẽ sơ đồ phát triển của sán lá gan

ã Một số loại ốc nhỏ là vật chủ trung gian của sán lá gan.

2) Học sinh

III) Hoạt động dạy học

1) Ổn định lớp (1 phút)

2) Kiểm tra bài cũ: Nêu đặc điểm chung và vai trò của ruột khoang

 

doc7 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 18/07/2022 | Lượt xem: 266 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 6 (Bản đẹp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6 Ngày soạn: 28/ 10/2009 Ngày dạy: 29 / 10 /2009 Tiết11: sán lá gan I) Xác định mục tiêu bài học 1.Kiến thức :HS nhận biết sán lông còn sống tự do và mang đầy đủ các đặc điểm của ngành giun dẹp. 2.Kĩ năng:Hiểuđược cấu tạo của sán lá gan đại diện cho giun dẹp nhưng thích nghi với sống kí sinh. 3.Thái độ:Giải thích được vòng đời của sán lá gan qua nhiều giai đoạn ấu trùng, kèm theo thay đổi vật chủ thích nghi đời sống kí sinh. II.Xác định phương pháp: quan sát tranh mẫu và làm việc với SGk III) Chuẩn bị 1) Giáo viên: Tranh vẽ sán lông sán lá gan Mô hình tiêu bản sán lông sán lá gan Tranh vẽ sơ đồ phát triển của sán lá gan Một số loại ốc nhỏ là vật chủ trung gian của sán lá gan. 2) Học sinh III) Hoạt động dạy học 1) ổn định lớp (1 phút) 2) Kiểm tra bài cũ: Nêu đặc điểm chung và vai trò của ruột khoang 3) Bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung * Hoạt động 1: Tìm hiểu về sán lông và sán là gan - GV yêu cầu quan sát hình trong SGK tr.40, 41. - Đọc các thông tin SGK thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập - GV kẻ phiếu học tập lên bảng để HS chữa bài. - GV ghi ý kiến bổ sung lên bảng để HS tiếp tục nhận xét. - GV cho HS theo dõi phiếu kiến thức chuẩn. - GV yêu cầu HS nhắc lại + Sán lông thích nghi với đời sống bơi lội trong nước như thế nào? + Sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh trong gan mật như thế nào? - GV yêu cầu HS tự rút ra kết luận. - Cá nhân tự quan sát tranh và hình SGK kết hợp với thông tin về cấu tạo, dinh dưỡng, sinh sản - Trao đổi nhóm thóng nhất ý kiến hoàn thành phiéu học tập - Yêu cầu nêu được : + Cấu tạo của cơ quan tiêu hóa + Cách di chuyển ý nghĩa thích nghi + Cách sinh sản. - Đại diện các nhóm ghi kết quả vào phiếu học tập, nhóm khác theo dõi nhận xét bổ sung. - HS tự sửa chữa nếu cần. - Một vài HS nhắc lại kiến thức của bài. - HS tự rút ra kết luận 1) Sán lông và sán lá gan. - Phiếu học tập * Hoạt động 2; Tìm hiểu vòng đời của sán lá gan. - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, quan sát H11.2 tr.42, thảo luận nhóm, hoàn thành bài tập: Vòng đời của sán lá gan ảnh hưởng như thế nào nếu trong thiên nhiên xảy ra tình huống sau: + Trứng sán không gặp nước, - GV đặt câu hỏi: + Viết sơ đồ biểu diễn vòng đời của sán lá gan? + Sán lá gan thích nghi với sự phát tán nòi giống như thế nào? + Muốn tiêu diệt sán lá gan ta phảI làm thế nào? - GV gọi 1,2 HS lên bảng chỉ trên tranh trình bày vòng đời của sán lá gan. - Cá nhân đọc thông tin quan sát hình11.2 SGK tr.42 ghi nhớ kiến thức , thảo luận thống nhất ý kiến hoàn thành bài tập. - HS nêu được: + Không nở được thành ấu trùng. - HS dựa vào H11.2 trog SGK viết theo chiều mũi tên chú ý các giai đoạn ấu trùng và kén. - Đại diện nhóm trình bày đáp án nhóm khác nhận xét bổ sung. 2) Vòng đời của san lá gan. - Trâu bò → trứng→ ấu trùng→ốc→ấu trùng có đuôi→môi trường nước →kết kén →bám vào cây rau bèo. 4) Kiểm tra- Đánh giá GV cho HS làm bài tập 1,2 SGK 5) Dặn dò Học bào trả lời câu hỏi SGK . Tìm hiểu các bệnh do sán gây lên ở người và động vật. Đọc mục em có biết. Kẻ bảng tr.45 vào vở bài tập. Tuần 6 Ngày soạn: 28/ 9/2009 Ngày dạy: 30 / 9 /2009 Tiết 12: Một số giun dẹp khác và đặc điểm chung của ngành giun dẹp I) Xác định mục tiêu bài học: 1.kiến thức:Nắm được hình dạng vòng đời của 1 số giun dẹp kí sinh. HS thông qua các đại diện của ngành giun dẹp nêu được những đặc điểm chung của ngành giun dẹp. 2.Kĩ năng:rèn kĩ năng quan sát phân tích so sánh. Kĩ năng hoạt động nhóm. 3Giáo dục :ý thức vệ sinh cơ thể, và môi trường. II.Xác định phương pháp Vấn đáp kết hợp quan sát và làm việc với SGK III) Chuẩn bị 1) Giáo viên Tranh giun dẹp kí sinh. 2) Học sinh Kẻ bảng 1 vào vở bài tập. 3) Phương pháp Vấn đáp kết hợp quan sát và làm việc với SGK. III) Hoạt động dạy học 1) ổn định lớp (1 phút) 2) Kiểm tra bài cũ: 3) Bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung * Hoạt động 1: Tìm hiểu một số giun dẹp khác. - GV yêu cầu HS đọc SGK và quan sát H12.1- 3 SGK thảp luận nhóm trả lời câu hỏi: + Kể tên 1 số giun dep kí sinh? + Giun dẹp thường kýí sinh ở bộ phận nàotrong cơ thể người và đông vật? Vì sao? + Để đề phòng giun dẹp sống kí sinh cần phảI ăn uống giữ vệ sinh như thế nào cho người và gia súc? - GV cho các nhóm phát biểu ý kiến chữa bài. - GV cho HS đọc mục em có biết cuối bài trả lời câu hỏi: + Sán kí sinh gây tác hại như thế nào? + Em sẽ làm gì để giúp mọi người tránh nhiễm giun sán? - GV cho HS tự rút ra kết luận . - GV giới thiệu thêm 1 sô sán kí sinh - HS tự quan sát tranh ghi nhớ kiên thức . - Thảo luận nhóm thống nhất ý kiến trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trình bày đáp án nhóm khác nhận xét bổ sung ý kiến. - HS đọc mục em có biết, yêu cầu nêu được: + Sán kí sinh lấy chất dinh dưỡng, của vật chủ làm cho vật chủ gầy yếu. + Tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm. 1) Một số giun dẹp. - Một số kí sinh: + Sán lá máu trong máu người. + Sán bã trầu ở ruột lợn + Sán dây ở ruột người và cơ trâu, bò, lợn. * Hoạt động 2: Đặc điểm chung. - GV yêu cầu nghiên cứu SGK thảo luận hoàn thành bảng 1 tr.45. - GV kẻ sẵn bảng 1 để HS chữa bài. -GV gọi HS chữa bài bằng cách tự điền thông tin vào bảng 1 . -GV ghi phần bổ sung để các nhóm khác tiếp tục theo dõi góp ý hay đồng ý. - GV cho HS xem bảng chuẩn kiến thức - GV yêu cầu các nhóm xem lại bảng 1 thảo luận tìm đặc điểm chung của ngành giun dẹp. - GV yêu cầu HS tự rút ra kết luận . - Cá nhân đọc thông tin SGK tr.45 nhớ lại kiến thức ở bài trước thảo luận nhóm hoàm thành bảng 1. - Cần chú ý lối sống có liên quan đến 1 số đặc điểm cấu tạo. - Đại diện các nhóm lên bảng ghi kết quả của nhóm. Nhóm khác theo dõi bổ sung. - HS tự sửa nếu cần. - HS thảo luận nhóm yêu cầu nêu được: + Đặc điểm cơ thể . + Đặc điểm 1 số cơ quan. + Cấu tạo cơ thể liên quan đén lối sống - Đại diện nhóm trình bày nhóm khác bổ sung. 2) Đặc điểm chung. - Đặc điểm chung của ngành giun dẹp. + Cơ thể dẹp có đối xứng 2 bên. + Ruột phân nhánh chưa có hậu môn. + Phân biệt đầu đuôI lưng bụng. 4) Liểm tra- Đánh giá GV cho HS làm bài tập. Hãy chọn những câu trả lời đúng: *Ngành giun dẹp có những đặc điểm sau: cơ thể có dạng túi. Cơ thể dẹt có đối xứng 2 bên. Ruột hình túi chưa có lỗ hậu môn. Ruột phân nhánh chưa có lỗ hậu môn. Cơ thể chỉ có 1 phần đầu và đế bám. Một số kí sinh có giác bám . Cơ thể phân biết đầu đuôI lưng bụng. Trứng phát triển thành cơ thể mới. Vòng đời qua giai đoạn ấu trùng. 5) Dặn dò học bài trả lời câu hỏi SGK . Tìm hiểu thêm về sán kí sinh. Tìm hiểu về giun đũa. Chữ kí BGH Ngày 28 tháng 9 năm 2009

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_7_tuan_6_ban_dep.doc